Người đồng nghiệp thân thương của tôi
Đời sống - 22/08/2023 11:53 Cao Thị Hải Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh (quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng)
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ và học sinh. |
Từ xưa đến nay, nghề nhà giáo luôn được xã hội trân trọng, kính yêu bởi vì từ những bàn tay chăm chút, tình cảm yêu thương, những bài học ý nghĩa của thầy cô giáo đã góp phần xây dựng nhân cách, trí tuệ của mỗi con người. Ở người thầy, cô giáo toát lên phong thái nhẹ nhàng, đĩnh đạc, khiến người khác phải kính nể, thán phục.
Chính vì những ước mong và khao khát được trở thành một người giáo viên nên năm 18 tuổi tôi chọn ngành Sư phạm. Một ngày đẹp trời cha tôi cầm tờ giấy nhập học của tôi đọc cho mẹ và cả nhà cùng nghe. Ai cũng vui mừng và dành những lời chúc tới tôi. Tôi cũng rất háo hức và nhẽn miệng cười trong sung sướng.
Thế là ngày nhập học cũng đã đến, tôi xách hành lý trên tay và rời xa cha mẹ. Đây là ngày tôi khóc nhiều nhất vì từ khi sinh ra đến nay tôi chưa một lần rời xa cha mẹ, ngồi nhà thân yêu của tôi. Cuộc sống tự lập thật khó khăn đối với tôi nhưng rồi tôi cũng quen dần với xã hội bên ngoài.
Bốn năm học trong trường cũng dần trôi qua, đến ngày tôi cầm bằng tốt nghiệp trên tay lại thêm sự bồi hồi xúc động. Tiếp tục tôi lại bôn ba đi tìm việc làm, trầy trật mãi cũng chẳng có việc làm. Rồi một ngày, tôi quyết định bắt đầu cuộc hành trình tìm việc ở Đà Nẵng. Cuộc đời này, dĩ nhiên cho mình chẳng bao điều suôn sẻ, nhưng may thay Trường Tiểu học Lê Bá Trinh đã cho tôi một cơ hội được cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp trồng người.
Lúc đầu, tôi rất e ngại rằng có thích ứng với môi trường nơi đây hay không? Hay có hợp với tính cách của mình hay không? Với những suy nghĩ chỉ có mình tôi thì chắc rất cô đơn hay không một ai chia sẻ kinh nghiệm về công việc hay những câu chuyện về cuộc sống hằng ngày,…
Nhưng khác xa với cách suy nghĩ của tôi, đến đây mặc dù môi trường mới, những con người mới, mỗi người trong trường mang mỗi nét, mỗi tính cách riêng của cá nhân, nhưng họ lại mang cái chung là thân thiện, luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau và đặc biệt là có những nhận xét rất thẳng với nhau.
Các cô giáo của Trường Tiểu học Lê Bá Trinh. |
Khi tôi chân ướt chân ráo bước vào nghề luôn được các đồng nghiệp bên cạnh và đặc biệt người luôn hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi để tôi vững chải với nghề đó là cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Cô là một người giỏi giang, hiền lành, luôn chỉ dạy những điều hay, lẽ phải. Cô là người mà tôi có thể tin tưởng để nghe lời khuyên, sẻ chia cùng nhau những nỗi buồn, cổ vũ khi tôi không tự tin, bỏ qua những lỗi lầm mà tôi mắc phải và giúp đỡ tôi một cách chân thành, không đòi hỏi hay toan tính. Và tôi cảm thấy mình rất may mắn khi có được người đồng nghiệp như thế.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô Mỹ Lệ đó là trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, năm đầu tiên về trường, tôi cứ thấy lớp lớp học trò cũ về thăm cô, tíu tít vây quanh trò chuyện, chụp hình rất vui vẻ, gần như không có khoảng cách. Ánh mắt cô rạng rỡ mỗi khi nói về học trò của mình. Cô luôn tự hào nói với chúng tôi rằng “Cái mà cô giàu có nhất trong nghề dạy học đó chính là tình cảm của lớp lớp học trò để lại”. Dần được tiếp xúc, làm việc chung với cô, tôi càng hiểu rõ vì sao học trò lại yêu quý cô giáo Mỹ Lệ đến vậy. Nếu tiếp xúc với cô, ai cũng sẽ thấy rõ đó là sự tận tình, chan hòa, gần gũi. Cô luôn hòa đồng, thân thiện không chỉ với đồng nghiệp mà cả với phụ huynh và các em học sinh trong trường.
