Nhà máy xử lý nước thải sẽ cứu cánh cho các dòng sông chết
Đời sống - 17/11/2019 21:38 Ý YÊN
Nước thải chảy trực tiếp vào sông Nhuệ tại khu vực phường Mỗ Lao, quận Hà Đông - Ảnh: M.K |
Liên quan đến việc những dòng sông lịch sử của TP Hà Nội (sông Tô Lịch, sông Nhuệ) đang càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải, và TP đang loay hoay tìm giải pháp, PGS.TSKH Trần Văn Nhị - nguyên nghiên cứu viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam bày tỏ: "Quá xót xa. Những dòng sông này vốn trong xanh, tắm rửa được, nhưng cùng với tốc độ phát triển của thành phố, các nguồn nước thải của người dân đổ trực tiếp ra sông mà không qua xử lý thì việc ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi".
Theo ông Nhị, việc bơm nước sông Hồng vào để cải thiện nước sông Tô Lịch cũng có những tác dụng nhất định, tuy nhiên không giải quyết được tổng lượng chất thải. "Tổng khối lượng chất ô nhiễm không thay đổi mà chỉ là được pha loãng và đẩy đi chỗ khác. Hà Nội giải quyết vấn đề không nên chỉ cho Hà Nội, mà còn phải nghĩ đến những vùng hạ lưu" - PGS.TSKH Trần Văn Nhị chia sẻ.
Lý giải cho phát biểu của mình, ông cho biết người dân vùng hạ lưu thuộc các huyện phía Nam Hà Nội (Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa...), Hà Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống nước ngầm, giếng đào, giếng khoan. Việc dòng sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Quan điểm của PGS.TSKH Trần Văn Nhị, để cải thiện tình hình ô nhiễm các dòng sông trong TP Hà Nội hiện nay, việc cần làm trước mắt là phải xây dựng đường cống thu gom nước thải tập trung, quản lý chặt chẽ. Khi tổng lượng nước thải và tổng khối lượng chất ô nhiễm đủ lớn thì phải có nhà máy xử lý.
"Nhà máy xử lý phụ thuộc vào địa bàn với công nghệ thích hợp. Không yêu cầu giải quyết triệt để nhưng phải giảm thiểu ở mức chấp nhận được, trước khi đổ vào các sông lộ thiên. Các nguồn thải phải được xử lý tương đối đồng đều, tránh tình trạng cống này xử lý nhưng cống khác để nguyên không xử lý" - ông Nhị nói.
Bên cạnh đó, ông cho rằng trước khi đưa nguồn nước này ra sông Hồng hoặc sông Đáy thì phải có một hệ thống xử lý tổng thể cuối cùng, đòi hỏi mặt bằng rộng hơn. Ở đây có thể áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm, chẳng hạn như sử dụng cánh đồng sinh học, trong đó có trồng các loại thực vật thủy sinh cải thiện môi trường nước...
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng