“Còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện”
Cà phê tối - 02/10/2021 17:18 Vũ Hùng
Tại phường 9, quận Gò Vấp, TP HCM, lực lượng chức năng đã tháo dỡ 5 chốt chặn tại 5 tuyến hẻm trên địa bàn khu phố 6 và 8. Đây là tín hiệu mừng sau một thời gian dài TP HCM thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: VOV |
Xác nhận đây là thời kỳ khó khăn nhất sau 35 năm đổi mới, Chủ tịch nước nói còn nhiều thách thức nhưng "ánh sáng" đã xuất hiện cuối đường hầm. “Những khó khăn hiện nay là tạm thời. Tương lai còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện. Giai đoạn cuối đường hầm này, nhiều cơ hội kinh tế đã mở ra, không chỉ bù đắp lại những mất mát đã qua mà còn là cơ hội lớn để phát triển thời gian tới", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chia sẻ với người dân TP HCM về những đau thương, mất mát do đại dịch gây ra, Chủ tịch nước bày tỏ sự cảm thông đối với nhân dân, các doanh nghiệp do phải dừng các hoạt động khi trải qua 4 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống Covid-19.
"Tác động của dịch, thời gian qua ở TP HCM có hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh phải điều trị, gần 15.000 người đã tử vong, hàng nghìn trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cảnh hết sức thương tâm", ông nói và cho biết cùng với đó là hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể và ngừng hoạt động.
Chủ tịch nước cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, cả nước có 90.300 doanh nghiệp dừng hoạt động, riêng TP HCM có gần 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Kinh tế quý III/2021 của TP HCM âm 24,39%, cả ba quý âm 4,98%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Lãnh đạo Nhà nước cũng cho rằng cần tăng cường chính sách miễn, giảm thuế thay vì chỉ hoãn một số loại thuế để hỗ trợ doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Đặc biệt, ông đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục chia sẻ hơn nữa với khó khăn của ngành kinh tế, nhất là chủ động giảm lãi suất đến mức có ý nghĩa để hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân.
"Chúng ta không đặt vấn đề lợi nhuận lên trên mà phải chia sẻ lợi nhuận này một phần cho sản xuất kinh doanh. Đây là điều hết sức cần thiết trong lúc này. Việc này cần được làm tốt hơn với mọi ngân hàng chứ không chỉ các ngân hàng lớn của nhà nước", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý ngành ngân hàng.
Cũng trong sáng nay 2/10, tại Phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra nhận định, việc giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội ở 23 tỉnh, thành đã đạt kết quả nhất định bước đầu.
Ban chỉ đạo quốc gia Phòng, chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) thống nhất cần có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Bộ Y tế được giao xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời, gửi các tỉnh, thành và lấy ý kiến tới tận cấp huyện, xã. Ban chỉ đạo, Bộ Y tế cũng nhiều lần lấy ý kiến các cơ quan liên quan, lắng nghe, tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học,... về dự thảo.
“Đây là vấn đề khó. Như tôi đã nói nhiều lần, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhau, để chúng ta có đầy đủ thông tin, đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng", Thủ tướng nói.
Qua gần hai năm phòng chống dịch, Việt Nam đã hiểu rõ hơn về virus và dịch bệnh. Tuy nhiên, Covid-19 vẫn khó lường, một văn bản không thể điều chỉnh hết toàn bộ mọi góc cạnh của cuộc sống từ trung ương tới cấp xã, phường.
Việc xây dựng dự thảo được tiến hành thận trọng với mục tiêu phù hợp nhất có thể trong điều kiện hiện nay. Đây là hướng dẫn tạm thời vì việc chống dịch chưa có tiền lệ, diễn biến nhanh, phức tạp, liên quan tới tất cả công dân và mọi lĩnh vực như: An ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
“Không có phương án hoàn hảo, chúng ta chọn phương án tối ưu, đặc biệt không để ách tắc giao thông, ách tắc các chuỗi cung ứng mà chúng ta phải duy trì", Thủ tướng nói và đề nghị các đại biểu góp ý để nhanh chóng ban hành hướng dẫn trên phạm vi cả nước để thực hiện nhất quán từ trung ương tới địa phương, đồng thời vẫn phù hợp với các địa bàn đặc thù như TP HCM, Hà Nội,...
Cùng với những tín hiệu tươi sáng được phát ra ở tầm vĩ mô, ở cấp Nhà nước và Chính phủ vừa được nói tới, thì một sự việc ở cấp vi mô, cấp thành phố cũng đem lại cho chúng ta một niềm tin và hi vọng vào kết quả tốt đẹp của công cuộc chống dịch.
Đó là việc sau rất nhiều ngày, con số tử vong vì Covid-19 đều là trên 300 ca/ngày, thì TP HCM đã và đang giảm mạnh tỷ lệ tử vong vì Covid-19 xuống còn khoảng 100 ca/ngày. Đặc biệt trong ngày hôm qua (1/10), số ca tử vong đã giảm xuống còn 96.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - người đã có mặt ở tâm dịch TP HCM ngay từ khi dịch bùng phát tới nay - nêu ra các nguyên nhân chính khiến số ca tử vong do Covid-19 tại TP HCM đang giảm nhanh.
Nguyên nhân đầu tiên là hệ thống y tế tại các Trung tâm Hồi sức Covid-19 chỉ tập trung cứu chữa cho các ca nặng. Bác sĩ tuyến trên hỗ trợ hết sức cho các bệnh viện tuyến dưới qua các hội chẩn chuyên môn, đánh giá tình hình bệnh nhân.
Thứ hai là các ca nặng được chuyển viện phù hợp trong hoàn cảnh có những thời điểm, ca bệnh phát sinh quá nhiều và tất cả các bệnh viện đều bị quá tải.
Thứ 3 là quản lý F0 cách ly tại nhà và tại khu cách ly đều được chăm sóc, theo dõi, phát các gói thuốc điều trị cho các F0 mới phát hiện; kịp thời ghi nhận những chuyển biến căng thẳng nhất và đưa các ca chuyển nặng đi điều trị kịp thời.
Đặc biệt, phải kể đến vai trò của các trạm y tế lưu động do Học viện Quân y triển khai cùng với các đội y tế lưu động tình nguyện trực tiếp hỗ trợ, cấp cứu bệnh nhân, chuyển ô xy cho bệnh nhân kịp thời.
Thứ 4 là thúc đẩy tiêm chủng, trong một thời gian ngắn đã bao phủ được một lượng lớn những người đã được tiêm vaccine mũi 1. Người đã được tiêm 1 hay 2 mũi đều có tác dụng bảo vệ rất tốt, kể cả tiêm xong bị nhiễm thì số bệnh nhân chuyển nặng cũng đã ít đi rất nhiều.
Thứ 5 là, trong khoảng 5 tuần liền, TP HCM đã triển khai xét nghiệm liên tục diện rộng, phát hiện ca nhiễm, can thiệp kịp thời. Phải biết được thông tin về F0, theo dõi, điều trị sớm, chuyển nặng thì đưa bệnh nhân nhập viện ngay. Đây là giải pháp phát hiện ca bệnh và cắt đứt nguồn lây, cho dù F0 tự cách ly tại nhà hay tập trung cũng đều ngăn chặn được nguồn lây.
Nhà nước thì lo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ thì tập trung trí tuệ để xây dựng một phương án tối ưu và lộ trình thích hợp cho công tác phòng chống dịch trong giai đoạn tới, ngành Y tế thì dốc sức đưa tỷ lệ ca tử vong xuống mức 2 con số/ngày; tất cả những động thái đó khiến chúng ta thực sự đã thấy loé lên những “ánh sáng cuối đường hầm” như lời Chủ tịch nước phát biểu sáng nay.
Những “ánh sáng” đó khiến chúng ta ấm lòng và tin tưởng vào thành công của công cuộc phòng, chống dịch trên địa bàn TP HCM và cả nước trong những tháng ngày sắp tới.
Người mẹ công nhân bật khóc, thương con thiếu thốn khi học online Tăng ca, thêm việc để tích góp lo cho năm học mới của các con, thế nhưng chị Bé vẫn phải bật khóc bất lực ... |
Chung tay hỗ trợ nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo Chiều 30/9, lãnh đạo LĐLĐ huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tới thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ chị Phạm Thị Dương, ... |
Bước đường cùng của một nữ công nhân Trước mặt tôi lúc này là một bài báo đăng trên Tạp chí điện tử Cuộc sống An toàn viết về hoàn cảnh của một ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?