Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt
Đời sống - 15/01/2024 10:15 TRƯỜNG SƠN
Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: Công đoàn đang tìm giải pháp bảo vệ quyền lợi Thầy cô bị nợ lương và dấu hỏi về công tác quản lý |
Trường Đại học Quảng Bình - Ảnh: T.S |
Tạm hoãn hợp đồng với 39 viên chức và NLĐ bị nợ lương
Ông Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình cho biết, đơn vị đang dần nâng cao mức tự chủ nhưng trong thời gian tới nguồn thu vẫn không thể đảm bảo chi trả lương cho viên chức và NLĐ hưởng lương ngoài ngân sách.
Lãnh đạo trường đưa ra giải pháp trước mắt là sẽ thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng với những cán bộ, giảng viên không đủ giờ dạy, không có giờ dạy và cả một số nhân viên hành chính.
Trước mắt Nhà trường lên danh sách 39 cán bộ, giảng viên, nhân viên dự kiến phải tạm hoãn hợp đồng. Thời gian tạm hoãn tùy vào số giờ dạy của từng người, nhưng tối đa sẽ là 7 tháng tính từ 1/2 đến 31/8/2024.
"Những người trong diện hoãn hợp đồng này sẽ được trường nhận lại làm việc theo hợp đồng đã ký kết hoặc tiếp tục tạm hoãn hợp đồng trong một thời gian nhất định tùy theo tình hình thực tế của nhà trường", ông Vượng nói.
Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình, trường hiện có 99 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 2 người hưởng lương diện thu hút và 136 NLĐ hưởng lương do trường tự chủ chi trả. Nhà trường cũng đã lên kế hoạch, sắp xếp lại vị trí việc làm, tinh giản biên chế với tối đa còn khoảng 150 viên chức, NLĐ.
Đồng chí Nguyễn Phương Văn - Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Quảng Bình cho biết, trước những khó khăn của nhà trường về tài chính, nhiều giảng viên là tiến sĩ, thạc sĩ đã đưa ra nhiều giải pháp, đóng góp để phát triển nhà trường.
Giải pháp ngắn hạn theo các giảng viên là phải đầu tư phát triển các trung tâm tin học, ngoại ngữ tại trường theo mô hình của các trung tâm độc lập bên ngoài; thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể dục, thể thao để phát triển mảng đào tạo học viên ngoài giờ hành chính. Trung tâm này sẽ phát triển theo định hướng như nhà thiếu nhi.
"Nhà trường hiện đang sở hữu hai nguồn lực rất mạnh là cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ nhân lực nên hoàn toàn có thể phát triển các mô hình này để cạnh tranh với các trung tâm ở ngoài trường và đem lại nguồn thu", đồng chí Nguyễn Phương Văn nhận định.
Còn về lâu dài, các giảng viên đề xuất nhà trường đưa ra lộ trình mở thêm trường THCS - THPT ngay trong trường. Việc này có thể tận dụng được hệ thống cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ giáo viên dư thừa, chất lượng cao của trường.
Ông Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình (đứng) thông báo về tình hình hoạt động của Nhà trường. Ảnh: T.S |
Tạm ứng 2,5 tỷ đồng để chi trả lương
Để tháo gỡ những khó khăn về nợ lương của viên chức và NLĐ đang công tác Trường Đại học Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình và Ban Giám hiệu nhà trường cùng với các sở, ngành liên quan đã tiến hành họp bàn, tìm giải pháp.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc hiện nay của nhà trường, nhất là việc nợ lương với số tiền khoảng 7,5 tỉ đồng của hàng trăm viên chức và NLĐ. Đồng thời cho rằng, Trường Đại học Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp có thu nên chịu trách nhiệm về nguồn thu để trang trải các hoạt động, trong đó có việc chi trả tiền lương, thưởng cho NLĐ.
