Tín dụng đen trong công nhân lao động
Đời sống - 16/05/2022 14:39 TS. NHẠC PHAN LINH - CN. NGỌ DUY TÂN CƯỜNG - Viện Công nhân và Công đoàn
Cán bộ Viện Công nhân và Công đoàn khảo sát tình hình vay tín dụng trong CNLĐ tại khu trọ xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Ảnh: T. C. |
Phương thức tinh vi trong tiếp cận công nhân
Điển hình là việc tổ chức nhóm “hụi” tại các doanh nghiệp, mà chủ hụi là đối tượng cho vay nặng lãi, hoặc chính là công nhân trong nhà máy. Các tổ chức TDĐ thường núp bóng thông qua hình thức hợp đồng mua bán dân sự, chuyển nhượng, chuyển đổi tài sản, thậm chí gán tài sản cố định, yêu cầu người vay cầm cố, bán tài sản để có tiền mặt, sau đó thu hồi tài sản qua hệ thống định vị, hoặc báo mất trộm tài sản để nhờ lực lượng chức năng thu hồi lại.
Ngoài ra, các đối tượng cho vay sử dụng thủ đoạn với tên gọi “Quỹ đảm bảo khoản vay”. Trong trường hợp cho vay 10 triệu đồng/30 ngày, người đi vay chỉ thực nhận về 8 triệu đồng, còn 2 triệu đồng là quỹ đảm bảo - hay bảo hiểm khoản vay, hết 30 ngày người vay vẫn phải trả đủ 10 triệu đồng cộng với lãi suất vay. Đối với quá trình thu hồi nợ, đối tượng thường chặn số, ngắt liên lạc đối với người vay nếu đến ngày thu hồi nợ, mục đích nhằm để người vay bị quá hạn, qua đó thu lãi nợ chậm trả, hoặc phạt tiền trực tiếp vào tiền vay khiến số tiền lãi tiếp tục nhân lên.
Người đi vay lại trở thành môi giới cho vay TDĐ
Các tổ chức TDĐ hoạt động không khoa trương mà chuyển sang hình thức tổ chức âm thầm, sử dụng nhiều lực lượng hỗ trợ, mở rộng đội ngũ cộng tác viên là các “chân rết” trong chính các doanh nghiệp. Theo báo cáo tình hình hoạt động cho vay tín dụng của Quỹ Tài chính Vi mô CEP (chi nhánh Bình Dương), xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức người nước ngoài, tạo các ứng dụng cho vay tiền, sử dụng người Việt Nam đứng tên, thuê người xâm nhập các công ty, tổ chức, tạo dựng người vay đầu khi không trả kịp thời hạn, thỏa thuận giảm lãi bằng cách mời thêm các đối tượng vay mới, hoặc làm thuê cho chúng.
Đối với công nhân, NLĐ đang là “con nợ” để được giảm lãi suất, họ chấp nhận giới thiệu, mời thêm người vay. Theo kết quả phỏng vấn sâu NLĐ, trong các doanh nghiệp xuất hiện tình trạng NLĐ là người đi vay sau khi không trả được lãi lại trở thành “chân rết”, lôi kéo công nhân, NLĐ khác.
Công an tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình hoạt động tội phạm tín dụng đen trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các KCN đông CNLĐ. Ảnh: T.C. |
Để quá trình lôi kéo được hiệu quả, nhóm đối tượng cho vay nóng bên ngoài thường tập trung dụ dỗ, cài cắm, lôi kéo những vị trí gần nhất với công nhân như ca trưởng, chuyền trưởng, thợ chính, đồng nghiệp… thậm chí là bảo vệ tại doanh nghiệp trở thành lực lượng “tuyển mộ”, mở rộng số lượng người vay. Đa phần CNLĐ tin tưởng các đối tượng này đã trực tiếp mở thủ tục vay, sau đó trở thành con nợ và rơi vào vòng xoáy của “vay - trả - vay” rồi lại trở thành đối tượng môi giới, thậm chí trực tiếp cho vay.
53,2% NLĐ phải đi vay tiền
Số liệu khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, có đến 53,2% NLĐ đã từng vay tiền ít nhất một lần. Trong đó, nhiều người từng phải vay TDĐ với mức lãi suất cao hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày trong điều kiện phải lựa chọn khoản vay kéo dài tối thiểu từ 1 đến trên 2 năm. Ngoài ra vẫn còn các mức vay ngắn hạn nhưng lãi suất được tính cao hơn (từ 5.000, 10.000, 15.000 đồng/1 triệu/1 ngày trở lên).
Theo ghi nhận, nhiều trường hợp người vay gặp điều kiện tính lãi, phạt nộp muộn, yêu cầu đóng bảo hiểm cho khoản vay nhưng vẫn phải chấp nhận chi trả theo lãi suất hằng tháng của đối tượng/tổ chức cho vay. Lý do vì khi vay, NLĐ đã gửi thông tin giấy tờ tùy thân, thông tin cá nhân cho các đối tượng cho vay (do vậy họ lo sợ dễ bị lợi dụng, tung thông tin tới các mối quan hệ của bản thân). Điều này cũng trở thành cản trở đối với họ trong quá trình tố cáo, trình báo hoạt động của các đối tượng cho vay nặng lãi hay TDĐ.
Thời gian qua cũng nổi lên nhiều vụ việc CNLĐ vỡ mộng, điêu đứng vì nợ nần liên quan đến các sàn chứng khoán, sàn tiền ảo do kẻ gian lập ra lôi kéo người tham gia rồi cố tình đánh sập, rút tiền bỏ trốn.
