Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 13/03/2024 06:09 TRƯỜNG SƠN
Những bí quyết vàng để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng |
Người lao động hưởng nhiều quyền lợi
Chị Nguyễn Thị Thủy gắn bó với Công ty TNHH MSV (Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) suốt 7 năm nay. Nữ công nhân nhớ lại, vào làm việc được hơn 2 tháng thì kết hôn. Vào ngày cưới, chị được công ty chúc phúc món quà 500.000 đồng.
Trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, chị Thủy được công ty cho về sớm 60 phút. Hằng ngày, chị được bố trí nghỉ 10 phút để ăn bữa phụ.
“Không chỉ mình tôi mà các chị em khác đều được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi trên. Nhờ đó mà tôi đã yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với công ty suốt nhiều năm qua”, chị Thủy nói.
Lãnh đạo Công ty TNHH MSV trao quà cho nữ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vào dịp 8/3. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV cho hay, những chế độ ưu đãi trên đều được ghi trong thỏa ước lao động tập thể - do công đoàn dày công xây dựng, thỏa thuận với doanh nghiệp. Bản thỏa ước lao động tập thể còn có nhiều điều khoản khác cao hơn luật định.
Chẳng hạn, khi ông, bà nội ngoại hoặc anh, chị em ruột mất, người lao động được nghỉ 2 ngày hưởng nguyên lương; suất ăn ca trị giá 22.000 đồng/người và được xem xét điều chỉnh khi vật giá tăng cao.
Ngoài đóng các loại bảo hiểm theo quy định, người lao động còn được mua bảo hiểm kết hợp con người 24/24 do công ty chi trả 100%. Công ty cũng hỗ trợ phụ cấp xăng xe cho người lao động từ 300.000 đồng/người, tùy vào chức danh và vị trí công việc.
“Hằng năm, công ty cam kết, xem xét thưởng cuối năm cho toàn thể người lao động đã ký hợp đồng, số tiền này được chi trả trước Tết Nguyên đán”, đồng chí Hoàng cho biết.
Nhờ có thỏa ước lao động tập thể, người lao động luôn được nhận lương tháng 13 và quà Tết của Công ty TNHH MSV. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Tại Công ty TNHH Sản xuất gạch Hoa Mặt Trời (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), thỏa ước lao động tập thể được ký kết với nhiều điều khoản cao hơn luật như: tiền ăn ca của người lao động là 22.000 đồng/suất, chưa kể tiền chất đốt và tiền phục vụ; mỗi lao động được hỗ trợ tiền xăng xe từ 10.000 - 30.000 đồng/ngày; tất cả đều có lương tháng thứ 13.
Chị Nguyễn Thị Vân - công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch Hoa Mặt Trời cho biết, hằng năm, tất cả người lao động của được tham quan, nghỉ dưỡng một lần mà vẫn hưởng nguyên lương. Những ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mỗi lao động nữ đều được tặng suất quà từ 200.000 - 300.000 đồng. Công ty còn tạo điều kiện cho công đoàn xây dựng tủ sách phong phú, tạo thói quen đọc sách, nâng cao hiểu biết cho người lao động...
“Năm vừa qua, có thời điểm công ty thiếu đơn hàng, tôi và nhiều công nhân khác lo lắng chỉ mong có việc làm ổn định, không dám nghĩ đến phúc lợi. Thế nhưng, không chỉ được đảm bảo việc làm liên tục, chúng tôi còn được duy trì phúc lợi như thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, ai cũng phấn khởi, yên tâm sản xuất”, chị Vân nói.
Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 275/316 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể, đạt tỷ lệ 87%, trong đó có 14 thỏa ước lao động tập thể được ký mới. Theo đánh giá của Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh những thỏa ước lao động tập thể được dày công xây dựng vì quyền lợi cho người lao động, còn có nhiều thỏa ước lao động tập thể mang tính đối phó, nội dung sao chép, chắp vá, vay mượn, một số bản thỏa ước lao động tập thể gần giống như nội quy của doanh nghiệp; việc giám sát thực hiện sau khi ký thỏa ước lao động tập thể chưa được thể hiện rõ nét. |
Cách nào có được bản thỏa ước chất lượng?
Theo Chủ tịch Công ty TNHH MSV, để có một bản thỏa ước lao động tập thể tốt, điều cốt lõi trong quá trình thương lượng, ký kết là công đoàn cơ sở phải hiểu được doanh nghiệp và người lao động cần gì. Trước khi tiến hành thương lượng, công đoàn cơ sở phải nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của công nhân, từ đó có những đề xuất hợp lý, hợp tình.
“Cán bộ công đoàn phải mềm mỏng, có những nội dung đề nghị thì được ngay nhưng cũng có những nội dung người sử dụng chưa đồng ý ngay. Vì vậy, phải kiên trì, chờ thời điểm thích hợp, đặt lại vấn đề mới mong có hy vọng”, đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV chia sẻ.
Công đoàn giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Cùng quan điểm trên, đồng chí Lê Thị Duyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất gạch Hoa Mặt Trời nói rằng, để có bản thỏa ước lao động tập thể chất lượng, bản thân cán bộ công đoàn cơ sở phải nắm rõ tâm tư nguyện vọng, mong muốn chính đáng của người lao động và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Đối với những điều khoản khó, cán bộ công đoàn phải mềm mỏng, kiên trì, chọn thời điểm thích hợp để lựa lời giải thích, thương lượng với người sử dụng lao động. "Có thể lần đầu chưa được, nhưng lần hai, lần ba sẽ được".
“Công đoàn không chỉ luôn đòi hỏi quyền lợi cho người lao động mà phải biết đốc thúc người lao động làm việc chuyên nghiệp, mang lại năng suất lao động cao, cùng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, lúc đó công đoàn mới mong được doanh nghiệp đáp ứng nguyện vọng cho người lao động”, đồng chí Duyên nói.
Theo đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, để có bản thỏa ước lao động tập thể tiến bộ, cán bộ công đoàn ngoài am hiểu luật phải nhạy bén, biết tranh thủ sự ủng hộ của doanh nghiệp và cả tập thể lao động.
“Dự thảo nội dung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết được niêm yết công khai ở các xưởng để công nhân có thể góp ý. Việc tập hợp ý kiến đóng góp của công nhân sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc hợp lý và xuất phát từ nguyện vọng của số đông công nhân. Phương pháp này giúp công đoàn cơ sở gặp nhiều thuận lợi trong quá trình thương lượng, ký kết hoặc bổ sung thỏa ước lao động tập thể, tạo dựng uy tín với doanh nghiệp", Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ.
Video: Hỏi đáp về thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.
Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 quy định hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể như sau: - Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. - Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện. - Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể. - Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. |
60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp 60.000 lao động thuộc 7 công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi từ việc ... |
Tình hình quan hệ lao động trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cấp công đoàn đã tích cực triển khai các hoạt động, tham gia ổn định tình hình ... |
Những bí quyết vàng để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể là mục tiêu của cán bộ công đoàn nhằm mang lại nhiều quyền lợi nhất ... |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 30/11/2024 16:30
Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Đó là thông điệp của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động, cán bộ công đoàn cơ sở kiêm nhiệm (không hưởng lương ngân sách), diễn ra ngày 30/11/2024, tại TP Đà Nẵng.
Công đoàn - 27/11/2024 12:37
Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sinh hoạt báo cáo viên
Đây là Hội nghị sinh hoạt báo cáo viên định kỳ hằng tháng, được tổ chức tại Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam (Khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hoá) vào sáng 24/11 vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/10/2024 20:51
Làm gì để công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả với người lao động?
Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động để phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo sự gần gũi với đoàn viên, người lao động.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 30/10/2024 15:39
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 29/10/2024 07:55
Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá trị hơn là sự hoàn hảo nhưng sẽ có rủi ro.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn