Nhìn lại Tân Sửu và kỳ vọng Nhâm Dần
Cà phê tối - 01/02/2022 14:59 HÀ PHAN
Hàng nghìn người dân TP. HCM đổ về đường hoa Nguyễn Huệ tham quan trong ngày 29/1/2022. Ảnh: CHÍ HÙNG (Zing.vn) |
Dù có ít nhiều tranh cãi và có lúc chưa được như ý nhưng chiến lược tìm kiếm và tiêm vắc xin miễn phí cho bất cứ người dân nào có thể cùng quyết định chuyển từ phong tỏa sang “thích ứng an toàn” với dịch bệnh đã xoay chuyển tình thế.
Cứ nhìn lại đầu năm Tân Sửu chỉ cần vài ba ca ở địa phương nào đó thì gần như “giãn cách xã hội” tất cả và giờ trên dưới 15.000 ca/ngày dịp sát Tết Nhâm Dần này nhưng phố phường vẫn tấp nập, giao thương vẫn nhộn nhịp sẽ không khó để thấy “sống chung với Covid-19” đã thay đổi ngoạn mục.
Cái giá phải trả khá lớn, chặng đường đã qua rất nhiều chông gai và một năm Tân Sửu khó khăn dường như chưa từng có đã ghi nhận được những điều trong yên bình không thể thấy. Từ một nước mới tháng 6 tưởng chừng như vô vọng để tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho vài chục triệu dân thì đến 29 Tết, 201 triệu mũi đã trải từ Bắc vào Nam và lọt vào tốp 10 nước phủ vắc xin nhiều nhất thế giới.
Chúng ta ghi nhận và biết ơn từng liều vắc xin từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á, của bạn bè hàng chục nước nhưng nỗ lực không mệt mỏi của từng nhân viên y tế đến nguyên thủ quốc gia đã tránh cho đất nước mình nhiều điều không mong muốn.
Nhìn dòng người đi chúc Tết sáng nay hay mới chen chân ở siêu thị, chợ hoa tất bật cho ngày cuối năm, những chuyện tưởng như bình thường ấy lại là thành quả của 4 tháng trời kiên trì dẹp bỏ sợ hãi, giảm thiểu lo ngại và chấp nhận mở cửa.
TP. HCM - nơi từng là tâm dịch và trải qua 3 - 4 tháng trời khó khăn nhất có lẽ là một trong những minh chứng sống động cho nỗ lực của dân tộc này. Từ hàng chục ngàn ca mới cùng nhiều đau thương mất mát nhưng đến sát Tết Nhâm Dần toàn TP. HCM đều là vùng xanh, mua bán tấp nập, giao thương bình thường và thành phố “hồi sinh” nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Ấm cúng bên nhau, sum họp gia đình và thoải mái như chưa hề có Covid trong mấy ngày Tết thế này là những tháng ngày dài trải qua biến cố cùng cả những hy sinh, cống hiến trên tuyến đầu hay hậu phương phía sau.
Có lẽ ít ai quên được những hình ảnh những người đứng đầu đất nước họp cả ngày lẫn đêm và quân dân phía dưới chẳng quản ngại ngày đêm để hạn chế tối thiểu Covid hoành hành. Những chiến sĩ áo xanh rồi áo trắng 4 hay 5 tháng không về nhà, hàng vạn tình nguyện viên chỉ biết lao vào cứu giúp đồng bào và nhường nhịn nhau từng ký rau, bao gạo, mái nhà… để có Tết Nhâm Dần đầm ấm hôm nay.
Tôi xin chép lại câu chuyện nhỏ này: “Năm nay bán sạch sành sanh không còn chậu nào luôn, mừng quá! Bây giờ về Chợ Lách ăn Tết với gia đình thôi!", ông Trịnh Văn Nho phấn khởi vì bán hết 700 chậu cúc vạn thọ một tiếng trước khi chợ hoa Tết tại Công viên 23 tháng 9 (quận 1, TP. HCM) đóng cửa.
Năm nay khó khăn hơn sau cả năm "gồng mình" vì đại dịch, bà con mua hoa phần vì mừng vui phần muốn san sẻ, cưu mang nhau hơn sau những tháng dài cùng nhau vượt qua khốn khó, gian khổ nhất. Đại dịch tạm qua nhưng tình người còn ở lại và những gì chúng ta chứng kiến đất nước mình “dìu nhau” qua 3 - 4 tháng kinh hoàng nhất cho thấy nghĩa đồng bào lớn và đáng trân trọng thế nào.
Covid-19 có thể cướp đi những gì thân thương, tuy nhiên dịch bệnh không thể làm Việt Nam buông xuôi và khó khăn gượng lại. Điều đó được chứng minh bằng con số thực tế chứ không phải chỉ lời lẽ trong diễn văn hay ngôn từ động viên nhau như “Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước”.
Không ai ảo tưởng rằng dịch bệnh đã qua, khó khăn đã hết và những gì có được vài tháng qua đã đủ để chúng ta khẳng định hay bảo với nhau rằng mình đã chiến thắng Covid-19. Chặng đường Nhâm Dần còn khó khăn, hồi phục hoàn toàn để mạnh mẽ hơn nữa còn nhiều trở ngại và không phải lúc nào con đường đang đi cũng tránh được thiếu sót. Nhưng mạnh dạn mở cửa và vững vàng bước chân, chấp nhận cả những khó khăn bất chợt hay chông gai bất ngờ mới có thể đem lại những “quả ngọt” sau này.
Dịch bệnh hay bất cứ biến cố nào cũng cần những thử thách như đã qua, vượt được những bước ban đầu thì chúng ta hoàn toàn có hy vọng một năm Nhâm Dần tốt đẹp hơn trước mặt.
Kỳ vọng trăm năm Năm 2045, 100 năm kể từ thời điểm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, là ... |
Nhìn lại năm Trâu Cuối năm tự hỏi năm nay làm được gì? Cả năm rong ruổi từ Liên đoàn này sang Liên đoàn khác để bán Tạp chí ... |
Thói phô trương ngày Tết Tết là dịp mọi người đoàn tụ. Đây cũng là thời điểm, nhiều người đã rất cố gắng “gồng” để chứng minh bản thân sau ... |
Về thôi Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án giải tỏa khách ùn ứ khi làm thủ tục, Bến xe Miền Đông nhộn nhịp người về ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng