"Nghèo quá không ngủ được"
Đời sống - 15/08/2020 07:00 Minh Hoàng
Dây chuyền lắp ráp ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Chỉ có đi vào công nghệ hiện đại mới có thể thoát nghèo. Ảnh TTXVN |
Giữa “cơn bão” cảm xúc được chia sẻ trên mạng xã hội công nhân chuyện giám đốc một công ty hất đổ bàn ăn vào giờ ăn trưa vì công nhân đi ăn sớm hai phút, tôi bắt gặp cái tút ngắn của một bạn trên mạng xã hội công nhân có thể khiến người đọc giật mình: “Nghèo quá không ngủ được”.
Có thể nhiều người không ngủ được vì câu chuyện ứng xử của vị giám đốc công ty kia. Với người Việt, văn hóa Việt, “cơm đến miệng” còn bị hất đi là hành vi không chấp nhận được, nó tương đương với sự sỉ nhục, xúc phạm lớn. Một người quản lý hàng nghìn lao động mà lại quá coi thường người lao động. Họ không phải những cỗ máy vô cảm mà là những con người có nhân phẩm và lương tri. Đành rằng công nhân cũng đã sai. Vấn đề không phải sớm hay muộn một hai phút, mà là kỷ luật lao động; mặt khác, hai phút với một người là ít, nhưng với hàng nghìn người thì lại quá nhiều. Nhưng sao không có cách ứng xử khác?
Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra vụ giám đốc hất đổ bàn ăn làm "dậy sóng" mạng công nhân hôm qua. Ảnh travelmag.vn |
Rất nhiều bình luận phẫn nộ, đến mức cực đoan trên mạng xã hội, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến thỏa đáng, có lý, có tình. Hành vi của vị giám đốc kia, cách ứng xử của ông ta, rồi ông ta sẽ tự vấn, đã và đang bị lên án. Tôi không bàn về ông ta mà muốn bàn với các bạn về chúng ta.
Chúng ta chưa thuần thục tác phong công nghiệp, chúng ta còn phải chấn chỉnh nhiều về lề lối làm việc, chúng ta phải học hỏi nhiều hơn; trước hết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả hơn, nhờ đó chúng ta có thu nhập cao hơn. Và bằng cách ấy, chúng ta dần thoát nghèo, giành lấy sự tôn trọng xứng đáng của những người quản lý.
Tôi đã xem một số chương trình khảo sát xã hội ở nước ngoài, trong đó có việc giả ăn xin. Khi người vào vai kẻ ăn xin ăn mặc rách rưới, nhếch nhác, phong thái lờ đờ, luộm thuộm; anh ta rất khó khăn mới nhận được trợ giúp của cộng đồng. Nếu có, nó chỉ đánh động lòng thương hại, nhận được sự bố thí không hơn không kém bằng những đồng bạc lẻ. Trái lại, người vào vai ăn xin ăn mặc tươm tất, tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc, rất nhiều người đã cho tiền anh ta. Cách cho cũng đầy trang trọng; thậm chí có người cho cả một mớ tiền. Một ví dụ khác, chúng ta sẵn sàng ngã giá từng đồng mỗi mớ rau, quả cà của người lao động nghèo nhưng lại sẵn sàng không nhận lại hàng chục nghìn đồng nếu đi ăn tại các nhà hàng sang trọng. Tóm lại, dường như có một thứ “văn hóa” rộng rãi với người giàu nhưng lại ki bo với người nghèo. Phải chăng sự giàu nghèo phản ánh giá trị chúng ta?
Rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, học tập, trang bị kỹ năng nghề nghiệp tốt là con đường giúp người lao động thoát nghèo. Trong ảnh, sinh viên ngành Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Viễn Đông trong một giờ thực hành. Ảnh viendong.edu.vn |
Nghèo không phải một tội nhưng chấp nhận nghèo lại là một lỗi. Có một cái tút rất hay, giống như một châm ngôn được nhiều bạn công nhân chia sẻ: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, đó không phải lỗi của tôi. Nhưng tôi mãi nghèo, đó không phải là lỗi của cha mẹ”. Muốn thoát nghèo, chúng ta phải làm công nghiệp, có trình độ, kỹ năng. Muốn làm công nghiệp, chúng ta còn phải có kỷ luật công nghiệp. Luôn tận tâm, tự giác với công việc, với thời gian chính xác đến từng giây.
Làm được như thế, chúng ta sẽ thoát nghèo. Làm được như thế, không ai dám đạp đổ bàn ăn của chúng ta.
Và chúng ta có thể ngủ ngon.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/8 |
"Làm lụng, tăng ca vất vả mà mãi vẫn chỉ đủ sống" |
Trải lòng của công nhân may Sun Kyoung Việt Nam khi bị Giám đốc hất đổ bàn ăn |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng