Thứ sáu 26/04/2024 11:51

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới

Thị trường lao động - TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ Kinh tế Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương

Với cấu sản xuất và xuất khẩu như hiện nay, nếu Việt Nam nâng cao được chất lượng lao động và trình độ công nghệ thì tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa sẽ có rất nhiều dư địa để tăng lên; qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ. Từ năm 2005 đến 2021 tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ hơn 55% xuống còn 29%. Số lượng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản đã dịch chuyển mạnh mẽ sang ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 17,6% năm 2005 lên đến 33,11% năm 2021 (tăng hơn 16 điểm %). Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng thêm 10,7 điểm % từ 27,1% lên 37,8%. Điều đáng khích lệ đó là tỷ trọng lao động trong ngành chế biến chế tạo trong cùng thời kỳ cũng đã tăng thêm 11 điểm % (từ 11,8% năm 2005 lên 22,84% năm 2021).

Hình 1: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 2005 - 2021

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xét về số tuyệt đối thì số lượng lao động trong nông lâm thủy sản đến năm 2020 đã giảm 5,84 triệu người so với năm 2005, với mức giảm bình quân hàng năm là 1,8%. Trong cùng thời kỳ, số lao động trong ngành công nghiệp xây dựng đã tăng thêm gần 9 triệu người (với mức tăng bình quân là 5,38%/năm); số lao động trong ngành dịch vụ đã tăng thêm 7,7 triệu người (với mức tăng bình quân là 3,43%/năm).

Như vậy trong vòng 16 năm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tạo thêm 16,7 triệu lao động và giúp rút 5,8 triệu lao động ra khỏi khu vực nông, lâm, thủy sản. Sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp (nông, lâm, thủy sản) sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ qua. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, người sử dụng lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 171,8 triệu đồng/lao động, gấp 2,5 lần năm 2011 (70,3 triệu đồng/lao động).

Chuyển dịch cơ cấu lao động cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thị phần xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2005 chỉ chiếm 0,28% thị trường Thế giới. Năm 2021 thị phần của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần chiếm 1,2% thị trường thế giới.

Điều đáng nói đó là tỷ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời kỳ này: từ 49,87% năm 2005 lên 86,36% năm 2021. Kinh tế Việt Nam đã dịch chuyển từ một nước dựa vào nông, lâm, thủy sản để chuyển mạnh thành một trung tâm sản xuất hàng công nghiệp chế biến chế tạo của thế giới.

Trong lĩnh vực chế biến chế tạo xuất khẩu, ban đầu, Việt Nam chỉ xuất khẩu những hàng có trình độ công nghệ thấp, nhưng đã nhanh chóng dịch chuyển dần sang những hàng hóa có trình độ công nghệ cao và trung bình. Đặc biệt là ngành công nghệ ICT. Trong năm 2005 tỷ trọng hàng ICT trong xuất khẩu hàng chế biến chế tạo chỉ chiếm 2,77%, nhưng đến năm 2020 thì tỷ trọng lên tới 38,76% (tức là tăng 14 lần). Cùng trong giai đoạn này, tỷ trọng hàng công nghệ trung bình và cao trong hàng công nghiệp chế biến chế tạo tăng từ 21,44% lên 54% (tăng hơn 32,5 điểm %).

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới

Sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp (nông, lâm, thủy sản) sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ qua. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH MTV Bestmate Việt Nam (Trà Vinh) trong giờ sản xuất. Ảnh: Trí Dũng.

Tuy nhiên, chất lượng lao động chậm thay đổi đã hạn chế rất lớn hiệu quả kinh tế của quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất và xuất khẩu ở trên. Mặc dù, xuất khẩu của Việt Nam dịch chuyến mạnh sang các sản phẩm công nghệ trung bình và cao nhưng tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa của Việt Nam trong hàng xuất khẩu chế biến chế tạo của Việt Nam đang ngày càng giảm.

Như vậy, với cơ cấu sản xuất và xuất khẩu như hiện nay, nếu Việt Nam nâng cao được chất lượng lao động và trình độ công nghệ thì tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa sẽ có rất nhiều dư địa để tăng lên qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Một số vấn đề đặt ra

Việt Nam đã có những thành công được thế giới ngưỡng mộ trong việc phát triển kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, về cơ bản thì nền kinh tế mới tham gia vào những công đoạn giá trị thấp của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Có rất nhiều thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam nếu không có các quyết sách hữu hiệu thì các mục tiêu trở thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao năm 2030 sẽ rất khó thành hiện thực.

Thứ nhất, Lực lượng lao động Việt Nam đến năm 2021 vẫn ở mức có chất lượng thấp trong số những người tham gia lực lượng lao động, chỉ gần 26,1% lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ. Hầu hết người lao động tại Việt Nam là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề và họ chủ yếu tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc thông qua quá trình làm việc.

Bảng 1: Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ hai, hệ thống đào tạo kỹ năng, nghề không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, cơ cấu trình độ lao động đang bị thu hẹp trình độ trung cấp và cao đẳng trong khi trình độ đại học trở lên và trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thực trạng này phản ánh một thực tế đó là các trường cao đẳng và trung cấp nghề không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Người lao động hoặc cố gắng lấy được bằng đại học hoặc là học sơ cấp một nghề nào đấy hoặc không cần học mà tham gia ngay vào thị trường lao động. Sự thiếu vắng những người thợ được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức về công nghệ và kỹ năng lao động được xem là rào cản lớn nhất hiện nay trong việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn công nghiệp hóa phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, liên tục được cập nhật kiến thức và kỹ năng. Mục tiêu công nghiệp hóa nền kinh tế năm 2030 sẽ rất khó thực hiện nếu lực lượng lao động chỉ gồm một số ít những người có trình độ đại học trở lên và phần lớn những người không được đào tạo các kỹ năng lao động, nghề nghiệp.

Thứ ba, thích nghi với công nghệ sản xuất mới. Gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu và thảo luận cho thấy có những thách thức lớn đối với lực lượng lao động trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0. Nhiều ngành nghề sẽ bị thay thế và nhiều kỹ năng mới cần được cập nhật bổ sung. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế Thế giới năm 2020 thì 50% lao động cần tái định hình lại kỹ năng lao động trước năm 2025 và 40% kỹ năng thiết yếu của người lao động hiện tại được dự đoán sẽ thay đổi trong 5 năm tới. Lực lượng lao động Việt Nam chưa có đầu tư quá nhiều vào các kỹ năng, công nghệ cũ; do đó, có lợi thế hơn rất nhiều so với các nước đã phát triển, khi có một lực lượng lao động lớn đã gắn chặt với các kỹ năng và công nghệ cũ. Việt Nam sẽ dễ dàng thích nghi hơn và chi phí thích nghi ít hơn để nắm bắt xu hướng nghề nghiệp mà công nghệ 4.0 mang lại. Nếu Việt Nam không nắm bắt kịp cơ hội này để nâng cấp nhanh chóng lực lượng lao động thì khả năng đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao rất khó thành hiện thực.

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới
Mục tiêu công nghiệp hóa nền kinh tế năm 2030 sẽ rất khó thực hiện nếu lực lượng lao động chỉ gồm một số ít những người có trình độ đại học trở lên và những người không được đào tạo các kỹ năng lao động, nghề nghiệp. Trong ảnh: Học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công đoàn Bình Dương trong một tiết học thực hành. Ảnh: C. Loan.

Thứ tư, phạm vi bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công nghệ mới một mặt giúp con người có thể lao động hiệu quả hơn, an toàn hơn, ít vất vả hơn. Những hoạt động vất vả, nguy hiểm sẽ dần được thay thế bởi máy móc và rô-bốt. Các công nghệ bảo vệ an toàn người lao động ngày càng thông minh hơn giúp công việc cũng an toàn hơn. Tuy nhiên, công nghệ có thể tạo ra những thách thức mới đối với việc làm thỏa đáng. Những nền tảng số hỗ trợ kinh tế chia sẻ một mặt giúp người lao động tự chủ và tự do hơn trong lựa chọn thời gian và mức độ lao động nhưng đang đặt ra tình trạng pháp lý mơ hồ của họ: họ là người làm thuê hay là người làm chủ? Ai chịu trách nhiệm trả các chi phí an sinh sản xuất cho họ? Họ có thuộc phạm vi được bảo vệ bởi pháp luật lao động và an sinh xã hội như: tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động và bảo hiểm xã hội như quan hệ lao động truyền thống hay không?

Để khắc phục các thách thức trên đây, trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách cải thiện trình độ lực lượng lao động, hệ thống đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, các kết quả đạt được còn hạn chế. Để nâng cao trình độ lực lượng lao động, bổ sung kỹ năng mới thì điều quan trọng là phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của người lao động. Trong khía cạnh này, vai trò của công đoàn, đại diện người lao động là rất quan trọng. Người lao động chỉ có nhu cầu đào tạo thêm kỹ năng, tay nghề khi họ xác định làm việc lâu dài và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Do đó, công đoàn, người đại diện người lao động có vai trò quan trong trong bảo vệ những lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Các chính sách bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội cần được cải thiện để giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống cho người công nhân và con cái họ để giúp họ yên tâm làm việc gắn bó tương lại lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan. Đồng thời, những người lao động xuất phát từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhận thức đôi lúc còn hạn chế, họ chưa nhận thức rõ được những lợi ích lâu dài trong việc liên tục học hỏi, tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong thời đại công nghệ thay đổi rất nhanh chóng.

Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới

Nhân viên hãng Samsung tham gia chương trình đào tạo kỹ thuật cao. Ảnh: Linh Trang.

Cần phát triển một thị trường lao động hiện đại, cho phép học tập suốt đời. Mọi người, dù xuất thân từ gia đình với mức thu nhập nào đi chăng nữa, khi có nhu cầu đều có thể tiếp cận với hệ thống đào tạo nghề và giáo dục đại học. Đó là một thị trường lao động với cơ chế bảo trợ xã hội toàn dân và có những thiết chế thị trường lao động được điều chỉnh theo những thay đổi của bản thân thị trường lao động đó.

Cần nhiều giải pháp cấp bách phục hồi thị trường lao động trong năm 2023 Cần nhiều giải pháp cấp bách phục hồi thị trường lao động trong năm 2023

Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

Phó chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động ...

Giải bài toán năng suất lao động ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm Giải bài toán năng suất lao động ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm

Trong giai đoạn đã qua, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế tốt ở mức bình quân là trên 5,9%/năm và mức ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Thị trường lao động -

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề và việc làm cho người lao động.

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Thị trường lao động -

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ sẽ diễn ra tại Bắc Ninh ngày mai (31/3) với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng của 30 doanh nghiệp.

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Thị trường lao động -

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững.

Cách nào thúc đẩy lao động nữ thăng tiến tại nơi làm việc?

Thị trường lao động -

Cách nào thúc đẩy lao động nữ thăng tiến tại nơi làm việc?

Để khuyến khích lao động nữ, cần phát huy sức mạnh của các hiệp hội phụ nữ, tận dụng mạng lưới nhân tài nội bộ, chú trọng nâng cao kỹ năng, phúc lợi…

Top 10 ngành nghề yêu thích của Gen Z

Nhịp cầu lao động -

Top 10 ngành nghề yêu thích của Gen Z

Theo khảo sát mới công bố của Anphabe, ẩm thực và nghỉ dưỡng đứng đầu trong Top 10 ngành/nghề yêu thích của sinh viên Gen Z.

Kỳ vọng và xu hướng việc làm của Gen Z: một bức tranh toàn cảnh

Nhịp cầu lao động -

Kỳ vọng và xu hướng việc làm của Gen Z: một bức tranh toàn cảnh

Thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển mình không ngừng với sự tham gia của thế hệ Gen Z. Điều gì khiến thế hệ này khác biệt và họ mong đợi điều gì từ sự nghiệp của mình?

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Bản tin công nhân 25/4 gồm những nội dung chính sau: Công nhân lao động phấn khởi vì được tăng ca; Nhà máy “treo thưởng” tiền triệu để tìm người do thiếu lao động; Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị Infographic

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị. Nội dung, trình tự, thủ tục cần thực hiện như sau:
Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Hơn 1.600 cơ hội việc làm cho người lao động Thủ đô

Thị trường lao động -

Hơn 1.600 cơ hội việc làm cho người lao động Thủ đô

30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 16/3 với trên 1.600 chỉ tiêu tuyển dụng.

Ngày hội việc làm cho lao động nữ sắp diễn ra tại Bắc Ninh

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm cho lao động nữ sắp diễn ra tại Bắc Ninh

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) ngày 31/3. Sự kiện do Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh phối hợp thực hiện.

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Thị trường lao động -

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố (ngày 14/3) thu hút 154 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 41.777 chỉ tiêu.

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Thị trường lao động -

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Tỉnh Trà Vinh có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho những người đi lao động ở nước ngoài. Qua đó, không chỉ giải quyết công ăn việc cho người dân, mà còn giúp họ vươn lên khấm khá, xây dựng quê hương phát triển…

Đơn hàng ổn định, doanh nghiệp may ở Quảng trị tuyển nhiều lao động

Thị trường lao động -

Đơn hàng ổn định, doanh nghiệp may ở Quảng trị tuyển nhiều lao động

Nhờ có đơn hàng ổn định, 3 tháng đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp may tại tỉnh Quảng Trị đã mở rộng cơ sở sản xuất, tuyển dụng số lượng lớn lao động.

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Thị trường lao động -

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng nói về tình hình việc làm sau Tết tại địa phương.

Long An: 98% công nhân trở lại làm việc sau Tết

Thị trường lao động -

Long An: 98% công nhân trở lại làm việc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, đoàn viên, người lao động đã quay trở lại Long An làm việc chiếm tỷ lệ 98%.

Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân

Thị trường lao động -

Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân

Các doanh nghiệp tại 9 tỉnh phía Bắc đăng ký tuyển dụng hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố hôm nay (22/2).

Quảng Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho 19.500 lao động năm 2024

Thị trường lao động -

Quảng Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho 19.500 lao động năm 2024

Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu sẽ tư vấn, tạo việc làm cho 19.500 lao động, trong đó đưa 5.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2024.

Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Thị trường lao động -

Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa phát đi cảnh báo về việc một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc tuyển chọn trái quy định việc đưa người lao động đi làm việc tại quốc gia này.