Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo

Đời sống - Trần Thị Xuân Hương - Chủ tịch CĐCS Công đoàn Trường Mầm non Hoàng Anh

Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân” của Nhân dân ta. Các phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tấm gương sáng.
Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo
Hiến máu nhân đạo được cô Nhung đăng ký và tham gia thường xuyên.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có nhiều tấm gương điển hình đáng trân trọng trong các phong trào người tốt việc tốt, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong đó Ngô Thị Nhung, nhân viên Trường Mầm non Hoàng Anh cũng là một trong những tấm gương sáng tiêu biểu, cần được biểu dương và trân trọng từ những nghĩa cử cao đẹp mà cô đã và đang thực hiện trong rất nhiều năm qua.

Người phụ nữ có nhiều cuốn “sổ đỏ" nhất trường

Nhắc đến cô Ngô Thị Nhung, từ ban lãnh đạo nhà trường đến các Cô giáo, CBCNV Trường Mầm non Hoàng Anh dường như không ai là không biết. Với các cô giáo trẻ, những đồng nghiệp trong trường, cô Nhung như một người “chị cả”, một người “mẹ” phúc hậu với nụ cười luôn rạng ngời trên khuôn mặt. Hình ảnh một người phụ nữ trung niên nhanh nhẹn, hoạt bát, “miệng nói tay làm", luôn đứng tuyến đầu trong các phong trào - đoàn hội này được rất nhiều người yêu mến. Cô Nhung hiện đang công tác tại Trường Mầm non Hoàng Anh.

Với tâm niệm “mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, cô Ngô Thị Nhung rất tích cực với các chương trình thiện nguyện, đặc biệt trong công tác hiến máu nhân đạo. Cô chia sẻ rằng: “Mình làm được gì giúp ích được cho đời thì mình cứ làm. Một giọt máu của mình, biết đâu có thể cứu được ai đó vượt qua cơn nguy kịch, giữ được mạng sống quý giá".

Nghĩ là làm, đến nay người phụ nữ này đã hiến máu hơn 34 lần cho các tổ chức, CLB hiến máu nhân đạo trên toàn thành phố. Và cô cũng sở hữu hàng chục quyển sổ chứng nhận hiến máu nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp từ nhiều chương trình, hoạt động. Các cô giáo, các chị em đồng nghiệp trong trường thường hay nói vui: “Chị Nhung là người có nhiều “sổ đỏ" nhất trường. Những quyển “sổ đỏ” ấy không chứng minh được tài sản nhưng lại chứng minh được tấm lòng cao cả với nghĩa cử cao đẹp của cô nhân viên bảo vệ Trường Mầm non Hoàng Anh.

Qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tìm hiểu thông tin về các CLB hiến máu tình nguyện trong thành phố. Cô Nhung đã tham gia CLB "Máu nóng Sống để yêu thương", CLB "Là nhà - Chúng ta là anh em" và nhiều hội nhóm tình nguyện viên khác. Dù ở hội nhóm nào cô cũng đều là hội viên năng nổ, tích cực và rất nhiệt tình trong các hoạt động, phong trào.

Các anh chị em trong CLB "Máu nóng Sống để yêu thương", các cán bộ nơi tiếp nhận máu tại Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng đều rất yêu quý cô hội viên vui tính này. Trong mọi chương trình, mọi “ngày hội" hiến máu đều không thể thiếu cô Nhung. Cô cho rằng “cứ cho đi là sẽ còn mãi" và cuộc đời này sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Với cô hành động hiến máu là tình nguyện, là chia sẻ với cộng đồng và sự nhiệt huyết cho các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần cứu sống người bệnh.

Cô Nhung chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng mỗi người đều có thể làm việc tốt, trở thành người tốt tùy vào sức lực của mình. Còn đủ sức khỏe là tôi còn đi hiến máu. Hiến máu còn giúp cơ thể thay đi máu cũ để sản sinh máu mới. Cơ thể tôi vẫn khoẻ mạnh sau ngần ấy lần đi hiến máu. Vì thế nên bản thân tôi và cả gia đình tôi vẫn rất vui vẻ, hạnh phúc với việc mình đang làm”.

Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo
Cô Nhung và các tình nguyện viên trong CLB.

Những cuộc gọi chưa từng bị từ chối…

“Mỗi lần hiến máu, tôi cảm thấy tinh thần rất thoải mái và hạnh phúc vì những giọt máu của mình góp phần cứu sống được ai đó”. Đó cũng là lời chia sẻ chân tình từ cô Nhung. Dù những cuộc gọi cần hiến máu gấp lúc giữa đêm, giữa những ngày mưa to, gió lớn, ngay cả trong những lúc phong tỏa căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 cô cũng chưa từng từ chối. Chỉ cần thu xếp được cô một mình, một xe tự chạy ngay đến nơi cần lấy máu. Những bất tiện về thời tiết, đường xá nắng mưa cô Nhung đều không ngại, vì với cô lúc đó chỉ mong sao nhanh chóng hiến được máu, cứu được người.

Cô Nhung tâm sự: “Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng là nơi tôi thường đến hiến máu với những ca cấp cứu nặng rất thương tâm. Do đó, mỗi khi CLB có chương trình hiến máu hay khi có những ca cần máu khẩn cấp tôi đều trực tiếp đến Bệnh viện để hiến máu”.

Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân” của những người dân Việt Nam máu đỏ da vàng. Và cô Ngô Thị Nhung là một trong những cá nhân có hành động và nghĩa cử cao đẹp cần được lan toả, chia sẻ đến cộng đồng.

Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo

Cô Ngô Thị Nhung được khen tặng trong lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu của thành phố năm 2020.

Hạnh phúc với những chứng nhận khen thưởng, tôn vinh

Và để ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của cô, rất nhiều bằng khen, chứng nhận từ các cấp thành phố, địa phương, CLB đã tặng bằng khen cô Ngô Thị Nhung vì đã có thành tích xuất sắc trong việc vận động và tham gia hiến máu tình nguyện trong rất nhiều năm.

Trong “Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu thành phố Đà Nẵng và Mít tinh hưởng ứng Hành Trình Đỏ lần thứ VIII năm 2020” cô Nhung rất tự hào là một trong các cá nhân được tôn vinh khen thưởng. Cô cũng được nhận rất nhiều bằng khen chứng nhận: “Gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác vận động và tham gia hiến máu tình nguyện” năm 2019 và năm 2020.

Từ năm 2011 đến nay, đều đặn hằng năm cô Nhung đều tình nguyện tham gia hiến máu. Tính đến nay, cô đã có hơn 34 lần hiến máu tình nguyện và vinh dự được Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố tuyên dương, khen tặng.

Không chỉ tình nguyện hiến máu, cô còn là hội viên tích cực của hội trong việc tuyên truyền, vận động các anh, chị em, người thân cùng tham gia hoạt động hiến máu. Đặc biệt, trong giai đoạn phong tỏa thành phố mùa dịch cao điểm, cô xung phong làm tình nguyện viên phục vụ ban hậu cần cho các điểm chống dịch. Hình ảnh một người cô như người mẹ xông xáo, ân cần, nhiệt tình, không ngại khó ngại khổ luôn sẵn sàng hỗ trợ các tình nguyện viên tại các chống điểm chống dịch. Đến nay, mỗi khi nhắc đến cô Nhung dường như các bạn tình nguyện viên, các anh chị em ở phường An Hải Đông - quận Sơn Trà đều nhớ rất rõ. Những hộp cơm, tô bún, những món quà ăn vặt đều được cô vun vén, chia sẻ rất tươm tất và cả những câu chuyện cười rôm rả, hài hước đều được mọi người nhớ rất rõ.

Bên cạnh việc tích cực tham gia phong trào hiến máu nhân đạo, hoạt động chống dịch, cô Nhung cũng là một CBNV gương mẫu của Trường Mầm non Hoàng Anh. Trong công việc cô Nhung luôn thực hiện tốt các nội quy, quy chế làm việc của nhà trường với tinh thần trách nhiệm cao. Hằng ngày cô luôn chủ động, sắp xếp mọi việc, hỗ trợ hết mình các cô giáo, CBNV trong trường. Với tinh thần nhiệt tình, không ngại khó ngại khổ và luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ. Cô luôn mang niềm vui, tiếng cười đến cho các cô giáo trong trường, các vị phụ huynh và cả trẻ tại trường.

