Siêu biến chủng Omicron: Lời nhắc nhở với chúng ta
Cà phê tối - 28/11/2021 11:08 Mỹ Anh
“Trị từ cái gốc này" Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ |
Các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới khẩn trương đánh giá hiệu quả của các vaccine phòng COVID-19 hiện có đối với biến thể Omicron |
Trong bức tranh tổng quan, biến thể này được phát hiện ở Nam Phi. Biến thể đã xuất hiện ở châu Âu, châu Á. Mỹ chưa ghi nhận ca nhiễm cụ thể nhưng chuyên gia dịch tễ hàng đầu xứ cờ hoa - Tiến sĩ Anthony Fauci đã nhận định có thể biến chủng đã xuất hiện ở Mỹ. Hàng loạt các nước châu Âu, Úc đã tạm ngừng các chuyến bay tới một số nước châu Phi.
Theo các chuyên gia, Omicron xuất hiện cách đây chừng 2 tuần. Còn, các quốc gia phương Tây đồng loạt ra hành động cách đây chừng 3 ngày. Một động từ đang được dùng rất nhiều trong những tít (title) báo chí của phương Tây cập nhật về dịch bệnh là “slam” (đóng sập, đóng cửa mạnh) khi mô tả về việc đóng biên với các nước châu Phi. Trong khi đó, Nam Phi trấn an rằng loại biến thể này không nguy hiểm như cảnh báo và các quốc gia không nên có hành động thái quá.
Trung bình, cứ hai tháng lại có một biến thể mới của nCoV. Song, Omicron được WHO nhận định là “cần được quan tâm”. Còn các nhà dịch tễ thì cho rằng, chúng ta cần khoảng vài tuần để có thêm dữ liệu đánh giá mức độ nguy hại của Omicron. Và có lẽ, thông tin cảnh báo lớn nhất là việc các quốc gia phương Tây vốn đã và đang chung sống với dịch bệnh đã vội vã đóng cửa với các nước châu Phi. Thiệt hại về kinh tế, tâm lý người dân là thấy rõ. Nhưng quyết định dứt khoát này phần nào làm người ta rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của cụm từ “cần được quan tâm” và “cần thêm dữ liệu”.
Kịch bản xấu nhất, biến thể sẽ “tăng cấp” cả về khả năng lây nhiễm, độc lực và khả năng kháng vaccine. Đây là điều tồi tệ không ai muốn diễn ra và các chuyên gia cũng nhận định rất khó xảy ra nhưng không phải không thể. Hiện tại, ghi nhận rõ nhất chỉ mới tạm ở mức độ gia tăng số ca lây nhiễm ở Nam Phi (90% số ca nhiễm là biến thể Omicron vào ngày 26/11; trong 2 tuần, quốc gia này tăng hơn 1.124% - theo New York Times).
Câu hỏi đặt ra, chúng ta ứng xử sao với Omicron?
Các chuyên gia dịch tễ thừa nhận, chúng ta cũng không có cách gì cản nổi. Nhưng làm chậm quá trình lây nhiễm của Omicron là điều cần làm. Từ đó, có thời gian xốc lại hệ thống y tế cũng như tìm hiểu kỹ đặc tính và tính toán giải pháp tối ưu để chống loại biến thể này.
Theo ghi nhận hiện tại, nơi ghi nhận ca nhiễm Omicron gần nhất với Việt Nam là Hong Kong (Trung Quốc). Và các nhà dịch tễ học quốc tế cũng thừa nhận, lúc này, ý thức con người là chìa khóa sống còn để làm chậm quá trình lây lan của virus. Bởi, dù có biến thể nguy hại đến đâu, virus sẽ không thể lây lan diện rộng và gây nguy hiểm nếu chúng ta tiếp tục kiên trì thực hiện các giải pháp căn cơ từ đầu dịch là khẩu trang, khử khuẩn.
Việt Nam đã chuyển trạng thái thích ứng an toàn với Covid-19 được một thời gian. Với những gì biến chủng Delta đã gây ra, chúng ta đều thấy rõ, giãn cách diện rộng không phải là giải pháp hữu hiệu khi dịch đã ngấm sâu vào cộng đồng. Các ca nhiễm của các địa phương cũng như cả nước đang tăng cao. Ở chiều ngược lại, tỉ lệ tiêm phủ vaccine cả nước cũng đã có nhiều thành tựu. Đặc biệt, số ca nhiễm tăng nhưng số ca tử vong đã giảm. Đó là những chỉ dấu tích cực về chiến lược thích ứng với Covid-19.
Trong chúng ta, không ai chắc giãn cách sẽ ngăn được biến chủng mới. Bởi nên nhớ, chúng ta đã dùng mọi cách để chặn biến thể Delta ở biên giới Tây Nam. Nhưng biến thể này đã xâm nhập bằng “đường chuyên gia”. Tức là, có quá nhiều biến số để cản trở quá trình ngăn chặn biến thể mới xâm nhập cộng đồng. Và chúng ta dốc lực trải từng biến số e rằng không còn thích hợp và hiệu quả.
Và lúc này, khi các thành phố lớn đã mở cửa, số lượng người đã tiêm 2 mũi vaccine đông song biến thể Omicron là lời nhắc nhở nghiêm túc với tất cả mọi người, kể cả những người đã tiêm vaccine.
Rằng dịch bệnh chưa thể kết thúc. Rằng những khó khăn, hiểm nguy vẫn đang ở phía trước. Rằng tiêm vaccine tốt rồi nhưng đừng lấy đó làm chủ quan bởi biến thể mới có nguy cơ kháng vaccine đang khiến thế giới lo lắng. Và rằng, dù có biến thể thế nào, thích ứng ra sao thì đừng bao giờ quên 5K- những điều đơn giản nhưng luôn hiệu quả nếu bền bỉ thực hiện.
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
Các con cần đến trường không chỉ vì kiến thức Học sinh nhiều tỉnh, thành đã gần xong học kì I năm học này nhưng vẫn chưa thể đến trường, không ít em chưa biết ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?