Nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân vệ sinh môi trường

Người lao động - PHAN NGUYÊN

Đã có nhiều bài viết về người lao động (NLĐ) vệ sinh môi trường ở các đô thị. Hầu hết đều phản ánh những nỗi vất vả, nhọc nhằn của họ. Dường như có cơ hội, NLĐ làm công việc này đều “dứt áo ra đi”. Có lẽ điều này cũng là chính đáng...
Đà Nẵng: Công nhân vệ sinh môi trường đã được về nhà sớm hơn mọi năm Tết và ... rác Căn nhà mới của công nhân vệ sinh môi trường
Nỗi niềm của công nhân vệ sinh môi trường
Ảnh đồ họa: PHAN NGUYÊN.

Công việc nhiều hiểm nguy

Anh Trịnh Văn Sỹ (53 tuổi, quê Phú Thọ), công nhân Xí nghiệp Môi trường quận Thanh Khê (Đà Nẵng) từng bị tai nạn nặng khi đang dọn rác đêm mùng 1 Tết năm 2019. Vụ tai nạn khiến anh phải chữa trị 01 năm do bị gãy xương hàm, chấn thương thận, gãy xương chậu, bể xương đùi, hôn mê 03 ngày mới tỉnh.

“Lúc đó khoảng 05 giờ, tôi đang làm ở ngã ba đường Nguyễn Tất Thành và Hà Khê thì bất ngờ một chiếc xe máy đi với tốc độ rất nhanh tông trúng. Lúc tỉnh dậy tôi không nhớ, không biết gì hết. Sau đó, gia đình nói lại là người tông trúng tôi tử vong ngay tại chỗ. May mắn tôi còn sống nhưng quãng đời còn lại phải sống chung với mức độ thương tật 63%”.

Khi được hỏi có định bỏ nghề để tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn không, anh Sỹ khẳng định: “Tôi yêu nghề và cũng chẳng biết đi đâu. Tôi chỉ gắng hoàn thành công việc của mình để có thu nhập lo cho gia đình”.

Hiện anh Sỹ vẫn miệt mài với công việc thu gom rác, làm sạch cho phố phường. “Vết thương của vụ tai nạn đã lành nhưng điều làm tôi tổn thương nhất là suy nghĩ của người đời về công việc của người công nhân vệ sinh môi trường. Có người thấy mình dọn rác thì cũng xem mình như rác vậy. Nhiều người thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, khi bị nhắc nhở thì nói những lời xúc phạm rất khó nghe. Đấy là điều làm tôi buồn nhất”, anh Sỹ tâm sự.

Những Nỗi niềm của công nhân vệ sinh môi trường mmmm
Chị Từ Thị Thông không may phải điều trị phơi nhiễm HIV. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Chị Từ Thị Thông (32 tuổi, quê Hà Tĩnh) cũng là công nhân môi trường của Xí nghiệp Môi trường quận Thanh Khê. Chị Thông vừa nghỉ việc được 02 tuần, đang học tiếng Nhật để xuất khẩu lao động với mong muốn có thu nhập tốt hơn.

Trong thời gian làm công nhân vệ sinh môi trường, chị Thông từng phải điều trị phơi nhiễm HIV vì bị kim tiêm đâm vào tay, nhắc lại chị vẫn còn run: “Vào tháng 10 năm 2019, khi đang dọn rác tại khu vực phường Xuân Hà, người dân dọn những ống kim bỏ trong túi nilong, tôi không nhìn thấy nên lúc thu gom vô tình bị ống kim đâm qua 02 lớp bao tay vải trúng vào tay. Lúc đó, tôi rất hoảng sợ...”.

Ngay sau đó, chị được đồng nghiệp đưa đi đến Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu để điều trị phơi nhiễm HIV trong 28 ngày.

May mắn, quãng thời gian đó, chị nhận được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các anh chị em trong đơn vị và sự thăm hỏi, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần của các cấp công đoàn.

Cuộc sống chưa bảo đảm

Quyết định chia tay sau 06 năm gắn bó với Xí nghiệp Môi trường quận Thanh Khê, chị Thông chia sẻ: “Mức lương của tôi chỉ 4,5 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cho cuộc sống ở trọ, một mình nuôi con. Tôi quyết định đi xuất khẩu lao động, hi vọng một tương lai tốt hơn cho hai mẹ con”.

Mới nghỉ việc, đi học tiếng Nhật được 02 tuần, chặng đường phía trước còn dài và gian nan nhưng với chị, điều khó vượt qua nhất vẫn là thời gian xa con nếu đi xuất khẩu thuận lợi. “Không vì cuộc sống mưu sinh, không vì tương lai cho con gái thì tôi không thể xa con dù chỉ một ngày”, chị Thông rưng rưng.

Những Nỗi niềm của công nhân vệ sinh môi trường mmmm
Công nhân môi trường tuy gặp nhiều hiểm nguy nhưng họ vẫn âm thầm làm đẹp cho phố phường. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Anh Võ Văn Luyện, người đã gắn bó với Xí nghiệp Môi trường quận Thanh Khê gần 21 năm, mức lương cũng chỉ có 180 ngàn đồng/ngày. Anh Luyện chia sẻ: “Bao năm nay với mức lương đó, tôi phải rất tằn tiện để trang trải cho cuộc sống. Bây giờ giá cả tăng cao, anh em mong muốn đơn vị tăng lương để bù đắp chi tiêu”.

Theo anh Lê Tất Mười, Đội trưởng Đội 1, Xí nghiệp Môi trường quận Thanh Khê, cuộc sống của NLĐ đơn vị nói chung còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, đơn vị đã cố gắng trang bị thêm đồ bảo hộ lao động phản quang, găng tay và dụng cụ đảm bảo an toàn cho NLĐ trong quá trình làm việc. “Tình trạng tai nạn không còn xảy ra nữa, nhưng thu nhập của anh em vẫn còn thấp, đơn vị đang cố gắng hết sức cải thiện dần”, anh Mười nói.

Thấu hiểu nỗi vất vả, thiệt thòi của công nhân vệ sinh môi trường, bắt đầu từ Tết năm 2022, TP. Đà Nẵng đã vận động người dân dọn rác có kích thước lớn trước Tết Nguyên đán 01 tuần để đơn vị vận chuyển không bị động. Lời kêu gọi bằng một thông điệp rất nhân văn: "Hãy giúp chúng tôi cơ hội kịp sum vầy bên người thân trong thời khắc giao thừa bằng hành động của bạn. Chúng tôi thu gom rác để nhận lấy thời gian".

CNLĐ vệ sinh môi trường thành phố cảm thấy vui vì ban đầu đã nhận được "tín hiệu" khả quan từ phía cộng đồng. Họ đã được về sớm hơn trong thời khắc giao thừa, hầu như không còn trường hợp phải làm việc đến sáng mùng 1 Tết nữa.

“Song, trường hợp như chị Thông quyết “dứt áo ra đi” khiến chúng tôi vừa cảm thông, vừa suy nghĩ, day dứt... Nghề vệ sinh môi trường vẫn chưa giữ chân được NLĐ”, anh Mười trải lòng.

Đà Nẵng: Công nhân vệ sinh môi trường đã được về nhà sớm hơn mọi năm Đà Nẵng: Công nhân vệ sinh môi trường đã được về nhà sớm hơn mọi năm

Với mong muốn công nhân môi trường kịp sum vầy bên người thân trong thời khắc giao thừa, TP Đà Nẵng đã kêu gọi người ...

Tết và ... rác Tết và ... rác

Thật lòng là cứ mỗi dịp Tết, nhìn cảnh những người công nhân vệ sinh môi trường đô thị cắm đầu cắm cổ dọn hàng ...

Căn nhà mới của công nhân vệ sinh môi trường Căn nhà mới của công nhân vệ sinh môi trường

Ông Lê Xuân Trường (57 tuổi), công nhân vệ sinh môi trường thuộc Tổ Môi trường Đô thị số 1 – Chi nhánh Ba Đình ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Đời sống -

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Người lao động -

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Người lao động -

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Người lao động -

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Người lao động -

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm xử lý những hệ lụy phát sinh, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Người lao động -

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Người lao động -

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.