Giá cả sinh hoạt các mặt hàng thiết yếu đều leo thang, khiến người lao động trở nên túng quẫn hơn, nhất là nhu cầu tài chính để trang trải cuộc sống. Ảnh minh họa. |
Vay TDĐ để chi trả chi phí sinh hoạt, chỗ ở
Theo khảo sát, 78,5% CNLĐ vay TDĐ chủ yếu sử dụng cho mục đích lo sinh hoạt phí cho gia đình và xây sửa nhà, lo chi phí chỗ ở. Một bộ phận lại tìm đến TDĐ để phục vụ nhu cầu vay vốn không hợp pháp (tiền ảo, cờ bạc, ma tuý, kinh doanh phi pháp, ...), hoặc do thói quen tiêu dùng, tâm lý e ngại không muốn người khác biết bản thân cần vay tiền, ngại tiếp xúc với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng của công đoàn.
Với thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, không thế chấp, không cần biết mục đích vay vốn, chỉ cần một số loại giấy tờ tùy thân cơ bản như CMND, giấy phép lái xe, hóa đơn tiền điện… là có thể được giải ngân từ 10 triệu đến 50 triệu đồng trong ngày, được tư vấn nhiệt tình, chu đáo, thủ tục không rườm rà như tại các tổ chức tín dụng hợp pháp. Một số CNLĐ sử dụng tiền nhàn rỗi để trực tiếp cho vay dưới dạng lãi suất cao (một hình thức của TDĐ) hoặc tham gia với vai trò trung gian, huy động vốn, gây rủi ro rất lớn cho cả người cho vay và đi vay, dẫn đến tình trạng vỡ nợ, hụi, họ xảy ra ở nhiều địa phương.
Về mặt khách quan, hệ quả dịch bệnh khiến NLĐ gặp rất nhiều khó khăn trong chi trả chi phí cuộc sống. Giá cả sinh hoạt các mặt hàng thiết yếu đều leo thang, khiến NLĐ trở nên túng quẫn hơn, nhất là nhu cầu tài chính để trang trải cuộc sống.
Tài chính vi mô của công đoàn khó tiếp cận lao động doanh nghiệp
Mặc dù các tổ chức tín dụng đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, như tổ chức Tài chính Vi mô CEP Chi nhánh Thủ Dầu Một, Bình Dương năm 2021, đã giải ngân cho 27 CĐCS là doanh nghiệp, 1.662 công nhân, NLĐ với tổng số tiền 8 tỉ 310 triệu đồng. Tuy nhiên, dù nhu cầu vay lớn, nhưng việc tiếp cận giữa bên cho vay và người cần vay lại không dễ dàng; do tiếp cận nguồn vốn vay theo lý giải còn nhiều thủ tục cần xác nhận từ phía doanh nghiệp. Xuất hiện tình trạng người vay không trả được lãi cao, bị các đối tượng xấu giới thiệu vay từ quỹ CEP để chi trả các khoản vay lãi quá hạn, điều này vô tình tạo ra các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, hạn chế năng lực cho vay của quỹ CEP; nhiều khoản nợ khó đòi được gửi thông tin về doanh nghiệp cũng khiến người sử dụng lao động có cái nhìn không đúng, không thiện cảm, không quan tâm và chưa tạo điều kiện cho CĐCS phối hợp triển khai với CEP.
Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng cần vay còn diễn ra trong quá trình tiếp cận doanh nghiệp, CNLĐ khi xảy ra tình trạng đơn vị cho vay chính thống bị đe dọa, “hỏi thăm”, thậm chí bị các đối tượng cho vay TDĐ tổ chức “tuyên truyền ngược” cho công nhân.
Đoàn công tác của Viện Công nhân và Công đoàn làm việc cùng LĐLĐ tỉnh, Công an tỉnh Đồng Nai về hoạt động tội phạm tín dụng đen trong CNLĐ. Ảnh: T. CƯỜNG. |
Những hệ lụy của TDĐ trong CNLĐ
Từ những vấn đề trên, không ít trường hợp CNLĐ đã sa bẫy TDĐ; trở thành con nợ không có khả năng thanh toán, bị hăm dọa, đánh đập, thậm chí họ phải bỏ trốn đi nơi khác hoặc nghỉ việc về quê. Nổi lên tình trạng gây sức ép đòi nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật để đe dọa hoặc sử dụng thông tin cá nhân, danh bạ, tài khoản mạng xã hội của người đi vay… để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, phát tán cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp người đi vay.
Tại một số địa bàn KCN, xảy ra một số vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cướp, cướp giật… có nguyên nhân từ TDĐ. Một số CNLĐ bị lôi kéo vào các băng nhóm, tội phạm, gây mất an ninh trật tự, bức xúc dư luận. Những hệ lụy từ TDĐ là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe và tính mạng của rất nhiều CNLĐ.
Báo cáo của Bộ Công an năm 2021 cho biết, cơ quan Công an các địa phương đã tiếp nhận, phát hiện 1.047 vụ án, vụ việc và 1.718 người liên quan tới TDĐ, qua đó khởi tố 554 vụ, xử phạt hành chính 375 vụ. Các tội danh liên quan tới hoạt động TDĐ là giết người, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở, cướp tài sản, bắt cóc, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo, hủy hoại tài sản, cũng từ đây mà ra. Tuy đã khởi tố, đưa ra xét xử nhiều vụ án điển hình, nhưng tình trạng TDĐ vẫn đang tạo ra những điểm nóng về an ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung, an ninh con người trong CNLĐ nói riêng. |
Trọng tâm của công tác công đoàn trong an toàn, vệ sinh lao động Sau 25 năm thực hiện Bộ luật Lao động, qua hơn 08 năm triển khai Chỉ thị số 29 của Ban Bí thư Trung ương ... |
Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12 Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, chính sách ... |
Những hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân của LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cấp Công đoàn đã đề ra những ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?