Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19
Người lao động - 07/06/2021 20:00 Xuân Hậu
Gia đình Hà trong căn phòng trọ tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. |
Nhịn bữa sáng để con no bụng
Chúng tôi theo chân ông Huỳnh Văn Dũng (Tổ trưởng Tổ công nhân tự quản số 1, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng) đến thăm căn trọ của vợ chồng chị Lê Thị Hà khi trời đã nhá nhem tối.
Dọc đường đi, ông Dũng cảm thán: “Thương hai đứa nó (vợ chồng chị Hà - PV) lắm, nhịn cả ăn sáng để dành tiền mua sữa cho con. Nhiều khi chú la, bảo tụi nó phải ăn uống để có sức mà làm, hai đứa cứ cười”.
Chị Hà nở nụ cười, dẫn chúng tôi đi sâu trong con hẻm nhỏ để vào phòng trọ của gia đình. Chồng chị, anh Lê Quang Triều (SN 1992, quê Đắk Lắk) vội trải tấm chiếu, chuẩn bị nước để "đón khách".
“Người ta nói vợ chồng cùng tuổi "nằm duỗi mà ăn”, hai vợ chồng tôi thì chật vật quá”, chị Hà nói.
Cả hai vợ chồng chị Hà đều là những người lao động ở nơi xa đến Đà Nẵng lập nghiệp. |
Vợ chồng chị Hà mỗi người một quê, nhưng họ đều chọn Đà Nẵng là nơi lập nghiệp. Tại đây, chị Hà xin vào làm công nhân Công ty TNHH MTV YURI ABC Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu), còn anhTriều làm thợ sơn.
Duyên số đưa đẩy, họ kết hôn và quyết tâm bám trụ tại thành phố ven sông Hàn. Cuộc sống dù nhiều khó khăn nhưng do chi tiêu dè sẻn, vợ chồng chị vẫn đủ ăn và dành dụm gửi về cho bố mẹ ở quê.
Khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 5/2020, công việc của hai vợ chồng bị ảnh hưởng cũng là lúc gia đình đón thêm thành viên mới, nỗi lo lại nhân lên bội phần. Thời điểm đó, chị Hà vừa sinh con, công ty lại luân phiên cho công nhân nghỉ việc. Đến lúc đi làm trở lại thì không có giờ tăng ca. Bởi vậy, thu nhập của chị giảm một nửa. Nữ công nhân quê Quảng Bình tự dặn lòng cố gắng.
“Tôi có con nhỏ nên công ty phân cho đi làm một tuần rồi nghỉ một tuần, đi làm thì chỉ làm giờ hành chính. Thu nhập của tôi vốn chỉ đủ chi tiêu, nay còn lại không được bao nhiêu. Nhưng tôi cũng tự động viên, còn công việc đã là may mắn rồi”, chị Hà tâm sự.
Công việc của anh Triều cũng chẳng khá khẩm hơn. Trong khi đó, chi phí cố định hằng tháng hơn 5 triệu đồng gồm tiền nhà, tiền điện nước, sinh hoạt và bỉm, sữa cho con.
Vợ chồng anh chị bàn nhau hạn chế chi tiêu các khoản không cần thiết, dành tiền lo cho con. Một chiếc áo mới hay một bữa ăn sáng bên ngoài cũng trở nên xa xỉ với hai vợ chồng trẻ.
“Có con rồi thì biết bao nhiêu chi phí. Chúng tôi cũng không muốn vậy, nhưng biết sao được!”, chị Hà chia sẻ.
Những người lao động khác cùng dãy trọ đều rất quý mến tính chịu thương chịu khó của hai vợ chồng Hà. |
Cuộc sống khó khăn, chữ “hiếu” chẳng tròn
Trong muôn vàn nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thời Covid, vợ chồng chị Hà vẫn thường nhắc về đấng sinh thành ở quê nhà. Chị Hà tâm sự, bố mẹ chị tuy còn trẻ nhưng lại hay đau ốm, bố mẹ chồng thì tuổi đã cao. Những năm trước, hai vợ chồng dù không dư dả nhưng vẫn gửi tiền về quê biếu bố mẹ. Bây giờ, dịch bệnh khó khăn, cả hai vợ chồng chẳng thể giúp được gì.
“Giờ làm mẹ rồi, mình mới hiểu được nỗi lòng của bố mẹ ở quê, nhiều khi cũng muốn gửi một ít quà về cho bố mẹ nhưng cuộc sống thuê trọ, chật vật với dịch bệnh, hai vợ chồng còn khó khăn quá”, chị Hà rưng rưng.
Dịch bệnh khiến công việc của chị Hà bị ảnh hưởng. |
Thấy vợ buồn, anh Triều đưa tay vỗ vai an ủi. Những lời tâm sự của vợ khiến anh lặng người một hồi lâu.
“Tết vừa rồi về cũng chẳng mua biếu ông bà được gì, bản thân tôi cũng thấy chua xót lắm. Bố mẹ thì lúc nào cũng hiểu, cũng thương hai đứa lập nghiệp ở nơi đất khách nên chẳng bao giờ trách nửa lời. Nhưng tôi thấy cuộc sống khó khăn quá, muốn làm tròn chữ “hiếu” cũng không được”, anh Triều tâm sự.
Hằng ngày, hai vợ chồng anh lại tranh thủ gọi điện về cho bố mẹ hai bên để hỏi thăm sức khỏe. Nhận được những lời động viên từ bố mẹ, anh chị lại có thêm động lực để tiếp tục cố gắng.
Cả hai động viên nhau cùng cố gắng vì con nhỏ. |
Nhắc về dự định tương lai, vợ chồng chị Hà chỉ nhìn nhau cười. Mong muốn lớn nhất của họ là dịch bệnh sớm qua để kinh tế phục hồi, thu nhập tăng thêm.
“Khó khăn nhưng vợ chồng tôi sẽ cố gắng lo cho con. Mong sao con khỏe mạnh, nó là động lực để chúng tôi cố gắng mỗi ngày”, chị Hà tâm sự.
Nam công nhân tử vong ở Bắc Giang không do tiêm vắc xin Covid-19 Các chuyên gia y tế khẳng định, nam công nhân tử vong là lao động của Công ty TNHH Luxshare ICT Bắc Giang không liên ... |
Chuyển 2.800 công nhân ra khỏi ổ dịch ở Bắc Giang Ngay trong chiều 5/6, tỉnh Bắc Giang đưa thêm 2.800 công nhân ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu đi cách ly tập trung trên ... |
Những hình ảnh đầu tiên về buồng xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Giang Tối ngày 5/6, những buồng xét nghiệm COVID-19 đầu tiên đã được lắp đặt tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?