Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Đời sống - TRẦN LƯU

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – dù đang thất nghiệp. Từ đây đã dẫn đến một nghịch lý là tình trạng số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động…

Lao động thất nghiệp chỉ muốn làm thời vụ

Dù tìm được công việc phù hợp tại các doanh nghiệp nhưng mấy tháng qua, chị Võ Thị Ngọc Điệp (SN 1980, quận 6, TP. HCM) vẫn chọn cách đi phụ việc cho một quán ăn vào mỗi tối.

Từng 20 năm làm công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP. HCM), nhưng tháng 6/2023 chị mất việc do doanh nghiệp cắt giảm lao động.

Hiện, chị Điệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khoảng 6 triệu đồng/tháng, thời gian hưởng 12 tháng.

“Sau khi mất việc, tui có tham gia một số phiên giao dịch việc làm. Công việc phù hợp với mình vẫn có, thậm chí là không ít. Nhưng bây giờ nếu đi làm trở lại tui phải thử việc với mức lương chưa tới 5 triệu đồng/tháng. Do đó, tui quyết định xin phụ việc tại một quán ăn với thu nhập 200.000đ/ngày, tương đương 6 triệu đồng/tháng. Cộng với tiền trợ cấp thất nghiệp, tính ra tui được 12 triệu đồng/tháng, còn cao hơn cả mức thu nhập trước đây ở công ty”, chị Điệp cho biết.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?
Chị Điệp chia sẻ về nguyên nhân từ chối cơ hội việc làm mới. Ảnh: P.V

Chị Trần Thị Hà (39 tuổi, quê Nghệ An) nghỉ việc hồi tháng 7 vừa qua sau 13 năm làm việc tại một công ty ở Khu công nghiệp Tây Bắc (Củ Chi, TP. HCM). Nữ công nhân được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy vậy, chị vẫn đi làm tại một xưởng may gần nhà. Để duy trì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị thỏa thuận với chủ xưởng là không ký hợp đồng lao động, và cũng không tham gia bảo hiểm xã hội.

“Tôi vừa được nhận trợ cấp thất nghiệp hơn 4 triệu đồng mỗi tháng, lại vừa có lương nên thu nhập ổn định. Nếu ký hợp đồng lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa", chị Hà nói.

Ghi nhận của PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, sau làn sóng cắt giảm lao động, không ít người đợi nhận hết trợ cấp thất nghiệp mới đi tìm công việc mới; hoặc chỉ tìm những công việc phổ thông, thời vụ để không phải ký kết hợp đồng lao động.

Công ty TNHH Lạc Tỷ chuyên sản xuất giày xuất khẩu, ở quận Bình Tân, TP. HCM, vừa qua tuyển được 3 lao động. Tuy nhiên, sau khi hết thời gian thử việc, cả 3 người này đều từ chối ký hợp đồng lao động.

“Điều đó khiến chúng tôi rất bất ngờ, vì những lao động này đều có tay nghề cao và có thâm niên. Khi chúng tôi hỏi thì công nhân trả lời là do ban đầu đọc thông báo tuyển dụng không kỹ, nên họ cứ tưởng vào đây làm việc sẽ không phải ký hợp đồng lao động. Họ bị mất việc ở Công ty Tỷ Hùng từ tháng 6 năm nay và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bây giờ nếu ký hợp đồng lao động, đồng nghĩa họ có việc làm trở lại, và không nhận trợ cấp thất nghiệp được nữa”, đại diện Công ty TNHH Lạc Tỷ cho hay.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Công nhân nghe tư vấn giới thiệu việc làm tại một phiên giao dịch việc làm ở TP. HCM. Ảnh: P.V

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện từ năm 2009, với mục tiêu hỗ trợ người lao động một phần thu nhập khi họ không may bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp người lao động sớm trở lại thị trường lao động.

Theo quy định hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tỷ lệ 60% mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp. Với những lao động làm việc lâu năm (trên 10 năm) thì mức lương của họ sẽ cao, có người lãnh trợ cấp thất nghiệp lên đến 7-8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, công nhân lao động dù có tay nghề, làm việc lâu năm, nhưng khi chuyển sang thị trường lao động mới đều bắt buộc phải thử việc lại với mức lương thấp.

Video: Chị Võ Thị Ngọc Điệp nói về lý do lựa chọn công việc không phải ký hợp đồng lao động

Ghi nhận của PV tại một doanh nghiệp xuất khẩu giày da ở TP. HCM, hiện có gần 2.800 công nhân làm việc. Khi công nhân mới vào sẽ được doanh nghiệp thử việc với mức lương tối thiểu (vùng 1) là 4.680.000 đồng/tháng. Hết thời gian thử việc, lao động sẽ được “test” năng lực, rồi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm, với mức lương được tăng thêm 9% mức tối thiểu nêu trên. Tổng cộng vẫn chưa đến 5 triệu đồng/tháng.

“Mức thu nhập này còn thấp hơn cả mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của công nhân nên nhiều người đã từ chối ký hợp đồng lao động để đi làm các công việc thời vụ khác, như giữ trẻ, bán hàng online, phụ quán ăn, quán nhậu, thậm chí là đi bán vé số dạo… Việc này giúp họ nhận được “2 đầu" thu nhập xấp xỉ hơn 10 triệu đồng/tháng”, một cán bộ hành chính - nhân sự trong doanh nghiệp nêu thực trạng.

Vì sao công nhân thất nghiệp lại từ chối cơ hội việc làm mới?
Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

“Lệch pha” giữa cung và cầu

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM, từ ngày 1/1 đến 31/11, cơ quan quản lý lao động đã tiếp nhận hơn 156.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho gần 154.000 người lao động.

So với cùng kỳ năm 2022, số trường hợp nộp hồ sơ tăng gần 11% (hơn 14.000 người), có quyết định hưởng tăng hơn 11% (tăng gần 16.000 trường hợp). Tuy nhiên, trong số gần 154.000 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ có hơn 1.000 người đăng ký học nghề để chuyển đổi công việc.

Hiện thị trường lao động tại TP. HCM và các tỉnh lân cận đã nhộn nhịp trở lại vào những tháng cuối năm, khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng và đang tuyển dụng. TP. HCM hiện có hơn 80 doanh nghiệp muốn tuyển khoảng 20.000 lao động song họ gặp khó.

Nghịch lý số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động đang tồn tại.

Bà Trần Ngọc Phương Thảo - phụ trách tuyển dụng nhân sự, Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn thông tin, vừa qua, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 200 lao động nhưng đa phần công nhân nộp hồ sơ đều chỉ muốn làm thời vụ.

Bà Thảo nói, hầu hết người lao động muốn vừa có việc làm, lại vừa được nhận trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần, trong khi theo quy định thì sau 2 tháng thử việc, Công ty phải ký hợp đồng chính thức với công nhân và họ phải tham gia các loại bảo hiểm.

"Đây là khó khăn lớn nhất của Công ty khi tuyển dụng nhân sự", đại diện Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn nói.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Công nhân lao động làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần trên địa bàn TP Thủ Đức, TP. HCM. Ảnh: P.V

Ông Hoàng Văn Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. HCM cho hay, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng sản xuất. Đơn vị đã phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, các đợt khảo sát cho thấy đa số người lao động đều mong muốn hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp và từ chối việc làm mới. Tình trạng “cung không gặp cầu” không chỉ diễn ra tại TP. HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác.

Theo ông Thắng, thời gian qua người lao động đã không mặn mà với việc học nghề, chuyển đổi nghề khi thất nghiệp với nhiều nguyên nhân. Trong đó, chính sách hỗ trợ cho người lao động rất thấp, chỉ 1,5 triệu đồng/tháng/người, tối đa không quá 12 tháng. Trong khi đó, người lao động đang thất nghiệp lại phải tốn thêm một khoản tiền đi học nghề, thời gian đào tạo có thể sẽ rất lâu (trên 6 tháng). Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tào nghề cũng chưa đảm bảo… đã tạo nên những rào cản khiến người lao động không muốn học nghề.

Đại diện Công ty TNHH Lạc Tỷ kiến nghị: “Lấy ví dụ một người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 12 tháng, và đã nhận được 6 tháng. Bây giờ nếu họ có việc làm mới, thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn sẽ được bảo lưu. Đây là điều mà rất nhiều công nhân lao động chưa nắm được, họ cứ nghĩ nếu tìm việc làm mới sẽ mất đi thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người lao động nắm rõ”.

Mặc dù vậy, vị này cũng cho biết, dù thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu, nhưng khi tham gia thị trường lao động mới, công nhân sẽ bắt đầu lại với mức lương thấp hơn – đồng nghĩa mức lãnh trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ thấp hơn (khi họ lại nghỉ việc). Trong khi cuộc sống của công nhân vốn luôn rất khó khăn, và đó là những điều họ sẽ tính toán để lựa chọn.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP:

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp sau thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bao gồm:

(1) Có việc làm.

(2) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

(3) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

(4) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(5) Bị tòa án tuyên bố mất tích.

(6) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Trong thời gian 03 ngày người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp (1), (2), (3) nêu trên nhưng không thực hiện thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được bảo lưu.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và trừ những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3% Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3%

Tại phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối ...

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến ...

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội

Đời sống -

Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội

Sáng 20/1, không khí rộn ràng ngày giáp Tết như thêm ấm áp khi các công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đón nhận những phần quà ý nghĩa.

Điểm tựa của buôn làng

Người lao động -

Điểm tựa của buôn làng

40 năm đưa cây cao su đến các vùng đất Tây Nguyên cũng là 40 năm hành trình của những người lính Binh đoàn 15 mang màu xanh và sự no ấm, bình yên đến với vùng đất này.

Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Người lao động -

Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, nhu cầu mua vé máy bay về quê của người lao động tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để giăng bẫy với nhiều chiêu trò tinh vi, khiến không ít người mất tiền oan.

Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Đời sống -

Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Chương trình “Chợ Tết Công đoàn ngành Công thương” được tổ chức tại Siêu thị Sepon, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

Đời sống -

Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

“Vợ con bảo tôi đừng đi, ngại với mọi người lắm, rồi sợ tôi đi lang thang nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn đi”. Người đàn ông khuyết tật với đôi mắt ánh lên niềm vui, nói vậy khi kể về hành trình ba ngày liên tiếp vượt quãng đường ba cây số đến Chợ Tết Công đoàn ở huyện Hải Hậu (Nam Định).

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Người lao động -

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.

Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”! Cà phê tối

Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!

Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.

Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên Cà phê tối

Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên

Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.

Talk Công đoàn: Mang tết ấm, tết vui đến đoàn viên, công nhân Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Mang tết ấm, tết vui đến đoàn viên, công nhân

Cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Anh Tuân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Tết sum vầy tại Nam Định: Sắc xuân trọn vẹn, yêu thương lan tỏa Video

Tết sum vầy tại Nam Định: Sắc xuân trọn vẹn, yêu thương lan tỏa

Chương trình ‘Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng’ do Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định tổ chức chiều 19/1 là sự kiện ý nghĩa khép lại chuỗi hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động.

Đọc thêm

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Người lao động -

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Đời sống -

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Đời sống -

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Người lao động -

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đời sống -

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Người lao động -

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Đời sống -

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Người lao động -

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Người lao động -

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Người lao động -

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.