Trước mắt, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Trường Đại học Quảng Bình tạm khoanh số nợ ít nhất là 7,5 tỷ đồng tiền lương của giảng viên, nhân viên trong 8 tháng qua; chỉ đạo các ngành liên quan dự kiến cho nhà trường ứng trước khoảng 2,5 tỷ đồng kinh phí bồi dưỡng giáo viên phổ thông năm 2024 để tạm chi trả cho viên chức, NLĐ trước dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Bên cạnh đó, ngành chức năng tạo điều kiện cho trường thực hiện 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trong năm nay để mang lại nguồn thu nhất định. Cùng với đó, nhà trường rà soát lại cơ sở vật chất để cho thuê phục vụ các hoạt động thể - mỹ của cộng đồng, vừa hạn chế sự xuống cấp, vừa tạo nguồn thu cho nhà trường.
Đặc biệt, Ban Giám hiệu Nhà trường cần khẩn trương rà soát, xây dựng và hoàn thiện đề án sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giảng viên theo hướng tinh gọn, hiệu quả, từng bước thực hiện bảo đảm lộ trình tự chủ tài chính theo quy định.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, Trường Đại học Quảng Bình hiện đang nợ lương hàng trăm viên chức, giảng viên, NLĐ. Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Nhà trường cho biết, có 105 viên chức và NLĐ chưa được nhận lương từ 2 - 6,5 tháng; trong đó 75 viên chức chưa nhận lương 6,5 tháng, 30 viên chức chưa nhận lương 6 tháng, 15 lao động hợp đồng chưa nhận lương 2 tháng, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân được đưa ra là do công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn, số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học ít, lúc cao điểm trường có 10.000 sinh viên, nay chỉ còn 1.000 sinh viên dẫn đến số giảng viên dôi dư nhiều, nguồn kinh phí ngân sách cấp giảm, nguồn thu của Nhà trường không đảm bảo.
Video giới thiệu về Trường Đại học Quảng Bình được đăng tải trên website của trường.
Trường Đại học Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 237/QÐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình. Sau những năm đầu phát triển với nhiều ngành đào tạo và số lượng tuyển sinh cao, thời gian gần đây, Trường Đại học Quảng Bình không tuyển đủ sinh viên và rơi vào khó khăn do mất cân đối thu - chi. Từ chỗ trường có 21 ngành đào tạo, cao điểm quy mô đạt gần 10 nghìn sinh viên, đến nay trường chỉ còn 16 ngành đào tạo đại học và 3 ngành cao đẳng với quy mô hơn 1.000 sinh viên. Các trung tâm đào tạo của trường cũng hạn chế trong hợp tác, liên kết đào tạo để mở rộng nguồn tuyển sinh và quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, nguồn thu của trường không được bảo đảm, việc chi trả lương, các chế độ liên quan đến NLĐ chưa thực hiện theo quy định. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: "Phát triển Trường đại học Quảng Bình trở thành trung tâm đào tạo nhiều cấp, đa ngành có uy tín và chất lượng; xem xét thành lập trường THPT, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trực thuộc trường". Do vậy, tỉnh Quảng Bình sớm xem xét cho phép Trường đại học Quảng Bình xây dựng đề án mô hình trường THPT nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất như trường học, khu thực hành, khu giáo dục thể chất đã được đầu tư xây dựng. Từ đó, góp phần giảm áp lực chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Ðồng Hới hằng năm, đồng thời qua đó tạo nguồn thu để giải quyết các chế độ, chính sách cho giảng viên và NLĐ. |
Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương 18 viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa được chi trả ... |
Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: Công đoàn đang tìm giải pháp bảo vệ quyền lợi Hơn 100 viên chức và người lao động (NLĐ) của Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương nhiều tháng, đời sống gặp rất nhiều ... |
Thầy cô bị nợ lương và dấu hỏi về công tác quản lý Hàng trăm giảng viên, người lao động tại các trường địa phương đang phải sống trong tình trạng nợ lương tới hơn nửa năm. Có ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?