Tạo môi trường an toàn cho doanh nghiệp và người lao động
Người lao động - 03/07/2023 14:35 TRẦN LƯU
Để doanh nghiệp hết lòng vì NLĐ
Toàn tỉnh An Giang hiện có có 242 công đoàn cơ sở (CĐCS) doanh nghiệp (trong đó có 222 CĐCS doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước) với 45.675 đoàn viên/53.541 công nhân lao động (CNLĐ); mức lương bình quân NLĐ khoảng 5,9 triệu đồng/người/tháng.
Do ảnh hưởng chung từ việc cắt giảm đơn hàng từ cuối năm 2022 dẫn đến việc thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động của một số doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, thủy sản, ... cùng với tình hình giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao, đã ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của một bộ phận NLĐ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang trao quà cho CNLĐ trên địa bàn. Ảnh: P.V. |
Nhiều doanh nghiệp đông lao động đều chịu ảnh hưởng có biến động mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do bị các đối tác nước ngoài cắt giảm đơn hàng, nguyên nhân do bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát sau dịch bệnh Covid-19 và thêm vào đó tình hình chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài, tác động đến nhiều vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, phát sinh nhiều chi phí vận chuyển...
Theo số liệu cập nhật từ các CĐCS doanh nghiệp, đến cuối tháng 5/2023 có gần 14.000 CNLĐ bị giảm giờ làm, mất việc làm tập trung ở doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, thủy sản (chủ yếu bị giảm gờ làm, tạm hoãn HĐLĐ, ngừng việc không hưởng lương...).
Điều này, không chỉ khiến đời sống CNLĐ gặp khó khăn, mà còn tạo tâm lý bất an lo lắng cho một bộ phận không nhỏ NLĐ.
Trước tình hình trên, các cấp công đoàn ở An Giang đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện làm việc, thời giờ làm việc. Xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc tranh chấp lao động, ngăn ngừa có hiệu quả đình công, lãn công tự phát.
Những ý kiến của công nhân lao động luôn được lắng nghe, giải quyết. Ảnh: P.V. |
Đồng thời, tăng cường các hoạt động đối thoại tại cơ sở về các nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ; tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả những phát sinh liên quan đến quyền lợi của NLĐ để ngăn ngừa tranh chấp lao động, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tỉnh.
LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh chăm lo về tiền lương, tiền thưởng của đoàn viên, NLĐ và qua đó, các cấp công đoàn chủ động phối hợp thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ trên địa bàn tỉnh. Kết quả, các cấp đoàn trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, tặng 128.180 suất hỗ trợ tết (quà và tiền mặt) cho đoàn viên, NLĐ quà Tết (trị giá từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng), với tổng số tiền 74,237 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nhiều sự hỗ trợ khác dành cho CNLĐ như trao hỗ trợ 8 căn nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, với số tiền 400 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Hữu Giang, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang, cho biết: "Tại thời điểm NLĐ bị khó khăn mất việc, giảm giờ làm thì LĐLĐ tỉnh đã kịp thời trao 2.694 suất hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, thiếu việc làm, tạm hoãn HĐLĐ do doanh nghiệp đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu đơn hàng thuộc khối doanh nghiệp với tổng số tiền 1,347 tỷ đồng; riêng đối tượng đoàn viên, NLĐ bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động nặng, bệnh nghề nghiệp và con đoàn viên, NLĐ bị bệnh hiểm nghèo hỗ trợ 204 suất, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Ban giao nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Ảnh: P.V. |
Đặc biệt, tính đến ngày 30/5 vừa qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh An Giang xét hỗ trợ cho 6.579 đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, với tổng số tiền trên 11,395 tỷ đồng, từ nguồn tài chính công đoàn cấp huyện và tỉnh. Trong đó, tùy theo từng trường hợp (giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) thì có các mức hỗ trợ khác nhau, đối với đoàn viên được hỗ trợ từ 1 triệu – 3 triệu đồng, NLĐ được hỗ trợ từ 700.000 đồng – 2,100,000 đồng.
Theo đồng chí Nguyễn Hữu Giang, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động, chính quyền tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển lao động, việc làm, thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ tuyển dụng lao động, động viên NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp; phối hợp các cơ quan chức năng theo dõi tình hình quan hệ lao động ở doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, không để xảy ra bức xúc, tranh chấp trong quan hệ lao động. Đặc biệt, hàng năm LĐLĐ tỉnh đều tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với CNLĐ. Qua đó, kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của công nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Nhờ sự giám sát, hỗ trợ kịp thời của các cấp công đoàn, nên dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp luôn ổn định. Các doanh nghiệp đều có tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh, có xây dựng kế hoạch chi trả tiền lương và thưởng Tết cho NLĐ. Mức lương bình quân của NLĐ tại doanh nghiệp đều cao hơn mức lương tối thiều vùng. Thực hiện việc chi trả lương, tiền thưởng cho NLĐ đúng theo quy định pháp luật lao động.
Từ đó, tư tưởng, tâm trạng của đoàn viên, NLĐ ổn định, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng phấn khởi, hết lòng vì NLĐ, cùng nhau vượt khó phát triển.
Nhiều doanh nghiệp dù đang lúc khó khăn vẫn nỗ lực chăm lo cho NLĐ. Ảnh: P.V. |
Ghi nhận tại Cty TNHH NV Apparel (An Giang), theo thang bảng lương trong Bộ luật Lao động 2019 không quy định bắt buộc về thang lương cách nhau mỗi bậc 5%, nhưng Công ty vẫn giữ nguyên các bậc lương và vẫn cách nhau 5%, đảm bảo chế độ thâm niên hàng năm cho NLĐ.
Mỗi năm sẽ doanh nghiệp sẽ đánh giá lại một lần tất cả các chính sách phúc lợi cho NLĐ, trong đó có xem lại các khoản phụ cấp trợ cấp có đáp ứng tình hình chi tiêu thực tế của thời điểm hiện tại hay không. Điển hình là tháng 6/2022 Công ty đã tăng các khoản phụ cấp như xăng xe, đi lại, bữa ăn trưa, chuyên cần, phụ cấp con nhỏ... Để đảm bảo cho NLĐ có mức thu nhập ổn định, chăm lo được cho gia đình trong thời buổi kinh tế suy thoái, vật giá, xăng ga leo thang.
Ngoài ra, Công ty này còn có chính sách về hộp thư góp ý và quan hệ lao động, tạo mọi điều kiện để NLĐ có thể nêu lên tâm tư nguyện vọng hoặc các khó khăn trong quá trình làm việc cho Công ty bằng cách gửi thư, hotline tố cáo/góp ý, nhắn tin, group zalo công nhân viên ... Và tổ chức 1 tháng 1 lần buổi trao đổi/nói chuyện/tâm sự trực tiếp giữa công nhân và giám đốc để Công ty có thể lắng nghe được suy nghĩ, góp ý, phản hồi của người lao động. Hình thức là tổ chức là chọn ngẫu nhiên khoảng 30 NLĐ của tất cả các bộ phận, luân phiên. Để công ty có hướng khắc phục vấn đề tồn đọng, giải quyết các vấn đề của NLĐ, để họ cảm thấy tin tưởng và làm việc có niềm vui, tạo sự kết nối và gắn bó lâu dài.
Hiệu quả mô hình tự quản, luôn hướng về cơ sở
Để các doanh nghiệp và NLĐ an tâm sản xuất xuất kinh, cần có một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo về an ninh trật tự. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu mà các cấp công đoàn ở An Giang luôn hướng đến với phương châm “chủ động ngăn ngừa”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Chương trình đến với nhà trọ công nhân do LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức không ngừng phát huy hiệu quả. Ảnh: P.V. |
Tháng 5 vừa qua, tại nhà trọ Tư Nê (43 phòng trọ), thị trấn Phú Hòa, LĐLĐ huyện Thoại Sơn đã tổ chức thành lập Tổ tự quản nhà trọ công nhân với gần 100 thành viên. Đây là nhà trọ đầu tiên được LĐLĐ huyện Thoại Sơn chọn để thành lập Tổ tự quản nhà trọ công nhân trên địa bàn huyện, nâng tổng số Tổ tự quản nhà trọ công nhân trên địa bàn tỉnh An Giang lên con số 20, tập trung ở TP Long Xuyên và các huyện huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn.
Mô hình góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở trọ thông qua các đợt sinh hoạt, tuyên truyền, tư vấn pháp luật, giao lưu văn hóa. Đặc biệt, đây là mô hình góp phần đảm bảo an ninh trật tự khu nhà trọ, với sự quan tâm, kết nối của lực lượng công an địa phương, chủ nhà trọ, thành viên tổ tự quản.
Định kỳ, các nhà trọ có thành lập Tổ tự quản nhà trọ công nhân dành một ngày họp mặt thành viên để sinh hoạt, nhận quà từ công đoàn, chủ nhà trọ, nghe tuyên truyền pháp luật. Điển hình tại nhà trọ Kim Anh (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành), 100 công nhân lao động được tuyên truyền về tình hình ANTT trên địa bàn, thủ đoạn của các loại tội phạm hiện nay, phòng ngừa ngăn chặn “tín dụng đen”, Luật An ninh mạng.
Bên cạnh đó, công nhân còn được phổ biến một số nội dung liên quan lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, nhất là thời điểm Tết nhằm góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông… Chính quyền địa phương, chủ nhà trọ kêu gọi các công nhân lao động nâng cao ý thức, tham gia đấu tranh, phòng, chống, tố giác tội phạm… Ngay từ những buổi đầu thành lập, các nhà trọ có tổ tự quản đều được trang bị báo, tạp chí, sách pháp luật… để NLĐ có điều kiện tiếp cận thông tin, nâng cao hiểu biết. Các nhà trọ đều được hướng dẫn để xây dựng nội quy, với những quy định cụ thể về đăng ký tạm trú tạm vắng, đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy…
CNLĐ hào hứng tham gia Tổ tự quản nhà trọ công nhân. Ảnh: P.V. |
Anh Võ Đức Quang (công nhân làm cho một công ty may mặc ở An Giang), chia sẻ, các khu nhà trọ thường là nơi phức tạp về ANTT. Từ khi Tổ tự quản nhà trọ công nhân ra đời, mọi người yên tâm đi làm, nhất là vào các buổi tối khuya, nhờ có sự quan tâm của chủ nhà, kiểm soát người ra vào chặt chẽ.
“Công việc của tôi rất bận rộn, nên hầu như ở Công ty không có thời gian để làm việc khác. Nhờ có tổ tự quản mà tôi được tham gia các buổi tuyên truyền để hiểu hơn những nội dung về pháp luật”, anh Quang nói.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tại các khu công nghiệp nói chung và địa phương có nhiều công ty hoạt động nói riêng đang thu hút, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Đi kèm với lợi ích về kinh tế, an sinh xã hội thì vấn đề an ninh trật tự cũng đặt ra nhiều trăn trở.
Thiếu tá Nguyễn Quốc Huy, Phó Trưởng Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh An Giang, cho biết: "Thời gian qua, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh rất phức tạp. Trong các khu nhà trọ, đối tượng lợi dụng đông người, trà trộn vào bên trong trộm cắp tài sản. Nhiều đối tượng nghiện ma túy có hung khí, liều lĩnh tấn công, gây thương tích cho người dân. Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo cho các lực lượng kiên quyết xử lý, đấu tranh triệt để. Công tác đầu tiên được chú trọng là vận động quần chúng, bằng việc tuyên truyền, thành lập ban, tổ và thêm nhiều mô hình đảm bảo an ninh trật tự.
Tổ tự quản nhà trọ công nhân là một trong số mô hình được tập thể nhà trọ đồng lòng thực hiện khá tốt hiện nay. Người dân phát hiện hành vi phạm tội trên địa bàn, tham gia tố giác, phối hợp bắt giữ đối tượng giao cho công an địa phương, tùy trường hợp sẽ được đề nghị UBND cấp huyện hoặc Công an tỉnh khen thưởng. “Lực lượng công an và hệ thống chính trị có hạn, nhờ người dân, công nhân tham gia phối hợp sẽ đảm bảo an ninh trật tự địa bàn cơ sở tốt hơn. Từ đó, cuộc sống người dân ổn định, đơn vị, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh nhiều hơn”, Thiếu tá Nguyễn Quốc Huy nói.
Đồng chí Nguyễn Hữu Giang, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang, cho biết thêm: "Cùng với những mô hình, giải pháp nêu trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh luôn xác định việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Từ đó, tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tính đến nay có gần 90% doanh nghiệp tổ chức các buổi trao đổi định kỳ hay đột xuất để giải quyết những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của CNLĐ. Việc tổ chức đối thoại trong các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, vai trò của Ban Chấp hành CĐCS ngày càng phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn, linh hoạt hình thức tổ chức như tùy vào điều kiện thực tế mà doanh nghiệp lồng ghép những nội dung liên quan đến quyền lợi giữa chủ doanh nghiệp với NLĐ.
“Đặc biệt, hiện nay nhiều lao động bị giảm giờ làm, tạm hoãn HĐLĐ, mất việc do bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng, NLĐ mong muốn có việc làm ổn định để có thu nhập cho gia đình. Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của công nhân, vừa qua, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức buổi đối thoại giữa CNLĐ với lãnh đạo tỉnh. Qua đó, lãnh đạo tỉnh nắm được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, đã chỉ đạo các sở ngành chức năng phối hợp tham mưu lãnh đạo tỉnh có chế độ, chính sách thu hút doanh nghiệp về tỉnh An Giang đầu tư; hay có chính sách hỗ trợ kịp thời NLĐ bị ảnh hưởng do cắt giảm đơn hàng”, đồng chí Nguyễn Hữu Giang nhấn mạnh.
Bài 3: Cơ sở pháp lý về quản lý tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp Thực hiện cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ luật Lao động (2019) đã quy định ... |
Bài 5: Về gói tín dụng 20.000 tỷ đồng lãi suất thấp dành cho người lao động Gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho công nhân lao động (CNLĐ) được Ngân hàng Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam triển ... |
Bài 6: Mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, tiền lương, BHXH Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc cải cách chính sách pháp luật về lao động, tiền lương và bảo hiểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh