Những đứa trẻ ‘rơi tự do’
Cà phê tối - 23/03/2021 18:40 Mỹ Mỹ
Quay cuồng trong cơn sốt đất Từ chó Nhật ăn trứng vịt lộn tới nhánh lan tiền tỷ Mạnh hơn cả đỡ cháu bé |
Hình ảnh nữ sinh ở TP HCM lơ lửng trên tầng cao mới đây khiến những người chứng kiến hốt hoảng. Ảnh: Zing. |
Trước đó, một nam sinh ở TP HCM cũng để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu ngay trong trường. Một nữ sinh ở Bình Phước để lại 5 bức thư tuyệt mệnh rồi quyên sinh. Tháng 12/2020. Một nữ sinh khác ở An Giang cũng uống thuốc tự tử để phản ứng cách hành xử của nhà trường với mình. Hay mới tháng 3 này, một nữ sinh ở TP HCM đã có ý định nhảy lầu cao nhất của trường. Rất may, nữ sinh này được khuyên bảo và giải cứu kịp thời.
Theo số liệu thống kê được báo Tiền Phong trích dẫn: Tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Các vụ tự tử ở Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận, tỷ lệ nữ sinh có xu hướng tự tử cao gấp 3 lần so với nam sinh. Đây được xem là tỉ lệ chênh lệch khá cao so với các nước trên thế giới.
Tôi làm công việc liên quan tới tin tức. 10 năm làm công việc này, tôi nhận ra có một cụm từ ngày một xuất hiện nhiều hơn trên title các bài báo. Đó là cụm từ “rơi lầu”. “Rơi lầu” luôn là những tin sơ khởi khi có ai đó ngã xuống từ một tòa nhà cao tầng gây náo động dư luận khu vực đó. “Rơi lầu” tức là có một hoặc hơn một người đã bỏ mạng từ trên tầng cao rơi xuống mặt đất chưa rõ nguyên nhân. “Rơi lầu” là một tin buồn mà từ đó sẽ là một dòng thông tin mà ở điểm cuối, bằng kinh nghiệm cá nhân, phần nhiều sẽ tìm thấy một bức thư tuyệt mệnh.
Câu hỏi đặt ra: Áp lực đang tăng với người trẻ hay “sức đề kháng” với áp lực của họ đang yếu đi?
Câu trả lời là cả 2. Nhiều người trẻ đã “rơi tự do” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng giữa những đô thị triệu dân và những áp lực chẳng thể sẻ chia cùng ai. Cả những đứt gãy của một xã hội đang phát triển ngoạn mục trên các biểu đồ kinh tế nhưng để lại đằng sau những khoảng trống mênh mông về ý chí người trẻ. Ý chí ấy không phải chỉ là khát vọng lập nghiệp, khát vọng tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
Nhiều khi ý chí ấy chỉ là khát vọng sống. Họ cần những lý do để tồn tại giữa những dòng tăng trưởng vũ bão mà mình thì non nớt và mệt mỏi. Nếu đọc đến đoạn này, người đọc vẫn cho rằng sống là bản năng, đâu cần nỗ lực đến vậy thì có lẽ, chúng ta cần mở lòng hơn nữa để thấu cảm những người trẻ đang hoang mang và tổn thương kia. Họ cần sẻ chia hơn là đánh giá.
Các chuyên gia thế giới đã lý giải về tỉ lệ tự tử ở thiếu niên của Việt Nam là 1,8/ 100.000 người (số liệu của WHO riêng năm 2016). Họ cho rằng tỷ lệ sinh giảm, các gia đình sinh ít con nên những đứa trẻ sẽ mang những gánh nặng lớn hơn về áp lực thành công. Bên cạnh đó, mạng xã hội phát triển khiến những người trẻ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Các chuyên gia trong nước thì cho rằng chương trình giáo dục đang khuyết thiếu những sự hỗ trợ liên quan tới các vấn đề tinh thần (bên cạnh kiến thức, đạo đức và thể chất).
Cả hai luồng ý kiến phần nào chỉ dấu những liệu pháp chữa lành giữa những tổn thương cũng như hun đúc và bồi đắp cho các em sức mạnh tinh thần. Việc tạo dựng được những công dân có tinh thần khỏe mạnh quan trọng không kém gì những học sinh giỏi kiến thức, khỏe thể chất.
Và tôi hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng trên báo chí sáng nay: “Tôi không chỉ quan tâm “bộ mặt” của nền giáo dục mà quan tâm toàn bộ “cơ thể” của nó. Một nền giáo dục với cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp là rất cần trong lúc này”.
Đó không chỉ là ước vọng riêng về sức mạnh và vẻ đẹp của nền giáo dục. Với tôi, nó còn thể hiện mong mỏi về việc hành xử và dạy bảo của nhà trường, gia đình và xã hội với con em chúng ta - những đứa trẻ cô đơn đang tự dựng rào chắn riêng của thế hệ mình bằng TikTok và YouTube.
Bởi anh Super - Mạnh chỉ có thể cứu một đứa bé rơi lầu. Việc cứu hàng chục, hàng trăm vụ việc rơi lầu khác là trách nhiệm của tất cả chúng ta - những người lớn trong cái xã hội này.
Từ 0h ngày 23/3: Hà Nội cho phép quán bar, karaoke, vũ trường hoạt động trở lại Dựa vào tình hình dịch bệnh của thành phố, từ 0h ngày 23/3, Hà Nội cho phép các quán bar, karaoke, vũ trường được phép ... |
Tại cơ quan công an, Tổ trưởng thừa nhận hành vi hất hóa chất vào nữ công nhân Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổ trưởng tổ Nhuộm, Công ty TNHH Tai Ryong Việt Nam thừa nhận trong lúc nóng giận, không kiềm chế ... |
Quay cuồng trong cơn sốt đất Ngoài quán, lên cơ quan, vào công ty hay đến bất cứ đâu cũng có thể quanh đi quẩn lại là đất lên, đất sốt, ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?