Những điều kiêng kỵ ngày mùng Một Tết
Đời sống - 25/01/2020 11:10 Dương Minh Hoàng
Quét nhà là một trong những điều kiêng kỵ, không nên làm trong ngày mùng Một Tết. Ảnh news.zing.vn |
Có rất nhiều điều người Việt kiêng kỵ trong ngày mùng Một Tết nói riêng và suốt những ngày Tết nói chung; trong đó, có những kiêng kỵ phổ biến, lại có những kiêng kỵ tùy theo mỗi vùng miền. Dưới đây là những kiêng kỵ được coi là tiêu biểu.
1. Kiêng quét nhà, hót rác
Nhiều nơi ở nước ta, ngày Tết các gia đình kiêng quét rác. Tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký".
Đó là câu chuyện về người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu.
Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh sa sút.
Dân gian quan niệm Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất Thần Tài ẩn trong đó đổ đi.
2. Kiêng cho lửa
Ngày mùng Một Tết mọi nhà rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ và may mắn. Người ta quan niệm cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó gia đình sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
Lửa được coi là "đỏ", người ta kiêng cho và xin lửa trong ngày mùng Một Tết. Ảnh minh họa |
3. Người có tang không nên xông nhà
Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng Một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang càng không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
4. Kiêng làm vỡ bát, đĩa
Ông bà ta quan niệm chuyện làm đổ vỡ vật dụng ngày mùng Một Tết tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
5. Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.
Song, việc vay và cho vay tiền bạc ngày đầu năm luôn là chuyện tế nhị, không nên đặt ra trong ngày đầu năm mới để tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.
Đánh vỡ đồ vật ngày mùng Một Tết được coi là điềm xúi quẩy mà người ta hết sức tránh. Ảnh minh họa |
6. Không mặc quần áo màu đen - trắng
Với người Việt Nam, màu đen, trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
7. Kiêng ăn món xui
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
8. Kiêng nói những điều xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, không nên nói những từ xui xẻo như "chết", “hỏng” hay "toi rồi"... Ngày đầu năm chỉ nên nói chuyện bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ; những câu chuyện mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
9. Không ăn cháo vào sáng ngày mồng Một Tết
Theo quan niệm truyền thống, chỉ những người nghèo khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy, các gia đình luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và cơm canh đầy đủ để dùng trong ngày mồng Một đầu năm.
10. Kiêng kỵ mai táng
Nếu chẳng may gia đình có tang đúng vào ngày mùng Một, theo phong tục truyền thống, việc tang phải tạm gác lại, không mai táng ngày này. Bởi ngày đầu năm có ý nghĩa rất thiêng liêng. Mai táng mùng Một Tết gia chủ sẽ gặp đen đủi cả năm.
11. Kiêng mở tủ tiêu tiền
Dân ta quan niệm hành động mở tủ tiêu tiền ngày mùng Một được xem là mở tủ lấy tài sản đưa tài lộc ra khỏi nhà. Không chỉ tủ để tiền mà cả tủ quần áo và các loại tủ khác cũng không nên được mở vào mùng Một Tết vì điều này sẽ làm thất thoát tiền tài vận may cả năm.
Một số địa phương người dân còn kiêng tắm gội ngày mùng Một, thậm chí kiêng ăn tôm, vì sợ "giật lùi". Ảnh tieudung.vn |
12. Kiêng to tiếng, cãi vã
Việc to tiếng cãi vã vào ngày đầu năm mới sẽ làm cho gia đình cả năm lục đục, không vui vẻ. Bởi thế, ngày mùng Một cũng như suốt những ngày Tết, mọi người đều cố gắng giữ hoà khí, vui vẻ và bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để tránh bất hoà.
13. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Ngồi hoặc đứng trước cửa nhà ngày mùng Một Tết cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết. Đây là một hành động thể hiện sự kém duyên và sẽ cản trở tài lộc, vượng khí ngày Tết vào nhà.
14. Kiêng dùng dao kéo quá nhiều
Những ngày Tết, nhất là mùng Một, dân ta chủ động hạn chế sử dụng dao kéo, vì quan niệm đây là những vật sắc nhọn mang tính sát thương cao. Bà con cho rằng dùng dao kéo nhiều trong ngày Tết là cắt đứt tiền tài, tuổi thọ cũng như may mắn của mình.
Công nhân xa quê và những nỗi niềm trăn trở ngày cận Tết |
"Chuyến xe Công đoàn" đầu tiên của Quảng Nam đưa người lao động về đón Tết đoàn viên |
Tấm vé tàu, hạnh phúc của người lao động xa xứ |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Bệnh nhân ung thư được hưởng thêm nhiều quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định mới nhất
- Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm