TP HCM - điều gì sẽ tới?
Cà phê tối - 28/06/2021 13:00 Hà Phan
Gỡ bỏ giãn cách xã hội, TP. Bắc Giang thiết lập chế độ bình thường mới Ráo mồ hôi đã hết tiền và ngày dài giãn cách… Bắc Giang: Gần 1.100 công nhân hoàn thành thời gian cách ly trở về Lạng Sơn |
Ngày mai TP HCM hết hạn giãn cách theo chỉ thị 15 của thành phố. |
Dường như 1 tháng giãn cách theo chỉ thị 15 của Thủ tướng rồi chỉ thị 10 với "sáng tạo" của TP HCM chưa đủ để dập dịch và chặn đứng Covid quái ác. Trong khi đó sức ép đảm bảo "mục tiêu kép" và khó khăn của dân chúng ngày càng nặng nề. Những phố xá đìu hiu, chợ búa tạm đóng cửa, hàng quán vắng lặng… đang tiềm ẩn những nỗi buồn của cả dân lẫn nhà chức trách.
Nhưng nhìn góc nào, muốn ra sao và chỉ đạo kiểu gì thì dịch yên mọi thứ mới ổn và trong 2 có khi phải nghiêng về một phía. Lúc này cực kì khó có thể đi "hàng hai" khi ca nhiễm hằng ngày ở TP HCM vẫn 3 con số, ngày hôm qua vừa chẵn 200 và 3.000 ca trong đợt dịch này đã bị vượt qua từ lâu. Dường như TP HCM đã tung hết sức lực, tìm đủ mọi cách và nỗ lực khó khi nào bằng.
Còn lời ra tiếng vào, còn những “ giận hờn” hay so đo, trách móc nhưng lịch sử loài người đây mới là lần đầu tiên, chưa ai từng nếm trải, chẳng có lãnh đạo nào được chuẩn bị kĩ cho trường hợp đặc biệt này… thì cực kì khó để mọi thứ như ý muốn của số đông.
Đóng cửa kín, giãn cách nghiêm ngặt hơn 15 ngày nữa để kiểm soát được dịch hay là "bật tắt" tùy nơi? Cái đó có lẽ lãnh đạo ở tầm nhìn rộng, có đội ngũ tham mưu nhiều chuyên môn sẽ rõ hơn tôi. Họ sẽ phải cân nhắc giữa được và mất, lợi và hại của không chỉ hơn 10 triệu dân TP HCM.
Dù biết rằng rất khó khăn và ảnh hưởng nặng đến bà con nghèo, kiếm sống từng ngày nhưng có lẽ vẫn phải kiên quyết trong ít nhất 15 ngày nữa để thật ổn với các biện pháp nghiêm khắc. Còn người còn của và sức khỏe bao giờ cũng là điều quý giá nhất trong mọi thứ dẫu biết rằng Covid thật ra vẫn có cách “chung sống”, chưa hẳn quá đáng sợ như nhiều người hoảng hốt và đôi khi “bụng đói” còn đáng ngại hơn “nhiễm không triệu chứng”.
Nói sống chung với Covid-19 thì dễ nhưng làm thế nào để không "toang" mới khó. Góc nhìn từ Singapore nơi hơn một nửa dân số đã tiêm vắc xin liệu có hợp với hệ thống y tế đang quá tải và dân tình nhiều nơi ý thức chưa cao, cách chống dịch đôi khi còn lúng túng, vắc xin chưa đủ cho 1/10 dân số TP HCM?
Còn lúc này, giãn cách thêm để cầm cự chờ vắc xin, xem những thí điểm F1 cách ly ở nhà hiệu quả thế nào và giảm tải cho nhân viên y tế đang kiệt sức ở nhiều nơi vẫn là điều cần thiết hay linh hoạt hơn và đừng cứng nhắc nhiều nơi như một? Câu trả lời sẽ có trong một hai ngày tới và dẫu thế nào cũng cần sự đồng thuận cao, chung sức lớn.
Điều nhiều người băn khoăn nhất là giãn cách như thế, dân nghèo lấy gì sống thì hy vọng gói hỗ trợ 886 tỉ đồng thành phố vừa quyết định sẽ giải quyết được phần nào. Nhận trên truyền hình hay có trên thực tế sẽ là bài giải cho việc giãn cách chặt hơn dân sống thế nào? Hơn nữa, đã tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra ở TP HCM thì người đứng đầu Chính phủ sẽ có những quyết định tốt hơn vì thật ra thành phố này “bệnh” ngày nào, đất nước "ê ẩm" thêm ngày đó.
Khó nhưng không phải vô vọng và bi quan, trách móc nhau chẳng giải quyết được nhiều chuyện phía trước nên tôi tin con đường chúng ta đi dù có "chuệch choạc" nhưng rồi sẽ rộng ra dần…
Đừng để bị “gãy mũi phản công” vào tâm dịch Sáng 25.6, hàng ngàn người xếp hàng dài trước cổng Nhà thi đấu Phú Thọ, Q.11, TP.HCM để chờ tiêm vắc xin Covid-19. |
Nước mắt ngày hết cách ly: Về nhà chồng đã đi xa mất rồi! Chị Nguyễn Thị Mùi (công nhân Công ty QC Solar) nghe tin được về nhà mà vừa mừng, vừa rơi nước mắt. Chị phải chịu ... |
Bắc Giang: Công nhân tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân đảm bảo “2 điểm, 1 đường” Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp khôi phục sản xuất, UBND tỉnh Bắc Giang mới đây điều chỉnh về một số biện ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng