Muôn nẻo hồi hương
Cà phê tối - 03/10/2021 12:49 Mỹ Anh
Người dân các tỉnh miền Tây chạy xe máy về quê vào sáng ngày 2/10. Ảnh: Thái Hà (VnExpress). |
Số lượng người về lớn trên những cung đường khiến việc đảm bảo giãn cách là không thể. Chưa kể, nhiều chốt chặn đã được một số địa phương dựng lên để kiểm soát người về làm tình hình kẹt càng thêm kẹt. Nhiều hình ảnh đau lòng đã xảy ra trong dòng người kẹt cứng, dưới cơn mưa như trút ở cửa ngõ TP. HCM.
Người già có. Trẻ em có. Phụ nữ mang thai cũng có. Người nối người trên chiếc xe máy cà tàng lếch thếch về quê. Nhiều người đã thẳng thắn chia sẻ, cuộc đi về lần này, xác định “chỉ tiến chứ không có lùi”. Vì làm gì còn đường lùi.
Tiền đã hết sạch. Vay ai được ở phố đã vay sạch. Nhà trọ đã đuổi đi. Họ chỉ cố “gồng lên” góp nhặt số tiền ít ỏi để về quê như cách duy nhất để sinh tồn. Chúng ta đã chứng kiến đồng bào sẵn sàng đánh cược với tính mạng để chui vào thùng xe đông lạnh, thông chốt về quê.
Chúng ta đã chứng kiến, những đoàn người giận dữ bấm còi trong cơn mưa như trút trước chốt. Họ bất lực và vô phương. Ở góc độ khác, sáng nay, các địa phương đã ra thông báo về những con số cực kỳ đáng ngại.
Theo Báo Tuổi trẻ, đêm qua và sáng nay, An Giang, Đồng Tháp có 25 ngàn người về quê. Ở An Giang, tỷ lệ bao phủ vaccine/dân số trong tỉnh chỉ đạt 21% mũi 1 và 7,5% mũi 2. Trong khi đó, Cà Mau đêm qua ghi nhận 9 ca dương tính SARS-CoV- 2 trong đoàn người hồi hương tự phát. Hậu Giang ghi nhận 18 ca mắc Covid-19, là người ở TP.HCM về.
Trong hai ngày qua, số lượng người về quê ở mỗi địa phương trên là hơn 1.000 người. Tỷ lệ nhiễm không hề nhỏ. Còn nhớ, trong buổi livestream trả lời thắc mắc của người dân, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM từng phát biểu, đại thể, thành phố không ngăn bà con về quê. Nhưng nguồn lực của các địa phương có hạn và không tiếp nhận người chứ không phải do thành phố. Câu nói đó cách nay gần 1 tháng.
Dịch ở miền Nam căng thẳng cách đây 4 tháng. Ngần ấy thời gian để các địa phương có kế hoạch cụ thể về phân bổ nguồn lực, chủ động lên kế hoạch đưa bà con quê hương về. Nhưng thời điểm vàng đã vụt qua. Tình thế hiện tại là thế tiến thoái lưỡng nan với cả người dân và chính quyền địa phương. Người dân ở thế không còn đường lùi nên họ đang trở thành đám đông giận dữ, chứa đựng nhiều bất an nếu như vấn đề không được giải quyết.
Còn địa phương đang quá sức chịu tải về cách ly, chữa trị và kiểm soát dịch nếu mở cửa cho người dân tự phát về ồ ạt. Thời gian cũng rất có hạn, bởi đám đông tập trung ở các chốt đều có thể trở thành những “ổ dịch siêu lây nhiễm”.
Chuyện chậm trễ đưa bà con về quê có kế hoạch, chậm trễ phân bổ từng nhóm người về rải rác để xử lý của các địa phương đã là vấn đề đã qua. Điều cần làm lúc này là phải trấn an để bà con “hạ hỏa”.
Kế đó, việc bà con về quê vẫn phải được thực hiện để tránh một thảm họa nhân đạo cũng như dịch bệnh. Tuy nhiên, thay vì tự phát, các địa phương cần lập nhanh kế hoạch phân tách các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao, trung bình và thấp để phân phối cách ly tập trung, tại nhà. Đồng thời, test nhanh cho bà con chưa test là điều bắt buộc phải làm. Để tăng nguồn lực của các địa phương đón người về, các địa phương khác cũng có thể hỗ trợ.
Các địa phương đã giúp đỡ nhau rất chí tình khi dịch bùng ở nơi này nơi kia thì việc hỗ trợ nhân đạo, ngăn chặn dịch cũng khẩn thiết không kém. Cùng nhau chặn dịch khi chưa “bung, toang” vẫn tốt hơn cùng nhau chống dịch ở thế “đuổi theo con Covid”.
Việt Nam đang chuyển trạng thái sang sống chung với dịch. Tuy nhiên, việc “sống chung” này cũng cần hiểu là chúng ta phải cảnh giác cao hơn, chặn những mầm bệnh về các địa phương có tỷ lệ tiêm phủ vaccine thấp càng sớm càng tốt. Bằng không, nếu hiểu “sống chung” là bỏ mặc dân với dịch dù tỷ lệ tiêm phủ vaccine thấp, chúng ta không thể duy trì nổi trạng thái này vài tháng chứ không nói tới sinh hoạt, sản xuất lâu dài.
Nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo: “Tôi thất vọng trước những lời hứa suông của công ty” Công ty CP Ô tô 1-5 nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), nữ công nhân Phạm Thị Dương bị mất hết các quyền lợi. Khi ... |
“Còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện” Đó là đánh giá của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong lời phát biểu mở đầu Hội nghị tiếp xúc trực tuyến của Đoàn ... |
Nhiều người dân mắc kẹt tại chốt kiểm soát dịch vì thiếu giấy xét nghiệm Sau khi Quảng Nam có văn bản nới lỏng với Đà Nẵng, nhiều người dân đã đổ xô về quê để tranh thủ thăm viếng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất