Ngoại ngữ và những điều e ngại
Cà phê tối - 06/03/2021 14:25 Vũ Hùng
“Đắp mộ cuộc tình” để “Gánh mẹ” bình yên! Mạnh hơn cả đỡ cháu bé Sàm sỡ ở Hồ Tây: Không lẽ lại phạt 200 ngàn? |
Nhiều người xôn xao trước quyết định bổ sung hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT. Ảnh minh họa. |
Với quyết định nêu trên, có thể hiểu Bộ GD-ĐT bổ sung hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình phổ thông, còn có chọn học hai thứ tiếng này hay không là quyền của học sinh.
Mặc dù Bộ GD-ĐT có đưa ra lời giải thích, rằng các trường có thể tự chọn hai ngoại ngữ này để dạy, học sinh được tự chọn chứ không bị bắt buộc lựa chọn như thông tin lan truyền gần đây, tuy nhiên, dư luận trong các vị phụ huynh học sinh cũng tỏ ra có nhiều băn khoăn lo lắng.
Tôi không muốn nhắc lại trong bài viết này những ý kiến, có thể không hề sai, có thể là rất đáng quan tâm, nhưng tôi cho rằng cảm tính. Ví dụ các ý kiến cho rằng nước ta còn nghèo, các trường học ở nhiều địa phương còn thiếu thốn trăm bề, sao cứ đi lo nhồi nhét nhiều ngoại ngữ vào trường phổ thông, trong khi ở các vùng sâu, vùng xa, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, trẻ em học nội trú còn cơm không thịt triền miên, có những nơi học trò còn phải đu dây qua sông tới trường. Rồi các ý kiến cho rằng nên để khoản kinh phí dành cho việc phục vụ dạy và học những ngoại ngữ chưa cần thiết phổ cập hiện nay vào việc nâng cao cơ sở vật chất cho nhà trường và học sinh ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, đói nghèo,...
Tôi chỉ muốn nêu ra ở đây một số các ý kiến mà tôi thấy có lý, có tình và không mang nặng cảm tính.
Trước hết là nhiều ý kiến cho rằng, với một quyết định liên quan đến hàng triệu học sinh phổ thông và giáo viên như thế, Bộ GĐ-ĐT có thể không cần đưa ra xin trưng cầu dân ý, nhưng phải cần có những thông báo cho biết, Bộ đã dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn nào để đưa tiếng Hàn và tiếng Đức vào môn ngoại ngữ bắt buộc trong trường phổ thông? Hay đây lại giống như những quyết định “phòng lạnh” xa rời thực tiễn Việt Nam trước đây của Bộ, mà ví dụ rõ nhất là việc đề ra chương trình đào tạo 39.000 Tiến sĩ gần đây?
Có những ý kiến khác cho hay, mỗi 1 ngoại ngữ lại phải một chương trình, một hệ thống giáo viên, rồi giáo trình, sách học, phòng học tách theo học sinh..... kèm theo. Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào việc dạy và học 1 cho đến 3 ngoại ngữ là cùng. Bây giờ nâng lên đến 7 ngoại ngữ, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh lựa chọn tản mát ra, kéo thêm bao nhiêu tốn kém và chất lượng thì chắc chắn không đảm bảo, rồi cuối cùng ngoại ngữ nào cũng lõm ba lõm bõm, khi vào ĐH lại học lại từ đầu, mà nếu ra đời đi làm ngay cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển chọn.
Có ý kiến “cực đoan” hơn của một vị phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại phía Nam nêu câu hỏi: Dạy tiếng Hàn trong trường phổ thông lúc này để làm gì nhỉ? Có phải chỉ vì thấy trào lưu trẻ em bây giờ chỉ thần tượng các ngôi sao Hàn, thời trang Hàn, K-pop ? Có phải vì hiện nay có 300 - 400.000 người Hàn đang kinh doanh tại Việt nam và có chừng ấy người Việt đang xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc? Chương trình dạy ngoại ngữ phổ thông không thể cứ chạy theo 'trend' thế được.
Cũng có người còn nêu ra một bài học lịch sử rất gần để nói về việc “ngẫu hứng” trong việc dạy và học ngoại ngữ ở ta. Đó là khi chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 nổ ra, thì lập tức các trường từ phổ thông đến đại học, kể cả các trường chuyên ngữ, đều lập tức ngừng dạy và học tiếng Trung. Bao thầy cô giáo dạy tiếng Trung bỗng trở thành giáo viên dạy thể dục, dạy đạo đức công dân, trở thành Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng, bí thư Đoàn trường một cách bất đắc dĩ. Thậm chí có trường hết chỗ sắp xếp, có giáo viên tiếng Trung bị xếp vào việc... đánh trống trường thay bác bảo vệ.
Để rồi lúc Việt Nam – Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, rồi lúc Trung Quốc trở thành một trong những đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam, thì việc thiếu phiên dịch tiếng Trung trở nên trầm trọng, để rồi các thương vụ diễn ra đa số chỉ có người phía Trung Quốc làm phiên dịch.
Cho nên, việc lựa chọn dạy và học ngoại ngữ nào trong trường phổ thông không thể là một kiểu làm theo thời vụ, chạy theo trào lưu nhất thời. Nó cần phải có một tầm nhìn chiến lược, phải phù hợp với nhu cầu quốc gia nhưng cũng phải tuân theo xu hướng quốc tế. Thậm chí phải tính đến cả yếu tố ngoại giao, yếu tố quốc thể khi lựa chọn một ngoại ngữ nào đó làm môn bắt buộc học trong nhà trường.
Tôi không biết có lãng mạn quá không khi còn nghĩ rằng, tại sao chúng ta không tập trung trí tuệ và của cải để nâng cao chất lượng giáo dục, cải cách việc dạy và học tất cả các môn học trong nhà trường, để con em chúng ta sẽ trở thành chủ nhân tương lai của một đất nước mà tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt được là một thứ ngoại ngữ để các quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng phải đưa vào học bắt buộc ở nhà trường nước họ?
Ước mơ ấy có thể xa vời, nhưng tại sao lại không đặt ra để mà vươn tới, để nâng cao quyết tâm học tập tốt của hàng chục triệu học sinh với khát vọng học để làm giàu mạnh đất nước chứ không phải học để đi làm thuê cho các ông chủ ngoại quốc?
Và cuối cùng là, trước khi bổ sung thêm nhiều ngoại ngữ vào nhà trường, hãy nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt đi đã. Chỉ có cùng lúc giỏi cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, con em chúng ta mới trở thành những người có tri thức và trí thức thật sự, có hồn cốt dân tộc nhưng lại thích ứng với tính chất toàn cầu của thời đại.
Thế giới đang và sẽ là ngôi nhà chung, nhưng trên con đường tiến tới tương lai xán lạn đó, hãy để con em chúng ta học và hành một cách tốt nhất, thiết thực nhất nhằm đưa Việt Nam đến đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ từng căn dặn.
Hải Dương: Đi nhậu sau giờ làm sẽ bị các doanh nghiệp xử phạt Hôm qua, ngày 4/3/2021, lãnh đạo Tỉnh ủy Hải Dương đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại một số ... |
Nhà trọ công nhân “gây bão” ở Bắc Giang: Xây hết 8 tỷ, giá thuê rẻ bất ngờ Một dãy nhà trọ thuộc thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang, đang gây xôn xao khắp mạng xã hội. Được biết, chủ sở ... |
Công nhân xét nghiệm âm tính không có nghĩa là miễn dịch Covid-19 Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng công nhân lao động không thể lơ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?