Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Đảng với công nhân - THS QUẢN THÁI HÀ, CN NGÔ XUÂN THỦY, VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC CÁN BỘ, BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, đồng chí đã cống hiến trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những đóng góp quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên.
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng: Lấy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nòng cốt

Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 -1/5/2024), việc nhìn lại chặng đường phấn đấu, hoạt động cách mạng sôi nổi, nhiệt thành; từ đó vận dụng những chỉ dẫn quan trọng của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng hiện nay là điều cần thiết.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng
Đồng chí Trần Phú

1. Những chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Xây dựng Đảng về chính trị

Đồng chí Trần Phú được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10/1930) chính thức bầu là Tổng Bí thư của Đảng trong bối cảnh cao trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi trên khắp ba miền đất nước.

Trong giai đoạn cao trào của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Tổng Bí thư Trần Phú nhận định nếu nhân dân đã bị lôi cuốn vào những phong trào tự phát thì Đảng không còn sự lựa chọn nào khác là phải lãnh đạo quần chúng ngay lập tức, tránh xu hướng vội vã dùng bạo lực, mà phải tập trung vào các khẩu hiệu và mục đích chống khủng bố trắng, đòi phải giảm tô, phản đối các thứ thuế vô lý. Để bảo vệ quần chúng trong các cuộc mít tinh, biểu tình đấu tranh chính trị, việc thành lập các đội tự vệ công nông là cần thiết.

Về phương pháp tranh đấu, Tổng Bí thư Trần Phú và Trung ương Đảng cho rằng phải tuỳ theo điều kiện ở từng địa phương, từng nhà máy mà tổ chức các cuộc đình công, bãi công, dãn công của công nhân, phối kết hợp với các cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nông dân. Khi có điều kiện thì cần tổ chức các cuộc biểu tình lớn; đồng thời cũng có thể “phân ra từng toán khởi sự trong một lúc ở nhiều chỗ do một kế hoạch chung”, nhằm phân tán lực lượng đàn áp của kẻ thù.

Để củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, đồng chí Trần Phú thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, khẳng định Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng của giai cấp vô sản nên phải gồm những công nhân tiên tiến, lãnh đạo Đảng phải là những công nhân ưu tú nhất; mỗi đảng viên phải hăng hái hoạt động, tích cực, chủ động tham gia vào công việc của Đảng, phải tuân thủ nguyên tắc của tổ chức đảng, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa…

Xây dựng Đảng về lý luận, tư tưởng

Đồng chí Trần Phú là người có công trong việc bôn-sê-vích hóa tư tưởng trong Đảng, kiên trì xây dựng Đảng theo những nguyên lý, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Một trong những đóng góp to lớn của đồng chí trong công tác xây dựng Đảng về lý luận, tư tưởng đó là dự thảo Luận cương chính trị ngay sau khi được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

Trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Quốc tế Cộng sản, tư tưởng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tình hình thế giới, thực tiễn cách mạng Việt Nam, đồng chí Trần Phú đã hoàn thành bản dự thảo Luận cương chính trị. Tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) thảo luận, góp ý và thông qua.

Như vậy, Luận cương chính trị cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc đã xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Bên cạnh những đóng góp to lớn thông qua Luận cương chính trị năm 1930, đồng chí Trần Phú đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động trong Đảng góp phần định hướng, củng cố và hoàn thiện về mặt nhận thức, tư tưởng, đẩy mạnh phong trào cách mạng. Đồng chí Trần Phú đã thành lập Ban Tuyên truyền và giao cho một ủy viên Thường vụ làm Trưởng ban phụ trách.

Đồng thời, đồng chí cũng chủ trương cho xuất bản báo Cờ vô sản - cơ quan tuyên truyền của Đảng và tờ Cộng sản (tiền thân của Tạp chí Cộng sản) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhằm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động quần chúng và xây dựng lực lượng cách mạng, thúc đẩy phong trào cách mạng.

Xây dựng Đảng về tổ chức

Một cống hiến nổi bật của đồng chí Trần Phú trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng là đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương xây dựng và củng cố tổ chức Đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cơ sở của Đảng.

Từ tháng 12/1930 đến tháng 1/1931, các Xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, đã chính thức được thành lập và từng bước được củng cố. Theo đó, các Xứ ủy đã thành lập các ban cán sự (như Ban Thường vụ) và các bộ phận chuyên trách đã hình thành, có hệ thống từ Trung ương tới các cấp bộ Đảng bộ xứ và địa phương.

Nhờ đó, Đảng đã được củng cố một bước khá vững chắc ngay trong hoàn cảnh bị kẻ thù khủng bố gắt gao, khốc liệt. Đây là lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Đảng ta được kiện toàn, hoàn thiện, thống nhất. Đặc biệt, Tổng Bí thư Trần Phú đã chủ trương khôi phục, củng cố các Ban lãnh đạo Xứ ủy và nâng cao vai trò lãnh đạo của Xứ ủy đối với phong trào cách mạng của từng vùng, từng miền.

Ngoài ra, đồng chí Trần Phú cũng đề cao chủ trương tăng cường xây dựng và củng cố các chi bộ nhà máy, các chi bộ của giai cấp công nhân. Việc phát triển Đảng đã có một bước tiến mới, số đảng viên xuất thân từ công nhân tại các cơ sở công nghiệp, đồn điền và các địa phương ở vùng nông thôn đã tăng lên đáng kể.

Nếu như lúc Đảng mới thành lập, toàn Đảng có khoảng 30 chi bộ với hơn 200 đảng viên thì đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ hai (3/1931), dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Trần Phú, số đảng viên trong toàn Đảng đã lên tới 2.400, hoạt động trong 250 chi bộ.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia/nguồn: dangcongsan.vn).

Xây dựng Đảng về đạo đức

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, hào hùng của đồng chí Trần Phú là tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước, khát khao lý tưởng và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, là người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta, suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Chỉ trong vòng một năm, từ ngày lên đường về nước, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông và nhận nhiệm vụ công tác, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được chính thức giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng, Trần Phú đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Không chỉ là người nắm vững nguyên tắc, phương pháp luận khoa học, được đào tạo bài bản về lý luận, đồng chí còn là người tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn trong hoạt động cách mạng. Đồng chí đã dành ba tháng để khảo sát mấy tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh). Đây là những nơi tập trung lực lượng công nhân và nông dân lớn trong cả nước.

Đồng chí Trần Phú muốn đi thâm nhập thực tế để tìm hiểu về tình cảnh của công nhân và nông dân, về tinh thần giác ngộ cách mạng của họ; tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của các cơ sở Đảng. Đến đâu, đồng chí Trần Phú cũng góp những ý kiến rất cụ thể, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí lãnh đạo địa phương về tổ chức quần chúng, mục tiêu, phương pháp đấu tranh và nhất là về công tác xây dựng Đảng.

2. Vận dụng những chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú vào công tác xây dựng Đảng hiện nay

Xây dựng Đảng về chính trị

Từ những bài học lịch sử đề lại và kinh nghiệm cách mạng thực tiễn của đồng chí Trần Phú, có thể thấy xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị là quá trình xây dựng cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và tổ chức thực hiện thắng lợi cương lĩnh, đường lối đó trong thực tiễn, bảo đảm cho quyền lực chính trị và vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được củng cố và nâng cao.

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Đảng, mà cả đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, là tiền đề cho công tác xây dựng Đảng về mọi mặt. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị cần tập trung một số nội dung sau đây:

Một là, tập trung củng cố năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là hạt nhân chính trị, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, cần thường xuyên chăm lo củng cố vị trí, vai trò lãnh đạo, nâng cao trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hai là, quán triệt sâu sắc, rộng rãi cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Ba là, tập trung đẩy mạnh cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi các quan điểm sai trái, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Xây dựng Đảng về lý luận, tư tưởng

Xây dựng Đảng về lý luận, tư tưởng là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, niềm tin của cán bộ, đảng viên đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động, góp phần quan trọng đảm bảo cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận giành thắng lợi.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Phút lâm chung, đồng chí Trần Phú nắm tay một đồng chí bạn tù cùng nằm ở nhà thương dặn lại: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. (Trong ảnh: Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức).

Từ những chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú, để xây dựng Đảng vững mạnh trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của công tác lý luận, tư tưởng. Cần xác định công tác lý luận, tư tưởng là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước, của từng cấp ủy, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh và điều kiện mới. Trong điều kiện hiện nay, cần làm rõ những giá trị lý luận cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bám sát thực tiễn, phù hợp với tình hình mới, tránh chủ nghĩa giáo điều, máy móc, rập khuôn.

Ba là, đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức công tác lý luận, tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, từng thời gian, điều kiện hoàn cảnh. Nội dung công tác tư tưởng lý luận cần tập trung vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề bức xúc mà thực tiễn công cuộc đổi mới, phát triển đất nước đang đặt ra, những vấn đề mà xã hội đang quan tâm; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình phát triển đất nước.

Bốn là, tăng cường phối hợp các tổ chức, cơ quan chức năng, các lực lượng nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận.

Xây dựng Đảng về tổ chức

Từ những chỉ dẫn của đồng chí Trần Phú, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng Đảng về tổ chức như sau: Tập trung xây dựng, kiện toàn mô hình tổ chức hệ thống chính trị, tổ chức Đảng thật sự khoa học, rộng khắp nhưng bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

Hoàn thiện, củng cố hệ thống đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan tham mưu, chuyên trách; tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, chú trọng huy vai trò lãnh đạo của Đảng ở những lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, có vai trò và vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng Đảng về đạo đức

Trong điều kiện Đảng lãnh đạo, cầm quyền như hiện nay, xây dựng Đảng trong sạch về đạo đức là một nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng, tạo nên uy tín và lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đạo đức cách mạng là “cái gốc” của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi tổ chức Đảng và phải được nhận thức đầy đủ, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện.

Vì vậy, các tổ chức Đảng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đạo đức cách mạng, của việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, việc phát huy vai trò gương mẫu, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên đóng vai trò quan trọng.

Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, tinh thần hy sinh bất khuất, phẩm chất cách mạng cao quý, khát vọng cao cả và niềm tin không gì lay chuyển nổi của đồng chí Trần Phú vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng sẽ mãi mãi là nguồn động lực cổ vũ lớn lao trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo các mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Những cống hiến, đóng góp to lớn của đồng chí về mọi mặt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ là bài học, chuẩn mực quý báu, góp phần hành trang cho cán bộ, đảng viên hoàn thiện tư duy, bản lĩnh, phẩm chất, nhân cách, trách nhiệm với Đảng, với nhân dân và dân tộc hôm nay và mai sau.

"Phát huy vai trò xung kích, đi đầu của giai cấp công nhân hiện đại”

Sau 7 ngày làm việc, hôm nay 8/10 bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII của Ban Chấp hành Trung ương ...

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức ...

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, lợi ích ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Đảng với công nhân -

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Không chỉ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, chị Thi còn là một đảng viên tiêu biểu được mọi người quý mến. Đến nay, chị đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, được lãnh đạo công ty và đồng nghiệp công nhận, đánh giá rất cao…

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Đảng với công nhân -

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Làm thế nào để công đoàn vận động, tuyên truyền, lựa chọn được đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; công nhân vào Đảng sẽ có những quyền lợi gì?

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Đảng với công nhân -

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 30 của thế kỷ trước, chiều 31/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Hoàng Đình Giong - Nhà lãnh đạo kiên trung, tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh” của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Đảng với công nhân -

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn cần được chú trọng.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ năm 2000, nó là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đến năm 2013 thì “công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu được biết đến ở Đức. Hiện tại, nó đã lan rộng sang các nước phát triển và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Sứ mệnh cao cả và nhân đạo nhất của Đảng của giai cấp vô sản không chỉ là giải phóng cho giai cấp công nhân mà là giải phóng cho cả loài người. Luận về sự giải phóng con người, C.Mác đã chỉ rõ bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ nó trả thế giới con người về với bản thân con người. Cuộc đấu tranh giải phóng con người do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là sự giải phóng chính trị, là “quy con người, một mặt thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân… độc lập, và mặt khác thành công dân của một nhà nước, thành pháp nhân” (1).

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu Tôi công nhân

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu

Khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động Tôi công nhân

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ một lần 36 ngày phép năm. Theo đó, chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ. Trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

Bảng lương y bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7 Infographic

Bảng lương y bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

Từ 1/7/2024 lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng vì vậy bảng lương của các y bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập như sau
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiên nay cần quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác về giai cấp công nhân.

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Đảng với công nhân -

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Không chỉ là một Đảng viên gương mẫu, chàng trai ấy giờ đã là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH An Giang Samho, là “người anh”, là chỗ dựa của anh chị em công nhân lao động…

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Đảng với công nhân -

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Từ chỗ băn khoăn, lưỡng lự, đến nay sau 2 năm vào Đảng, chị Lò Thị Thắm - công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã là “nhân tố” tích cực tại chi bộ.

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Đảng với công nhân -

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Nhiều người khi nhắc về đồng chí Lò Văn Dũng (sinh năm 1969, dân tộc Thái) - Chi ủy viên Chi bộ bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều dành sự kính trọng, yêu mến về nỗ lực vươn lên từ vũng bùn ma túy, về sự dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế.

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Đảng với công nhân -

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực là một trong những nguyên nhân khiến bản chất giai cấp công nhân trong một số cán bộ, đảng viên bị mai một, gây ra nhiều hệ lụy. Chỉnh Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao làm nguồn bổ sung cho Đảng và tăng cường cho xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa là đòi hỏi khách quan vừa là vấn đề nổi cộm, bức thiết.

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Đảng với công nhân -

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Sẽ không quá lời khi gọi anh Nguyễn Văn Biên - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam là “vua sáng chế” khi mới hơn 10 năm công tác, anh đã có đến gần 20 sáng chế, có giá trị làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Có năng lực, chuyên môn cùng với sự gương mẫu, trách nhiệm, chị Đồng Thị Mộng Thơ – Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 (Thái Nguyên) nhiều lần được cất nhắc làm tổ trưởng một chuyền may nhưng chị từ chối để được là… công nhân may.

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Đảng với công nhân -

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Mặc dù làm công việc chân tay nặng nhọc nhưng anh Vũ Xuân Hoàn vẫn động viên con gái vào làm tại công ty và tiếp nối anh đứng trong hàng ngũ của Đảng.

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Đảng với công nhân -

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Được bổ nhiệm vào vị trí Tổ trưởng Tổ thao tác lưu động Quy Nhơn (Truyền tải điện Bình Định, Công ty Truyền tải điện 3) khi chưa là đảng viên, anh Nguyễn Duy Cường mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng với ý nghĩa đơn giản là để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Đảng với công nhân -

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Anh Trần Duy Đàn, công nhân Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) nói rằng “Trở thành đảng viên không phải là điều xa vời như tôi từng nghĩ!”.