Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Hoạt động Công đoàn - NGUYỄN TÚC

Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Nhân dịp 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu bài viết Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên của tác giả Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên thư ký đồng chí Hoàng Quốc Việt.

Trung tuần tháng Tám năm 1945, trong những ngày diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Tào, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có “cuộc hội ý chớp nhoáng” với Thường vụ Trung ương Đảng. Tại cuộc hội ý này, Người nêu ý kiến: Cần cử một số đồng chí thay mặt Trung ương và Tổng bộ Việt Minh đi kiểm tra tình hình chuẩn bị khởi nghĩa từ Bắc vào Nam.

Là cán bộ dày dặn kinh nghệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức quần chúng, đồng chí Hoàng Quốc Việt – một trong bảy Ủy viên Trung ương lâm thời đầu tiên của Đảng được Bác Hồ, Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng Việt Minh trao trọng trách đó.

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Đồng chí Hoàng Quốc Việt (thứ 2, từ trái sang) với công nhân ngành Xây dựng Hà Nội. Ảnh: TL.

Kết thúc cuộc hội ý, Bác dặn thêm: “Phải thực hiện thật tốt chính sách Việt Minh và cố gắng có mặt ở Nam bộ sớm ngày nào hay ngày ấy”.

Nhận lệnh của Bác, của Trung ương và của Tổng bộ Việt Minh, đồng chí Hoàng Quốc Việt lúc đó là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng cùng đồng chí Cao Hồng Lãnh – một cán bộ cao cấp của Đảng xuất phát ngay khi Đại hội quốc dân còn đang họp. Đoàn đi theo đường Thái Nguyên về Hà Nội bằng đường sông. Thời điểm đó là mùa lũ, nước sông lên to, đoàn vừa đi vừa cứu được một số đồng bào bị lũ cuốn trôi.

Về đến Yên Viên, nhìn lên đường thấy một chiếc ô tô cắm cờ đỏ sao vàng, trên xe có nhiều người đang hồ hởi hát bài “Diệt phát xít” rồi “Chiến sĩ ca” giữa hai bài hát cách mạng là tin: “A lô, lực lượng khởi nghĩa do Việt Minh lãnh đạo từ bốn giờ chiều hôm nay đã làm chủ Hà Nội. Chính quyền Hà Nội đã hoàn toàn về tay ta”.

Để vào Nam cần có xe. Đồng chí Hoàng Quốc Việt ra hồ Hoàn Kiếm, chứng kiến cảnh hàng ngàn người tràn xuống lòng đường với những khuôn mặt tươi rói, nụ cười hồ hởi, hô vang những khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Ủy ban Giải phóng dân tộc. Cùng với khung cảnh đó là những đoàn tự vệ vũ trang, tay súng, tay mác có mặt ở khắp mọi nơi.

Đến nhà bưu điện mới thấy một chiếc xe Rơ-nôn phủ đầy bụi đường. Bác lái xe người Nam bộ có cái trán hói ngồi trước vô lăng đang ngủ. Hỏi ra mới biết: Đó là chiếc xe chở chị Nguyễn Thị Thập – đại diện Xứ ủy Nam Kỳ ra dự Quốc dân Đại hội Tân Trào đang chuẩn bị về. Thế là đoàn công tác của Trung ương xin đi nhờ để cùng vào Nam.

Ra khỏi ngoại thành, xe liên tục phải dừng để dân quân tự vệ kiểm soát. Do đoàn có “giấy thông hành” đặc biệt của Tổng bộ Việt Minh cấp nên mọi việc đều “thuận buồm xuôi gió”.

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Đồng chí Hoàng Quốc Việt đọc diễn văn khai mạc Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 2, tại Hà Nội tháng 2/1961. Ảnh: Tư liệu.

Dọc chiều dài đất nước, đồng chí Hoàng Quốc Việt gặp được nhiều anh em, đồng chí. Có người mới gặp lần đầu nhưng rất nhiều người là bạn chiến đấu cũ đã từng cùng nhau “sống và chiến đấu” trong các nhà tù của đế quốc, thực dân, đặc biệt là những năm tháng ở nhà tù Côn Đảo – nơi địa ngục trần gian. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, là kêu to những biệt danh đã từng đặt cho nhau trong những ngày gian khổ như: Cuội, Búa, Bò Rừng, Trâu Chọi… Biết bao kỷ niệm vui, buồn được nhắc lại.

Đồng chí Cao Hồng Lãnh đến Đà Nẵng thì hay tin Hội An - quê anh đã thành lập chính quyền cách mạng. Anh em địa phương lên mời anh về dự mít tinh với bà con quê hương, song, nhớ lời Bác Hồ dặn trước lúc ra đi: Phải gấp rút vào Nam sớm ngày nào hay ngày ấy nên anh phải tạm biệt các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhà để sáng hôm sau lên đường sớm.

Đến Phú Yên, đoàn công tác phải dừng lại vì một sự việc ít ai ngờ tới. Hồi đó ở một số tỉnh miền Trung có hai tổ chức Việt Minh. Đó là tổ chức Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc và tổ chức Việt Minh của... Hồ Chí Minh. Chủ trương cứu nước, Điều lệ giống nhau, các tổ chức cứu quốc ở cấp dưới là một nhưng đến khi giành được chính quyền lại hình thành hai tổ chức và hoạt động độc lập với nhau.

Đoàn công tác của Trung ương đến cũng là lúc hai bên đang tranh cãi quyết liệt. Đồng chí Cao Hồng Lãnh ngồi nghe, không nhịn được cười, vui vẻ giới thiệu với Hội nghị: Đồng chí Hoàng Quốc Việt – đại diện Tổng bộ Việt Minh của cả Nguyễn Ái Quốc lẫn Hồ Chí Minh sẽ nói chuyện với Hội nghị.

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Đồng chí Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên thư ký đồng chí Hoàng Quốc Việt. Ảnh: Ngô Khiêm.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt mới nói: “Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh là một. Nguyễn Ái Quốc là tên chúng ta đã biết từ trước. Còn Hồ Chí Minh là tên mới của Người có từ ngày Người về nước, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam”.

Thắc mắc lâu nay đã được trả lời. Bất hòa đã được giải tỏa. Cả hai nhóm Việt Minh ôm nhau, vui mừng cảm động, rơi nước mắt.

Một tuần sau, đoàn vào đến Biên Hòa. Vừa nghe bác tài reo: “Đất Nam kỳ rồi” thì xảy ra một chuyện chẳng ngờ. Lúc đó có một nhóm biệt kích Pháp vừa nhảy dù xuống rừng cao su Biên Hòa thì bị quân ta bắt sống. Xe áp giải nhóm biệt kích này vừa lên đường quốc lộ thì gặp xe của đoàn công tác.

Anh em tự vệ giữ xe của đoàn để kiểm tra giấy tờ. Dù đã trình giấy công tác đặc biệt của Tổng bộ Việt Minh, song anh em vẫn không chịu và ra lệnh bắt luôn đoàn phái viên đặc biệt của Trung ương đưa về giam tại khám Chí Hòa.

May thay, cán bộ trại giam nhận ra đồng chí Nguyễn Thị Thập – Bí thư Xứ ủy – lãnh đạo của mình và sự hiểu lầm được giải tỏa.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt kịp dự lễ Độc lập 2/9 ở Sài Gòn.

Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách. Một trong những việc quan trọng là theo chủ trương của Trung ương, trong tình hình cách mạng còn ở thời kỳ “trứng nước”, cần mời các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu ra đảm nhiệm công việc quan trọng của chính quyền để kẻ thù không thể kiếm cớ bóp chết chính quyền non trẻ của chúng ta. Đây là chủ trương đúng song không phải đã sớm được lãnh đạo các địa phương đồng tình.

Nhiều đồng chí trong chúng ta lúc đó cứ đinh ninh rằng: Khi đã giành được chính quyền rồi, người cộng sản phải nắm giữ hết các chức vụ thì cách mạng mới vững chắc. Phải kiên trì giải thích chủ trương của Trung ương, của Bác Hồ, cuối cùng mọi người cũng thông và nhất trí mời luật sư Phạm Văn Bạch ra làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Nam Bộ với yêu cầu cấp ủy thường xuyên cùng ông điều hành.

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam duyệt số Tạp chí Công đoàn tháng 1/1970 trước khi phát hành. Ảnh: T.L

Tiếp đến là việc giải tán đội “cộng hòa vệ binh”, một tổ chức quân sĩ cách mạng mới được thành lập mô phỏng theo quân đội Anh. Thay vào đó là đội tự vệ cách mạng của Nhân dân với phương châm: “Cơm nhà, áo vợ, việc dân, việc nước”. Rồi bàn và đưa ra những đối sách với quân Anh sắp tràn vào nửa phần phía Nam của đất nước với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật, còn thực dân Pháp cũng đã kéo vào lăm le xâm lược nước ta một lần nữa.

Công việc cấp bách số một lúc này là tổ chức ra Côn Đảo để sớm đón anh em tù cộng sản đang nóng lòng từng giờ, từng phút trở về đất liền. Từ sau Nam Kỳ khởi nghĩa, tù chính trị chúng dồn ra Côn Đảo lên đến hàng nghìn người.

Phải bằng mọi cách đưa các đồng chí mình về sớm ngày nào hay ngày ấy. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ cán bộ đang rất cần gấp hiện nay. Đây là những đồng chí đã từng được rèn luyện trong một “trường đào tạo” đặc biệt, trong đó rất nhiều đồng chí đã từng là lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Bàn về việc này, có hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất là cố tìm những con tàu thật to, hiện đại treo đèn, kết hoa cùng đoàn nhạc binh ra đón theo nghi thức mà các nước từng làm. Nhưng trong lúc này, lấy đâu ra tàu to, hiện đại?

Ý kiến thứ hai đề xuất vận động Nhân dân mang ghe thuyền của mình ra đón các chiến sĩ từng bị cầm tù ngoài đó. Đấy là cách nhanh nhất và dễ làm nhất.

Tưởng Dân Bảo – một chiến sĩ cộng sản, vốn là một đảng viên Quốc dân đảng được ta giác ngộ đã từng bị bọn thủ lĩnh lưu manh hóa của Quốc dân đảng tuyên án “xử tử” về cái gọi là “phản bội đảng, đi theo cộng sản” xung phong nhận nhiệm vụ và cùng rất nhiều anh em đi ngay về Gò Công và Kiến Phước.

Vài ngày sau, anh em báo về đã có trên ba chục ghe lớn sẵn sàng tham gia. Ngày 16/9 đoàn ghe thuyền kéo cờ, căng buồm ra khơi đưa các đồng chí, đồng đội từ Côn Đảo trở về.

Cách mạng vừa thành công, biết bao việc đang chờ cán bộ. Lực lượng ở Côn Đảo về được phân công nhiệm vụ luôn, nhiều đồng chí gần quê cũng chẳng kịp về nhà thăm vợ con và người thân. Một số đồng chí được bổ sung vào Xứ ủy Nam Kỳ.

Tất cả đã sẵn sàng cho một chặng đường nóng bỏng đang chờ đợi ở phía trước.

50 năm 50 năm "thủ đô" Chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam Việt Nam

Trong câu chuyện tâm tình với chúng tôi, nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Sô, một người con Quảng Trị vẫn thường hoài ...

Chủ tịch Tôn Đức Thắng- người chiến sĩ cách mạng kiên trung Chủ tịch Tôn Đức Thắng- người chiến sĩ cách mạng kiên trung

Tối 19/8 vừa qua, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đã long trọng diễn ra Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch ...

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Hoạt động Công đoàn -

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời

Hoạt động Công đoàn -

Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời

Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.

Thượng úy Bùi Viết Tuấn - Ngọn lửa sáng trên tuyến đầu sản xuất

Hoạt động Công đoàn -

Thượng úy Bùi Viết Tuấn - Ngọn lửa sáng trên tuyến đầu sản xuất

Thượng úy Bùi Viết Tuấn, Trợ lý Phòng Kỹ thuật Công nghệ - một cái tên không còn xa lạ với cán bộ, công nhân viên nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật). Với sự nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, anh đã trở thành tấm gương sáng ngời, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ cán bộ, kỹ sư trẻ.

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phú Diễn (phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là cán bộ trách nhiệm, giỏi giang, gương mẫu, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác và các hoạt động xã hội. Cô là bông hoa tươi thắm của đơn vị.

Ký ức ấm áp khi nghĩ về người chị nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi

Hoạt động Công đoàn -

Ký ức ấm áp khi nghĩ về người chị nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi

Hơn 20 năm làm công tác công đoàn, chị Nguyễn Thị Ngân, nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Cao su Bình Lợi - trực thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) đã để lại ấn tượng cho cán bộ đoàn viên của đơn vị. Dù đã về hưu nhưng khi nghĩ về chị, mỗi đoàn viên luôn cảm thấy ấm áp, tràn đầy yêu thương.

Vượt qua bạo bệnh, thắp sáng niềm tin hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Vượt qua bạo bệnh, thắp sáng niềm tin hướng tới tương lai

Câu chuyện vượt qua bệnh tật của anh Trần Phú Dũng, Trưởng phòng - Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường và sự không từ bỏ. Hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của anh không chỉ là cuộc chiến với bệnh tật mà còn là biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm lo, giúp đỡ của Công đoàn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Lý (phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một cán bộ quản lý năng động, sáng tạo. Cô còn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung và sẵn sàng giúp đỡ đến cùng những người khó khăn, bệnh tật.

“Công đoàn như chiếc phao cứu sinh của cuộc đời tôi”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn như chiếc phao cứu sinh của cuộc đời tôi”

Tôi là đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hoa Hồng (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Những ngày khó khăn, u tối nhất của cuộc đời tôi đã trôi qua. Để vượt qua quãng thời gian ấy, công đoàn trường chính là chiếc phao cứu sinh để tôi bám vào, bước qua nỗi đau.

Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang

Hoạt động Công đoàn -

Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang

Mô hình Sức khỏe của bạn được LĐLĐ tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế triển khai từ năm 2017 đã phát huy hiệu quả thiết thực và được duy trì đến nay. Hai đơn vị thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các doanh nghiệp tổ chức đầy đủ nội dung, ngắn gọn trong các công ty vào dịp cuối tuần, giúp NLĐ được tham gia thuận tiện, nhất là lao động nữ.

Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi!

Hoạt động Công đoàn -

Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi!

Tôi là Trần Thị Thùy Nhung công tác tại khoa Thư viện – Văn phòng, Trường Đại học Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh). Căn bệnh ung thư đã khiến cuộc sống của tôi như đi vào ngõ cụt, nhiều lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng và muốn buông xuôi. Nhưng vì thương chồng, thương con, tôi kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Những ngày tháng đau thương và sợ hãi đó, công đoàn luôn bên tôi, không để tôi đơn độc.

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Trường THCS Hoàng Hoa Thám là ngôi trường đẹp, khang trang, có bề dày về thành tích giáo dục của quận Ba Đình, TP Hà Nội. Nơi đây tổ chức Công đoàn luôn hết lòng chăm lo đời sống cho công đoàn viên và xây dựng một tập thể gắn kết, yêu thương và phát triển.