Mỗi mùa tựu trường qua đi, càng nhiều “búp non trên cành” và các phụ huynh càng thêm yêu quý “Cô Nhung". Những nụ cười hồn nhiên, những giọng nói ngọng nghịu “Con chào cô Nhung" mỗi khi đến lớp và mỗi khi tan trường đã trở nên rất quen thuộc trên sân trường. Mọi người thường hay nói đùa: “Ngày nào vắng tiếng cô Nhung là ngày đó trường thiếu tiếng cười". Cô luôn lắng nghe ý kiến và tôn trọng tập thể cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các CBNV đi trước, không ngừng trau dồi các nghiệp vụ bổ sung để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.

Trong cuộc sống này, những người tốt việc tốt là những nguồn cảm hứng vô cùng đáng quý. Cô Ngô Thị Nhung là một trong số những người đặc biệt ấy, người đã khắc sâu tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hành động của người tốt, việc tốt. Với mong muốn trân trọng và lan tỏa tấm gương của cô Ngô Thị Nhung, chia sẻ tinh thần tương thân, tương ái và truyền cảm hứng. Bài viết này như một thông điệp nhắn gửi đến cộng đồng, chúng ta hãy cùng nhau làm những việc tốt để có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Ước nguyện “cho đi để được còn mãi"

Đã hơn 34 lần hiến máu và con số này sẽ còn tăng nữa. Với cô Nhung, đã cho đi thì cứ cho đến khi mình còn có thể. Trong quá trình tham gia các công tác tình nguyện, Cô cũng đã quyết định “Hiến tạng khi qua đời". Cầm chiếc thẻ đăng ký hiến tạng trên tay, cô nở một nụ cười nồng ấm và chia sẻ rằng: “Cứ cho đi để được còn mãi em à. Hơn nữa, việc hiến máu nhân đạo hay việc hiến tạng không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị. Cô cũng chỉ làm được những gì trong khả năng của mình mà thôi”.

Cô Ngô Thị Nhung là một tấm gương sáng, một biểu hiện đáng trân quý của tinh thần đạo đức Hồ Chí Minh về các hoạt động của người tốt, việc tốt. Chính với tinh thần và nghĩa cử cao đẹp của mình cô đã làm cho nền tảng tình nguyện viên ở địa phương ngày càng trở nên vững chắc. Hãy cùng nhau bước đi trên con đường người tốt việc tốt, để chúng ta cùng nhau làm thay đổi và xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.

Những tấm gương như cô Ngô Thị Nhung cần được lan tỏa trong cộng đồng để thấy rằng người tốt, việc tốt luôn ở xung quanh chúng ta. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều cá nhân như cô Nhung trở thành cầu nối lớn, tạo sự gắn kết cho một cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo
20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi 20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi

Tình thương yêu trẻ em đồng bào khiến người phụ nữ ấy quên hết nhọc nhằn, khó khăn để “gieo mầm xanh” trên mảnh đất ...

Người chèo lái đơn vị tuyến đầu chống dịch Người chèo lái đơn vị tuyến đầu chống dịch

Với trách nhiệm là người đứng đầu, bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Thông (Giám đốc Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng) ...

Nữ giáo viên luôn “cháy” hết mình với nghề Nữ giáo viên luôn “cháy” hết mình với nghề

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng luôn “cháy” hết mình với nghề ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son Cà phê tối

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son

ASEAN Championship 2024 (vẫn được biết đến với tên gọi AFF Cup) đã khởi tranh hôm qua. Hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận đấu đầu tiên với đội tuyển Lào tại vòng bảng của giải đấu. Từ khóa của giải đấu lần này là "nhập tịch".

Khi TikToker “nhờn” biên bản Cà phê tối

Khi TikToker “nhờn” biên bản

TikToker Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) lại một lần nữa gây bão dư luận với hành vi phản cảm. Và cũng như lần trước, lần này, Tuấn nhận một biên bản xử phạt 30 triệu đồng.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Kinh tế - Xã hội -

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…