Vụ cư dân FLC Complex bị cắt nước sinh hoạt: Chủ đầu tư vẫn im lặng
Đời sống - 18/12/2019 12:26 Ý YÊN
Quang cảnh cuộc họp làm rõ các sai phạm của chủ đầu tư do cộng đồng cư dân FLC Conplex tổ chức tối 17/12. |
Theo ghi nhận của phóng viên Cuộc sống an toàn, tối 17/12, cộng đồng cư dân chung cư FLC Complex 36 Phạm Hùng đã tổ chức cuộc họp bàn về các vấn đề sai phạm của chủ đầu tư - Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý tòa nhà Ion Complex và đơn vị được ủy quyền quản lý tòa nhà FLC Complex - Công Ty TNHH một thành viên FLC Land.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nhiều căn hộ của FLC Complex bị ban quản lý tòa nhà cắt nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống các hộ gia đình. Anh Nghĩa, đại diện cư dân cho biết: "Đến thời điểm này chủ đầu tư vẫn thông qua ban quản lý áp dụng việc cưỡng chế cắt nước với cư dân, nuốt lời hứa, không chịu đối thoại với cư dân".
Trước đó, để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc nhiều căn hộ chung cư FLC Complex bị cắt nước sinh hoạt, nhóm Phóng viên Cuộc sống an toàn đã liên hệ, đặt lịch làm việc với bà Hồ Thị Hiền, người đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý tòa nhà Ion Complex (thuộc Công ty Cổ phần tập toàn FLC). Bà Hiền xác nhận, giao cho Ban Truyền thông & Marketing tiếp nhận các câu hỏi của phóng viên.
Ngày 11/12, theo yêu cầu của đại diện Ban Truyền thông & Marketing, chúng tôi gửi một số câu hỏi qua email, nội dung như sau:
1. Tại sao Ban quản lý tòa nhà cắt nước sinh hoạt của cư dân, trong khi họ vẫn thanh toán đầy đủ hóa đơn tiền nước?
2. Trong video clip ghi lại cuộc họp giữa cư dân chung cư FLC Complex và đại diện Chủ đầu tư vào 3/1/2019, bà Hồ Thị Hiền cam kết không thực hiện việc cắt nước sinh hoạt của cư dân cho đến khi phí dịch vụ được thống nhất. Vậy tại sao vẫn để tình trạng này diễn ra trong khi mức phí dịch vụ của tòa nhà chưa được cư dân chấp nhận?
3. Chủ đầu tư có bàn giao các hạng mục và dịch vụ theo đúng hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng hay không?
Nội dung câu hỏi được gửi tới địa chỉ email của người tiếp nhận là ông Tiệp - Ban truyền thông & Marketing; bà Hồ Thị Hiền - đại diện chủ đầu tư; bà Đỗ Lan Anh - Trưởng ban Ban Truyền thông & Marketing. Tuy nhiên hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bát Giới bị bắt rồi! |
Bộ Y tế gửi khuyến cáo đến người dân trước tình trạng ô nhiễm không khí tệ hại |
Bị cắt nước sinh hoạt cư dân chung cư FLC Complex Phạm Hùng gửi đơn cầu cứu khẩn cấp |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.