Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn khu vực ngoài Nhà nước trong tình hình mới
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 13/02/2024 08:46 TỐNG VĂN BĂNG - Trưởng Ban Tổ chức, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Thấu hiểu sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-BCH ngày 11/01/2019 về công tác CBCĐ trong tình hình mới và Chương trình 1563/CTr-TLĐ ngày 09/10/2019 xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực Nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hằng năm Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ thành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động,… thực hiện xuyên suốt toàn hệ thống.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn đã cử đi đào tạo hơn 4.000 lượt CBCĐ; có hơn 2,2 triệu lượt CBCĐ được tập huấn, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn (gấp 1,6 lần so với nhiệm kỳ trước), trong đó cán bộ CĐCS chiếm hơn 75%.
Đồng chí Tống Văn Băng - Trưởng Ban Tổ chức, Tổng LĐLĐ Việt Nam (đứng). Ảnh: Hải Nguyễn |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác CBCĐ các cấp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập; tình trạng thiếu CBCĐ xảy ra ở địa phương, đơn vị, ngành; một số cán bộ còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; tỉ lệ bài giảng theo phương pháp tích cực đạt thấp; nội dung tập huấn còn nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn; đội ngũ chủ tịch CĐCS hầu hết là kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn còn ít...
Để tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCĐ, đặc biệt là chủ tịch CĐCS ngoài khu vực ngoài Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã đề ra hệ thống các giải pháp để nâng cao chất lượng CBCĐ nhất là CBCĐ chuyên trách và chủ tịch CĐCS. Theo đó, các cấp công đoàn cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, đặc biệt là chủ tịch CĐCS ngoài khu vực ngoài Nhà nước
Dự báo trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn; pháp luật lao động tiếp tục được hoàn thiện, thúc đẩy thị trường lao động và quan hệ lao động (QHLĐ) phát triển, vận hành đầy đủ theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế; việc thiết lập và thực hiện QHLĐ sẽ do chính các bên tiến hành thông qua phương thức thương lượng, thỏa thuận, đối thoại là chủ yếu; sẽ xuất hiện tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp bên cạnh CĐCS. QHLĐ sẽ ngày càng phức tạp, đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải thể hiện rõ hơn vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và NLĐ.
Do vậy, cần phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ theo hướng chuẩn hóa, khoa học, thực tiễn, thống nhất, sáng tạo; xây dựng, ban hành khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ theo vị trí chức danh và theo cấp công đoàn để thực hiện theo hướng chuyên nghiệp, nề nếp, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ.
Liên đoàn Lao động thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ Công đoàn cho cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2023. Ảnh: Đ.H |
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cần căn cứ vào sự phát triển của tổ chức. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để có hình thức đào tạo thích hợp. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày, tạo điều kiện cho tất cả CBCĐ không chuyên trách từ Ủy viên ban chấp hành (BCH) CĐCS trở lên, nhất là cán bộ mới tham gia hoạt động BCH công đoàn lần đầu về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…
Việc đào tạo CBCĐ qua hoạt động thực tiễn cũng cần phải được quan tâm. Coi trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm giúp cho đội ngũ CBCĐ có đủ tự tin để tham gia giải quyết, đề xuất, tham mưu, vận động thuyết phục để chuyển hóa các chủ trương, nghị quyết quả Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tổ chức Công đoàn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Làm tốt công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBCĐ, nhất là đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực ngoài Nhà nước
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo và xây dựng đội ngũ CBCĐ, gắn với phát huy trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và người đứng đầu của tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ. Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình CBCĐ, đặc biệt là trước và sau các kỳ đại hội công đoàn các cấp; mở rộng các hình thức dân chủ để đông đảo ĐVCĐ được trực tiếp giới thiệu nhân sự.
Công tác đánh giá CBCĐ các cấp cần được thực hiện một cách khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, theo tiêu chuẩn, có nội dung và phương pháp đúng đắn, theo quy định của Đảng và thực tiễn hoạt động, đặc biệt khả năng tổ chức, vận động, tập hợp, thuyết phục đoàn viên, NLĐ vào hoạt động công đoàn. Đánh giá đúng ưu điểm, mặt được của cán bộ sẽ có tác dụng động viên, thúc đẩy họ phấn đấu vương lên; nói đúng khuyết điểm, nhược điểm sẽ có tác dụng răn đe, ngăn chặn, chỉnh sửa những tồn tại hạn chế của người được đánh giá.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc gia: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện Việt Nam thực hiện CPTPP và EVFTA” tại Trường Đại học Công đoàn. Ảnh: K. PHẠM |
Rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định và thực hiện đồng bộ các quy định về công tác cán bộ
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định về công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước mắt là cập nhật, sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển chọn CBCĐ; quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn; xây dựng và ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá CBCĐ các cấp; quy định về phân công, phân cấp quản lý CBCĐ…; thực hiện tốt các chế độ, chính sách khuyến khích lợi ích, động viên tinh thần đối với CBCĐ; bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ chính sách chung cho cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý theo phân cấp, đồng thời có các chế độ đãi ngộ thích hợp cho CBCĐ trong tình hình cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện cho họ hoạt động.
Chủ động nghiên cứu tham mưu xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách bảo vệ, đãi ngộ CBCĐ, trước hết là cán bộ chuyên trách, theo các nguyên tắc: Chế độ, chính sách đối với CBCĐ phải trên cơ sở chế độ, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước; bảo đảm quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, hiệu quả công tác; khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được làm việc, cống hiến và thể hiện năng lực; nghiên cứu, tham mưu để có cơ chế bảo vệ CBCĐ, chống phân biệt, đối xử, nhất là chủ tịch CĐCS ngoài khu vực Nhà nước khi đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
Chủ động phối hợp nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng CBCĐ trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân nhằm thu hút, tạo động lực cho CBCĐ. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho các cấp công đoàn hợp lý, bảo đảm về số lượng, chất lượng; có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết NLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Làm tốt công tác phối hợp lựa chọn CBCĐ, đặc biệt là chủ tịch CĐCS thực sự là thủ lĩnh của đoàn viên, NLĐ
Để thực sự là thủ lĩnh, thu hút, tập hợp được đoàn viên, NLĐ, đòi hỏi chủ tịch CĐCS phải có năng lực tập hợp quần chúng; có tác phong liên hệ mật thiết với đoàn viên, NLĐ; có kỹ năng tổ chức đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ, để giải quyết thấu đáo những vấn đề phát sinh trong QHLĐ; có bản lĩnh dám đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, NLĐ. Vì vậy, việc lựa chọn đội ngũ CBCĐ, nhất là chủ tịch CĐCS thực sự là thủ lĩnh của tập thể lao động đặc biệt quan trọng.
Muốn vậy, công đoàn cấp trên cơ sở phải thường xuyên theo dõi nắm chắc về đội ngũ cán bộ CĐCS; mỗi kỳ đại hội hoặc khi có thay đổi về nhân sự của CĐCS cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự; việc bầu cử ở cấp cơ sở cần được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ; đổi mới, nhân rộng hình thức bầu cử trực tiếp đối với chủ tịch CĐCS, tạo điều kiện để đoàn viên, NLĐ thực sự có cơ hội lựa chọn ra người thủ lĩnh của mình.
Trao giấy khen cho các học viên tại Lễ bế giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn do Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 (Quảng Bình) phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức. Ảnh: Xuân Viễn. |
Làm tốt công tác bảo vệ và quan tâm thực hiện chính sách đối với CBCĐ, đặc biệt là chủ tịch CĐCS
Làm tốt công tác nắm bắt thông tin từ NLĐ, trao đổi thông tin của tổ chức Công đoàn đến NLĐ, nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, giải quyết những vấn đề bất cập phát sinh tại cơ sở để kịp thời bảo vệ cán bộ, ĐVCĐ, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể.
Thực tế, đội ngũ CBCĐ ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, có rất ít thời gian cho hoạt động công đoàn, mặt khác họ hưởng lương và chịu sự quản lý của NSDLĐ nên chịu áp lực và rất dễ bị chi phối, vì vậy công đoàn cấp trên cần quan tâm hỗ trợ cho cán bộ CĐCS trong quá trình triển khai các hoạt động công đoàn, nhất là trong thương lượng, đối thoại, giải quyết tranh chấp lao động... Cán bộ CĐCS cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị phân biệt đối xử, vì vậy để họ có tâm huyết, trách nhiệm với chức trách, nhiệm vụ thì tổ chức Công đoàn phải có trách nhiệm bảo vệ họ.
Cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ CBCĐ theo hướng dựa vào tập thể, có chính sách hợp lý để hỗ trợ CBCĐ khi bị NSDLĐ sa thải do đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Quan tâm hơn nữa việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCĐ, nhất là CBCĐ ở cơ sở. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với CBCĐ, tập trung vào việc xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp. Có các hình thức ghi nhận những cống hiến của họ; các chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng; các hình thức động viên khen thưởng nhằm tạo động lực để CBCĐ phấn đấu, làm việc.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới Công đoàn tỉnh Hà Nam xác định khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn, đóng góp phát triển ... |
Chú trọng đào tạo cán bộ và chuyển đổi số hoạt động công đoàn Đó là một trong những nhiệm vụ, khâu đột phá trong năm 2024 để triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Công đoàn ... |
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và tích cực xây dựng Đảng, chính quyền Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình, được đồng chí Ngô Thị Mỹ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/10/2024 20:51
Làm gì để công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả với người lao động?
Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động để phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo sự gần gũi với đoàn viên, người lao động.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 30/10/2024 15:39
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 29/10/2024 07:55
Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá trị hơn là sự hoàn hảo nhưng sẽ có rủi ro.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 27/10/2024 16:22
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nếu cán bộ, công chức kém, làm sai nhiều; người lao động trong doanh nghiệp bị "bắt nạt"... thì khi đó mới cần tính đến chuyện chuyển đổi số.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/10/2024 20:31
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công
LĐLĐ thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nữ công trong tình mới.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất