Hồi sinh sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng - liệu có khả thi?
Đời sống - 15/11/2019 11:10 Vân Anh (T.H)
Hà Nội đang dự định dùng nước sông Hồng để "hồi sinh" lại sông Tô Lịch |
Xây trạm bơm, kênh dẫn nước
UBND Thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện Dự án Xây dựng trạm bơm bổ cập nước hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch. Ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay, đề án nêu trên do UBND Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, Công ty và Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước (Đại học Thủy Lợi) là đơn vị tư vấn.
Cụ thể, thành phố dự tính đặt trạm bơm cố định nằm cách chân cầu Nhật Tân khoảng 600m, về phía hạ lưu. Hệ thống đường ống xả sau máy bơm gồm 4 ống đường kính 600mm, kết nối vào đường ống chung có đường kính 1.200mm, dẫn đến bể xử lý nước cạnh công viên nước hồ Tây. Tổng chiều dài đường ống dẫn nước khoảng 1.960m, chạy dọc theo ngõ 464 Âu Cơ - Lạc Long Quân vào ngõ 612 Lạc Long Quân đến mương tiêu cạnh hồ Tây, vào bể lắng xử lý phù sa sông Hồng.
Trong đề án, Thành phố Hà Nội cũng cho biết, sẽ xây dựng một con đập cao su (có đường kính 1,5m, cao 2,5m) ở cuối nguồn sông Tô Lịch, cách thượng lưu 11,7km để khống chế cao độ mực nước trên sông, đảm bảo mục tiêu khai thác giao thông thủy và giải quyết úng ngập trong mùa mưa bão. UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, dự án trên mang tính bền vững và sẽ khắc phục được một số hạn chế mà các vấn đề về quy hoạch cũng như các dự án khác đang triển khai nhưng chưa giải quyết được tình trạng ô nhiễm ở hồ Tây và sông Tô Lịch. Với phương án này, mỗi ngày Thành phố Hà Nội dự kiến bơm hơn 134.000m3 nước vào hồ Tây (bơm 26 ngày/tháng). Khái toán kinh phí cho dự án khoảng 150 tỷ đồng.
Cùng với việc tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch, Thành phố Hà Nội cũng đang xây dựng hệ thống tuyến đường ống tách nước thải ra khỏi con sông này. Cụ thể, từ năm 2016, TP Hà Nội đã khởi công dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000m3/ngày đêm.
Cần tính đến bồi lở, mực nước
Chia sẻ với KH&ĐS, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam rất ủng hộ việc dẫn nước sông Hồng vào làm sạch sông Tô Lịch và bổ cập cho hồ Tây. Bởi vấn đề mấu chốt hiện nay là để làm sạch sông Tô Lịch thì phải có nguồn nước sạch bổ trợ. Đây là giải pháp đã được các nhà khoa học đề xuất, bàn luận từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Theo thời gian, sông Hồng cũng đã thay đổi nhiều, nguồn nước của sông Hồng cũng đã giảm mạnh do vấn đề khai thác thủy điện ở thượng nguồn. Để dẫn nước từ sông Hồng, bắt buộc phải xây dựng các trạm bơm. Tuy nhiên, các trạm bơm này cũng cần được tính toán rất cẩn thận bởi sông Hồng là sông cổ, nay bồi chỗ này, mai bồi chỗ khác, không theo quy luật nào cả.
Tình trạng hút cát tràn lan không được quy hoạch trên sông Hồng cũng khiến các quy luật thủy lợi của sông bị phá vỡ, làm dòng sông đang ngày càng biến đổi mạnh mẽ. Thậm chí vào mùa khô, mực nước xuống rất thấp. Nếu xây dựng các trạm bơm cố định, thì sẽ xử lý thế nào nếu vị trí xây trạm bơm đó bị sông Hồng bồi lấp? Trong khi kinh phí xây dựng trạm bơm là hàng chục tỷ đồng? Còn nếu chỉ làm các trạm bơm dã chiến, di động, thì lại không thể bổ cập đủ nguồn nước cho sông Tô Lịch và Hồ Tây.
Cũng theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, với công nghệ hiện nay, máy bơm có thể cao vài chục mét và có thể bơm liên tục được, nhưng vấn đề là nguồn nước có ổn định hay không. Để có nguồn nước ổn định trên các sông cổ như sông Hồng, người ta phải xây dựng các công trình tự nắn dòng. Nhưng cho đến nay, các chuyên gia về thủy lợi ở Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện các công trình tương tự thế này.
GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện Kỹ thuật nước và Bảo vệ môi trường cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới rất trân trọng những dòng sông chảy qua thành phố. Thậm chí, có những nước đã có những bước đi sai lầm về cống hoá các dòng chảy, đơn cử như Hàn Quốc. Sau đó, nước này phải lấy lại các dòng chảy. Bởi lẽ, họ nhận thấy, lợi ích mà các dòng chảy mang lại trong đô thị là rất lớn.
Hà Nội cũng cần những lợi ích tương tự. Nếu các dòng chảy trong Hà Nội không tạo nên lợi thế về giao thông đường thuỷ thì cũng có vai trò cân bằng môi trường. Giải pháp lâu dài để các dòng sông hồi sinh chính là thu gom nước thải đưa về xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải. Sau đó, lắp đặt trạm bơm với công suất lớn để đưa nước sông Hồng vào Hồ Tây.
Lưu ý hệ vi sinh vật ở hồ Tây
Ngoài sông Tô Lịch, việc bổ cập nước, thay đổi hệ sinh thái ở hồ Tây cũng là vấn đề được các chuyên gia lưu ý. Hiện tại, hồ Tây đang ô nhiễm trong khi không có nước lưu thông, vì vậy cần phải cải tạo nguồn nước để phát triển hệ thuỷ sinh trong lòng hồ. GS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam lưu ý, việc thay nước hồ Tây cũng phải đảm bảo thủy sinh vật trong hồ.
Quy trình thay nước cần phải làm từ từ để các nhà khoa học có điều kiện theo dõi biến động của thủy sinh vật trong hồ. Nếu làm mất thủy sinh vật đặc trưng của hồ Tây thì nó chẳng khác gì cái bể chứa nước, không có giá trị về cảnh quan, sinh học.
Theo GS Dương Thanh Lượng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủy lợi, trong những năm gần đây, lượng phù sa ở sông Hồng ngày càng suy giảm. Điều này gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng lại thuận lợi cho việc bổ cập nước vào hồ Tây và làm sạch sông Tô Lịch do quy trình xử lý bùn khi lấy nước vào hồ Tây và sông Tô Lịch đỡ phức tạp, tốn kém. Tuy nhiên, nước sông Hồng ngày càng sút giảm so với trước đây nên phải tính toán kỹ nguồn nước và thời điểm lấy nước trong năm.
Theo các chuyên gia, để sông Tô Lịch luôn luôn chảy và lấy nước tự nhiên thì phải tính đến thủy văn, thủy lực, tức là phải tính toán cao độ và độ dốc của đáy sông, mặt cắt của lòng sông, vận tốc và lưu lượng để có sự điều tiết phù hợp bởi nguyên tắc của con sông là phải luôn luôn chảy.
Chặn ở hạ nguồn, Tô Lịch sẽ ô nhiễm nặng hơn
GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng, trong đề án của Hà Nội có nói đến việc điều chỉnh mực nước sông Tô Lịch bằng cách làm đập cao su ở hạ nguồn cần phải tính toán lại bởi làm đập như vậy, kim loại nặng sẽ tích tụ lại thành những chất độc, người dân sống ở vùng hạ nguồn sẽ phải hứng chịu ô nhiễm. Nên việc để cho nước sông được lưu thông, nối ra sông Nhuệ và sông Đáy mới có thể đảm bảo được sông Tô Lịch sẽ được “hồi sinh”.
Thời tiết ngày 15/11: Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa hửng nắng Khu vực Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét và từ trưa bắt đầu hửng nắng trong ngày 15/11. |
Sau sông Tô Lịch, công nghệ Nhật Bản cần thêm thử thách với “ao tù” UBND TP Hà Nội vừa giao cho Sở Xây dựng giới thiệu một hồ nước động ở trên địa bàn TP để Tổ chức Xúc ... |
Sông Tô Lịch đen ngòm, bốc mùi hôi thối sau khi tháo dỡ hệ thống làm sạch Sáng nay, công việc tháo dỡ các thiết bị làm sạch ở đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã hoàn tất. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025