Thứ sáu 10/05/2024 04:45

Quy định mới về Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị cán bộ công đoàn cần biết

Kỹ năng cán bộ công đoàn - ĐỖ THIỆM

Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 (Nghị định 59); cán bộ công đoàn cần biết những quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Quy định mới về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Cán bộ công đoàn tham gia góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Phạm Thủy

Theo đó, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/8/2023. Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân thực hiện theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và Nghị định 59. Đây là những quy định pháp luật mới mà cán bộ công đoàn cần biết trong tổ chức thực hiện.

Thứ nhất, về tổ chức Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị được quy định tại Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Điều 21 Nghị định 59, cụ thể: Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 3 đến 9 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị.

Ban Thanh tra nhân dân gồm trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 9 người trở lên thì số lượng phó trưởng ban không quá 2 người. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; phó trưởng ban có trách nhiệm giúp trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban.

Với trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ban chấp hành công đoàn đề xuất để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 9 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Còn trong trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 7 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân. Trong trường hợp đặc thù không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân, ban chấp hành công đoàn sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.

Quy định mới về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Liên đoàn Lao động quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức tọa đàm trong cán bộ công đoàn về nâng cao chất lượng hoạt động ban thanh tra nhân dân. Ảnh: Internet

Thứ hai, về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được thực hiện tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định tại Điều 51 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Điều 21 Nghị định 59.

Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

Thứ ba, về nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 2 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

Thứ tư, về tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban Thanh tra nhân dân được quy định tại các Điều 51 và Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể: Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia ban Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.

Người trúng cử thành viên Ban Thanh tra nhân dân khi hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị được tổ chức hợp lệ và có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành.

Quy định mới về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức tập huấn Ban Thanh tra nhân dân. Ảnh: Internet

Thứ năm, về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định tại Điều 62 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Điều 20 Nghị định 59, cụ thể: Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 6 tháng và hằng năm. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

Quy định mới về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Công đoàn Trường THPT Bảo Lâm (Lâm Đồng) phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, bầu ban thành viên thanh tra nhân dân. ảnh: ĐVCC

Thứ sáu, trách nhiệm của ban chấp hành công đoàn trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định tại Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể: Giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu trưởng ban, phó trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết. Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.

Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

Công đoàn -

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn tỉnh Bắc Giang trong Tháng Công nhân năm 2024.

"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"

Đó là chia sẻ của đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sơn La trong chương trình Talk Công đoàn phát sóng ngày 16/3/2024.

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động hưởng lợi, cải thiện đời sống, an tâm làm việc mà còn góp phần giúp quan hệ lao động tại doanh nghiệp ngày càng hài hòa, phát triển ổn định.

Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu

Công đoàn -

Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu

Một trong những kinh nghiệm khi giải quyết ngừng việc tập thể là hiểu điều công nhân nói, và nói cho công nhân hiểu, dựa trên quy định pháp luật.

Đào tạo lý luận, nghiệp vụ công đoàn cho gần 50 cán bộ

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đào tạo lý luận, nghiệp vụ công đoàn cho gần 50 cán bộ

Lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn vừa khai giảng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự tham gia của 47 cán bộ công đoàn.

Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Giải quyết ngừng việc tập thể cần rất nhiều kỹ năng đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, khả năng quan sát, học hỏi, ứng biến của cán bộ công đoàn.

Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng; Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép; Người trẻ nhảy việc: Phải biết lượng sức; 6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu ; từ 1/7/2024...

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Tôi công nhân

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III Hoạt động Công đoàn

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lần thứ III.
Bản tin công nhân: Doanh nghiệp không còn khả năng đóng BHXH, quyền lợi người lao động giải quyết sao? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Doanh nghiệp không còn khả năng đóng BHXH, quyền lợi người lao động giải quyết sao?

Bản tin công nhân ngày 8/5 gồm những nội dung: Tặng 100 chỉ vàng cho người lao động cống hiến lâu năm; Làm công nhân cao su, đời sống khấm khá; Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp, mô hình hoạt động nữ công hiệu quả trong thời gian tới.

Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên

Công đoàn -

Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên

Cán bộ công đoàn cơ sở phải nắm bắt được những bức xúc của người lao động, tăng cường đối thoại và giải quyết những mâu thuẫn nhen nhóm dù là nhỏ nhất.

Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm: “Vẫn còn những trận địa bị bỏ trống trong truyền thông công đoàn”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm: “Vẫn còn những trận địa bị bỏ trống trong truyền thông công đoàn”

Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, truyền thông công đoàn vẫn còn những trận địa bị bỏ trống.

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định như vậy khi nói về vai trò của công đoàn trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Không để nợ lương ở các đơn vị sự nghiệp trở thành “điểm nóng”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Không để nợ lương ở các đơn vị sự nghiệp trở thành “điểm nóng”

Đó là chia sẻ của đồng chí Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Nam trong Chương trình Talk Công đoàn tuần này.

Tết bận rộn của cán bộ công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Tết bận rộn của cán bộ công đoàn

Chăm lo cho công nhân lao động có một cái Tết đủ đầy rồi mới đến lượt chăm lo cho gia đình mình. Tết của những cán bộ công đoàn luôn tất bật, tranh thủ, nhưng cũng luôn đong đầy cảm xúc, nghĩa tình.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn khu vực ngoài Nhà nước trong tình hình mới

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn khu vực ngoài Nhà nước trong tình hình mới

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ), nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước có đông đoàn viên, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt là một trong ba khâu đột phá, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bác Hồ từng dạy 6 điều đối với công nhân và tổ chức Công đoàn

Emagazine -

Bác Hồ từng dạy 6 điều đối với công nhân và tổ chức Công đoàn

Thật là thú vị và may mắn, trong khi đi tìm các tư liệu để viết về đề tài Bác Hồ với công nhân, công đoàn cho số báo Tết Giáp Thìn 2024 này, một lần nữa tôi đọc lại 6 điều Bác dạy công nhân, công đoàn Việt Nam từ cách đây 67 năm, ngày 19/1/1957, và thêm một lần lĩnh hội sâu sắc hơn quan điểm, tư tưởng của Người.

Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở là giải pháp đột phá

Công đoàn -

Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở là giải pháp đột phá

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) là nội dung quan trọng được Công đoàn tỉnh Lâm Đồng triển khai trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Làm "Chợ Tết Công đoàn": Vất vả nhưng vui và hạnh phúc

Công đoàn -

Làm "Chợ Tết Công đoàn": Vất vả nhưng vui và hạnh phúc

Hơn 30.000 công nhân lao động tham gia Chợ Tết Công đoàn tại Khu Kinh tế Tây Ninh.