Với tình yêu nghề, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”, cô giáo Mỹ Lệ đã không ngừng tìm kiếm những phương pháp giảng dạy hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để thu hút, lôi cuốn học sinh nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Mỗi ngày đến lớp trẻ đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo. Trẻ nhanh nhẹn, hồn nhiên, ngoan ngoãn và lễ phép, biết chào hỏi khi có khách đến lớp, biết cảm ơn khi được người khác giúp, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Với dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát cùng giọng nói rõ ràng, truyền cảm và pha chút hóm hỉnh, những tiết học tưởng chừng như rất đơn điệu, khô khan cũng trở nên thật sinh động, cuốn hút qua cách hướng dẫn linh hoạt, gợi mở liên tưởng đầy sáng tạo của cô.
Hiện tại, trên cương vị là một người quản lý cô Mỹ Lệ luôn hết lòng với công việc với giáo viên đồng nghiệp. Không chỉ trong chuyên môn mà trong cả cuộc sống hàng ngày, luôn gần gũi chia sẻ với chị em. Làm cho giáo viên chúng tôi rất yêu mến và cảm thấy không có khoảng cách giữa người quản lý với giáo viên, nhân viên trong trường cô luôn nhẹ nhàng, cởi mở, nhiệt tình giúp đỡ mọi người nhưng lại không làm mất đi sự nghiêm nghị của một người quản lý.
Trong công việc, cô luôn là người có trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt các công việc được giao, làm việc có khoa học và có niềm đam mê sáng tạo. Không những vậy, cô còn luôn nhiệt tình tham gia giúp đỡ các đồng nghiệp trong trường để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi khi gặp cô, chúng tôi luôn được chào đón bằng một nụ cười thân thiện. Khi ai đó gặp phải những vấn đề khó khăn trong dạy học, chăm sóc học sinh cô luôn lắng nghe, tôn trọng và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ. Đặc biệt khi trường có nhiệm vụ gì cần phải thực hiện cô luôn phân công công việc vô cùng hợp lý và không bao giờ quên tên của Ban giám hiệu trong những danh sách phân công nhiệm vụ đó.
Đó là một điều tôi cảm thấy nể phục cô, ở đây mỗi khi trường có nhiệm vụ cần phải thực hiện thì Ban giám hiệu cũng như toàn bộ giáo viên, nhân viên trong trường là một, mọi người cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Bên cạnh việc luôn làm tốt chức trách nhiệm vụ trong công việc, cô còn là người vợ đảm đang, người mẹ mẫu mực của các con. Việc gia đình cô luôn sắp xếp một cách khoa học, chu đáo để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Có thể nói, trong cuộc sống cũng như trong công việc, ở bất kỳ lĩnh vực nào cô cũng luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều đó đã để lại sự cảm phục, yêu mến của toàn thể giáo viên, nhân viên trong Trường Tiểu học Lê Bá Trinh và của quý phụ huynh học sinh trong nhà trường.
Là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Bá Trinh cô Mỹ Lệ luôn đảm nhiệm tốt vai trò của mình, đưa các phong trào thi đua, hoạt động của nhà trường đi lên và giành được rất nhiều giải thưởng cao. Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cô Mỹ Lệ sẽ luôn là tấm gương tiêu biểu góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua của Trường Tiểu học Lê Bá Trinh đi lên. Cô là tấm gương tiêu biểu để chúng tôi noi theo.
20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi Tình thương yêu trẻ em đồng bào khiến người phụ nữ ấy quên hết nhọc nhằn, khó khăn để “gieo mầm xanh” trên mảnh đất ... |
"Hạt giống đỏ" của ngành Giáo dục Cô giáo Nguyễn Thị Hồng đã dành nhiều năm cống hiến cho ngành Giáo dục với nỗ lực không ngừng. |
Cô hiệu trưởng trường tôi Cô Vũ Thị Thanh Vinh – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sen Hồng là cán bộ quản lý đầy nhiệt huyết, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.