Nước đến chân mới nhảy
Môi trường - Sức khỏe - 25/05/2023 19:39 AN VINH
19 giờ ngày hôm qua 24/5, chuyến bay chở đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mang theo 6 lọ thuốc hiếm Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) giải độc tố botulinum đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Trước đó, chiều ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc trực tiếp với Văn phòng WHO tại Hà Nội và ngay sau đó WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP. HCM.
Nhưng, đau đớn thay, cũng tối qua 24/5, khi thuốc giải độc BAT dành cho bệnh nhân ngộ độc botulinum về tới Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), thì bệnh nhân 45 tuổi ngộ độc botulinum đã không thể qua khỏi vì tình trạng bệnh đã quá nặng.
Trải qua hơn 1 tuần điều trị, người đàn ông 45 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, một trong 6 bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại TP.HCM đã tử vong mà không kịp dùng thuốc giải do WHO viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam. Trước đó, khi đang điều trị tại Khoa Nội thần kinh trong tình trạng liệt cơ, phải thở máy, điều trị kháng sinh, bệnh nhân này biến chứng nặng, phải chuyển xuống Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU). Dù các bác sĩ cố hết sức điều trị, bệnh nhân lâm dần vào suy đa cơ quan, ngưng tim và không qua khỏi.
Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 13 ngày nhập viện, TS. BS Võ Hồng Minh Công - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định nhận định ca bệnh rất nặng vì ngộ độc kéo dài. Bệnh viện đã thông báo với Sở Y tế Thành phố về tình trạng ngộ độc của bệnh nhân nhưng thời điểm đó nguồn thuốc BAT đã hết. Dù đã cố gắng kéo dài sự sống cho bệnh nhân, nhưng thuốc về tới bệnh viện thì bệnh nhân cũng không kịp để sử dụng. Đồng thời, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thuốc này được chỉ định sử dụng tốt nhất trong một giai đoạn, đặc biệt trước khi trở nặng nếu không sẽ mất hiệu quả nhiều.
Cũng trong sáng 25/5, TS. BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo, bệnh viện đã được phân phối các lọ thuốc giải độc botulinum do WHO viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, hai bệnh nhân 18 tuổi và 26 tuổi (là anh em ruột) đang điều trị tại đây sẽ không được chỉ định dùng thuốc, vì tình trạng sức khỏe thực tế không còn cho phép. Hiện, các bệnh nhân ở đây đã liệt cơ hoàn toàn, đang được nuôi dưỡng, thở máy, chăm sóc tích cực.
TS. BS Hùng cho biết thêm, vấn đề hết thuốc BAT giải độc đặc hiệu do ngộ độc botulinum là vấn đề rất đáng tiếc cho bệnh nhân và nan giải cho các bác sĩ điều trị.
Thời gian gần đây tình trạng ngộ độc botulinum từ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc được chế biến sẵn ngày càng phố biến. Đặc biệt, với thói quen ăn uống sử dụng thức ăn đường phố của người dân còn phổ biến nên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Từ ngày 13/5, TP.HCM đã ghi nhận 6 người (đều ngụ TP Thủ Đức) xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc botulinum. 5 trường hợp đã ăn bánh mì kèm với một loại chả lụa bán dạo, người còn lại ăn một loại mắm để lâu ngày.
Trong 6 bệnh nhân, có 3 anh em ruột điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được truyền thuốc giải BAT. Các bệnh nhân còn lại (gồm 2 ca tại Bệnh viện Chợ Rẫy và trường hợp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định) đang điều trị cầm cự.
Lãnh đạo phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, không thể loại trừ việc tới đây sẽ phát sinh thêm các ca ngộ độc botulinum mới. Thuốc giải dùng càng sớm sẽ càng hiệu quả, giúp trung hòa botulinum còn lại trong máu, ngăn độc tố không tấn công vào hệ thần kinh và giảm triệu chứng nặng.
Trường hợp ngộ độc botulinum mà có thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì trong vòng 48 đến 72 tiếng là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt, và không phải thở máy.
Hoặc nếu bắt đầu thở máy 1-2 ngày, tức rất sớm sau khi ngộ độc, thì trong khoảng thời gian trung bình khoảng từ 5 đến 7 ngày bệnh nhân có thể hồi phục, bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có thuốc giải độc BAT kịp thời thì bệnh nhân phải có điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy. Bởi bệnh lý này sẽ làm cho tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ, không thể thở được và dễ dẫn tới tử vong.
Theo ghi nhận trên các y văn thế giới, không có thuốc giải độc BAT thì thời gian trung bình thở máy của bệnh nhân phải kéo dài từ 3-6 tháng và quá trình thở máy có rất nhiều biến chứng xảy ra. Ví dụ như nhiễm trùng thứ phát về đường hô hấp, suy dinh dưỡng do thở máy kéo dài, liệt hoàn toàn dẫn đến cắt mạch, ...
Chính vì vậy, phác đồ điều trị hiện nay Bộ Y tế đã đưa ra trong trường hợp có BAT hoặc không có BAT. Tuy nhiên, không có BAT thì bác sĩ điều trị phải đối diện với rất nhiều thách thức trong quá trình theo dõi, điều trị cho bệnh nhân.
Trong ngành Y, việc dự phòng tốt hơn điều trị, để khi phát sinh ca mới sẽ có ngay thuốc giải sẽ cứu được mạng người. Do đó, việc mua sắm, nhập khẩu thuốc giải BAT điều trị cho những bệnh nhân hiện tại, cũng như dự phòng tình huống mới là một việc hết sức cấp thiết đối với Bộ Y tế và các sở y tế trên toàn quốc hiện nay.
Thậm chí, nhiều bác sĩ đã lên tiếng đề nghị, do thuốc giải độc BAT rất quý hiếm, đắt tiền, nên cần phải được mua dự trữ như một chương trình dự phòng quốc gia, có điều phối của nhà nước.
Quốc hội đang họp, đang bàn về nhiều chương trình quốc kế dân sinh, trong đó có chương trình dự phòng quốc gia. Cái chết của bệnh nhân bị ngộ độc ở Bệnh viện Gia Định tối qua 24/5, 2 bệnh nhân khác ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã lâm vào tình trạng không còn có tác dụng khi dùng thuốc, 3 em bé ở bệnh viện Nhi đồng đang phải săn sóc, hồi sức cấp cứu, và những trường hợp ngộ độc botulinum khác sẽ không thể tránh khỏi khi mà VSATTP còn rất yếu kém, thì sự lên tiếng của các vị ĐBQH về một chương trình dự phòng quốc gia đối với thuốc BAT và các loại thuốc đặc trị quý hiếm khác, theo ý kiến của người viết bài này, là hết sức cần thiết và cấp bách.
Chỉ khi có một chương trình dự phòng quốc gia như các thầy thuốc và bệnh nhân trông đợi và mong mỏi, chỉ khi không còn một bệnh nhân nào tử vong vì thiếu thuốc đặc trị, thì khi ấy cái câu ngạn ngữ “nước đến chân mới nhảy” mới thôi đeo bám một cách dai dẳng, tệ hại và đau xót trong tâm trí, trong lương tâm của tất cả các thầy thuốc và cả xã hội khi nghĩ về Bộ chủ quản và toàn thể ngành Y nước nhà.
Ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra ở Việt Nam và cả trên thế giới. Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 6 ca tại TP.HCM. Bên cạnh đó, giá của thuốc này cũng rất cao (8.000 usd/lọ), mà BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố botulinum nói riêng. |
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới