Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên
Công đoàn - 29/02/2024 18:25 MINH ANH
Đó là những kinh nghiệm mà đồng chí Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đúc kết sau hơn chục năm làm thủ lĩnh công đoàn tại doanh nghiệp có trên 32.000 công nhân.
Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với dấu mốc “lịch sử” năm 2010, khi Công ty Taekwang Vina chỉ trong một năm có tới 2 cuộc đình công lớn, kéo dài.
Cuộc đầu diễn ra tháng 1, với 8.000 công nhân tham gia, họ yêu cầu công ty công khai thang bảng lương, có chế độ thai sản phù hợp với công nhân nữ, không trừ tiền công nhân nghỉ bệnh, công bố mức thưởng Tết... Tháng 12 năm ấy, một cuộc đình công lại nổ ra, số lượng công nhân tham gia lần này tăng hơn 2.000 so với lần trước, và mục tiêu là tăng lương, nâng cao chất lượng bữa ăn, công bố mức thưởng Tết,…
Năm 2011, đồng chí Đinh Sỹ Phúc được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina. Từ đó đến nay, quan hệ lao động trong công ty luôn giữ được sự hài hòa, ổn định.
Taekwang Vina luôn được đánh giá là doanh nghiệp có môi trường làm việc hài hòa, ổn định. Ảnh: CĐCC |
Lắng nghe, đối thoại để tìm ra giải pháp
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc ví von doanh nghiệp nơi mình làm việc như một xã hội thu nhỏ, bởi số lượng công nhân “khủng”, họ lại đến từ nhiều vùng miền, với những tôn giáo khác nhau, cá tính khác nhau.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, mỗi khi doanh nghiệp có các chính sách mới về lương thưởng, giờ làm mà công nhân thấy chưa thỏa đáng… cũng có thể gây ra bức xúc và mâu thuẫn.
Theo quan điểm của Chủ tịch Công đoàn Taekwang Vina, giải pháp tối ưu nhất là không để xảy ra xung đột chứ không phải để xảy ra rồi mới giải quyết. Vì vậy, phải thường xuyên đối thoại, và muốn đối thoại thì phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động.
Đây là một thách thức lớn khi mà số lượng công nhân quá đông. Làm sao đi đến từng phân xưởng, tổ sản xuất nhỏ để hiểu được công nhân? Để giải bài toán này, đồng chí Phúc đã thành lập mạng lưới tuyên truyền của công đoàn đến với từng bộ phận, cá nhân…
Đối thoại thường xuyên và định kỳ giúp doanh nghiệp, công đoàn và người lao động hiểu nhau hơn. Ảnh: CĐCC |
“Từ tổ sản xuất nhỏ nhất, đến dây chuyền, đến bộ phận, phân xưởng… đều có “đội chân rết tuyên truyền” của công đoàn. Chính mạng lưới này sẽ giúp công đoàn và doanh nghiệp nắm được những tâm tư, tình cảm, những bức xúc, những hoàn cảnh khó khăn, ma chay, hiếu, hỉ… của từng người lao động. Như vậy thì công đoàn công ty mới kịp thời có các phương án can thiệp, động viên, hỗ trợ… cho người lao động”, đồng chí Phúc chia sẻ.
Theo thủ lĩnh Công đoàn Taekwang Vina, để hiểu người lao động thì không gì hiệu quả hơn bằng việc phải lắng nghe. “Khi người lao động bức xúc, chúng ta cứ chú tâm lắng nghe, đừng bàn đến đúng sai mà hãy để cho người lao động tin tưởng giãi bày. Sau đó, nếu đúng, chúng ta tiếp thu và có những trả lời thỏa đáng, còn nếu sai, chúng ta sẽ phân tích để cho người lao động hiểu rõ hơn vấn đề”.
“Trên tinh thần đó, Công đoàn Taekwang Vina đã đưa ra các kế hoạch để tổ chức được công tác truyền thông đa dạng và mang tính hai chiều, mà ở đây chúng tôi gọi là Hệ thống tiếp nhận thông tin đa chiều. Để làm được điều này, Công đoàn Taekwang Vina đã xây dựng được mạng lưới từ công đoàn cơ sở đến công đoàn bộ phận, tổ trưởng công đoàn”, đồng chí Phúc nói.
Hằng ngày, tổ trưởng công đoàn lắng nghe, nắm bắt được những tâm tư của đoàn viên, người lao động trong khu vực mình phụ trách. Mỗi tháng công đoàn sẽ phải có các cuộc họp với đoàn viên, người lao động. Những vấn đề nhỏ, tổ trưởng công đoàn giải quyết, còn những vấn đề lớn sẽ được báo cáo cho công đoàn cơ sở để có thể kịp thời xử lý...
Công đoàn đến tận từng bộ phận, phân xưởng để lắng nghe tâm tư của người lao động. Ảnh: CĐCC |
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, sự khởi đầu khá khó khăn khi cán bộ công đoàn ở các bộ phận hầu như đều kiêm nhiệm nên rất thiếu kinh nghiệm công đoàn. Do đó, Công đoàn Công ty phải tổ chức tập huấn thường xuyên, tạo điều kiện cho công đoàn bộ phận nắm bắt được công tác công đoàn và những kỹ năng cần thiết như nghe và nói.
Nhưng theo đồng chí Phúc, điều quan trọng là cán bộ công đoàn phải luôn chân thành khi trao đổi với công nhân. Như vậy công nhân mới tin tưởng, chia sẻ, nêu ý kiến…
“Các thắc mắc, bức xúc của người lao động cần được giải đáp ngay lập tức, vì như thế, người lao động thấy được ý kiến của mình được lắng nghe, được tôn trọng và sau đó sẽ thêm tin tưởng vào công đoàn, vào doanh nghiệp”, Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina nói.
Không chỉ vậy, ở Công đoàn Công ty Taekwang Vina còn có thêm một nhóm chuyên phụ trách quan hệ lao động. Nhóm này, ngoài các công việc chuyên môn thì hằng ngày cử người đi tiếp xúc từ vài chục đến cả trăm công nhân lao động để nắm tình hình. Ngoài chia sẻ ở nơi làm việc, những người trong nhóm còn thường tìm đến phòng trọ của công nhân, vừa là để nắm bắt tình hình thực tế cuộc sống của công nhân, nhưng cũng là cách để gần gũi công nhân hơn.
Công đoàn quan tâm đến những việc nhỏ nhất cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: CĐCC |
Công đoàn còn đề xuất Ban Lãnh đạo Công ty dùng các hệ thống truyền thông như loa phát thanh, thùng thư góp ý, email nội bộ, facebook, zalo,… Đặc biệt, mỗi tháng đều có 1 video về công đoàn được phát trên các màn hình công cộng đặt trong công ty để tuyên truyền bằng hình ảnh.
Công đoàn Công ty còn thành lập Fanpage, luôn có cán bộ công đoàn tương tác với các ý kiến của đoàn viên, người lao động. Đây là cách lắng nghe kịp thời, trả lời kịp thời giữa công đoàn và công nhân.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho rằng: “Nếu muốn tạo một môi trường làm việc hài hòa, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tạo sự phát triển cho doanh nghiệp thì sự đối thoại là rất cần thiết. Từ thực tế của Taekwang Vina đã cho thấy rõ điều đó. Nhưng muốn đối thoại thì chúng ta phải lắng nghe. Thế nên, chúng tôi luôn chủ động tìm đến với công nhân, đem đến cho công nhân sự chân thành để nhận lại sự tin tưởng”.
Quy chế giải quyết mâu thuẫn "không có vùng cấm"
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, để giải quyết vấn đề được hiệu quả hơn, Công đoàn Công ty Taekwang Vina đã xây dựng những quy chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người lao động. Quy chế này được Ban Lãnh đạo Công ty phê duyệt và “không có vùng cấm” nghĩa là sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp kể cả với chuyên gia nước ngoài.
Cụ thể, trong trường hợp người lao động có những tranh chấp, những bức xúc gì đối với chuyên gia nước ngoài thì họ có thể ý kiến lên công đoàn và công đoàn được quyền giải quyết theo từng cấp bậc.
Công đoàn Taekwang đã từng xử lý các chuyên gia nước ngoài bằng hình thức kỷ luật khi thực hiện không đúng quy định của doanh nghiệp với người lao động…
“Việc làm này giúp cho niềm tin của người lao động với Công đoàn Công ty gần như tuyệt đối. Mọi ý kiến của người lao động đều được lắng nghe, mọi việc làm đều được ghi nhận… tất cả được xử lý, giải quyết kịp thời theo quy trình, họ cũng không sợ bị trù dập”, đồng chí Đinh Sỹ Phúc nói.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc trao 5 chỉ vàng từ chương trình quay số may mắn đầu năm 2024 do Công đoàn cơ sở Công ty Taekwang Vina tổ chức cho công nhân Trần Thị Lệ Hoàng. Ảnh: CĐCC |
Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty Taekwang Vina cũng thường xuyên xuất hiện tại các buổi gặp mặt, trao đổi với người lao động, hiểu rõ hơn các mong muốn của người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động cũng thấy được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty đối với bản thân mình.
Việc đảm bảo phúc lợi cho người lao động cũng là cách để Công ty Taekwang Vina luôn giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Hằng năm, công đoàn tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư nguồn kinh phí để chăm lo cho các chương trình phúc lợi, để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó và cống hiến, không phát sinh những mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp lao động...
Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ... |
Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Sau 5 ngày ngừng việc, sáng nay (6/10) có khoảng 1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (Diễn Châu, Nghệ An) trở lại nhà ... |
Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ... |
Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào? Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì đình công là: “Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức ... |
Tin cùng chuyên mục
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 12/12/2024 06:10
Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
Theo khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025), lao động nam có thời gian đóng BHXH cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 16:08
Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
Để tạo điều kiện cho đoàn viên khó khăn về quê ăn Tết, những chuyến xe nghĩa tình ấm áp của Tổng Công ty May 10 đã trở thành một chương trình ấn tượng, ý nghĩa.
Phát triển đoàn viên - 11/12/2024 11:01
Bí quyết của đơn vị dẫn đầu cả nước về phát triển đoàn viên
Với số đoàn viên thực tăng 31.239 trong năm 2024 - cao nhất cả nước, LĐLĐ TP Hải Phòng là đơn vị duy nhất trên toàn quốc được trao tặng Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 07:53
Nữ thủ lĩnh công đoàn tận tâm vì người lao động
“Hạnh phúc là được mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người lao động” là phương châm của chị Phạm Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 11/12/2024 07:01
Doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết ít hơn số ngày quy định được không?
Trường hợp doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ít hơn 5 ngày thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 16:30
Thừa Thiên Huế: Hơn 18.000 lượt đoàn viên được chăm lo, hỗ trợ năm 2024
Năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chăm lo, hỗ trợ hơn 18.000 lượt đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền hơn 11 tỉ đồng; hàng chục ngàn lượt đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi, ưu đãi, giảm giá...
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10