Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường
Đời sống - 30/03/2024 06:57 MINH ANH
Cần có chế tài để tái chế nhựa bền vững
Chia sẻ tại Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường, chiều 29/3, bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty URENCO nêu những khó khăn trong công tác thu gom rác thải nhựa hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo bà Hạnh, rác thải nhựa thường cồng kềnh, khó vận chuyển và lưu kho. Lực lượng thu gom hiện đang hoạt động tự phát, phân tán. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại rác và sử dụng vật phẩm tái chế còn hạn chế...
"Chúng tôi còn gặp khó khăn trong công tác tái chế bởi chi phí tái chế nhựa thường cao hơn chi phí sản xuất nhựa nguyên sinh...", bà Hạnh cho biết.
Bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty URENCO. Ảnh: Thái Sơn |
Theo bà Hạnh, tại Việt Nam hiện có 42% rác thải nhựa chưa được quản lý đúng quy định. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân kỹ trước khi triển khai thực hiện tái chế nhựa, có chế tài cụ thể để người dân tham gia một cách bền vững. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác tái chế nhựa, chẳng hạn như giảm thuế VAT.
Đại diện Công đoàn Công ty URENCO đưa ra quan điểm mỗi đoàn viên, công nhân lao động chính là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường. “Công nhân vừa thu gom, vừa giải thích, vận động cho người dân tập kết rác đúng quy định, đúng giờ…”, bà Hạnh nói.
Chị Ninh Thị Loan - công nhân URENCO 2 chia sẻ, công ty đã trang bị những tờ rơi, áp phích để công nhân hướng dẫn, tuyên truyền đến từng khách hàng về giờ giấc, quy định thu gom rác.
"Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì phải liên tục tuyên truyền để cho mọi người nhận thức rõ quy trình. Chúng tôi mong người dân cùng phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường để công nhân môi trường bớt vất vả và môi trường sống của người dân được sạch sẽ hơn", chị Loan cho biết.
Công nhân vệ sinh môi trường là tuyên truyền viên trong việc vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: Tô Thế |
Ông Vũ Văn Minh - Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, trong quá trình vận hành hệ thống điện, cán bộ, công nhân lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, các chất thải nguy hại được thu gom, quản lý và xử lý đúng quy định.
Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải được cán bộ, công nhân lao động tại các đơn vị phân loại ngay khi không còn khai thác, sử dụng. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển chất thải, đơn vị tiêu hủy chất thải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định. Tất cả các đơn vị đều bố trí người làm công tác môi trường.
Với ý thức của người lao động ngành Điện lực, việc phân loại, quản lý, bán thanh lý các chất thải trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2018, khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới và được dự báo tới 1.124 triệu tấn nhựa vào năm 2025. Rác thải nhựa đã tác động không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động dân sinh. |
Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, nếu thế kỷ 20 là kỷ nguyên cách mạng của ngành nhựa khi sản xuất quá nhiều sản phẩm từ nhựa, thì thế kỷ 21 là lúc phải đối mặt với những hậu quả của nó.
"Quản lý không đúng cách, thiếu thông tin về tác động tiêu cực của nó và việc sử dụng vô trách nhiệm cũng như việc xả rác các sản phẩm nhựa đã biến hành tinh này thành “hành tinh nhựa”. Nó không chỉ làm ô nhiễm hệ sinh thái trên cạn mà còn làm ô nhiễm đại dương của chúng ta. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế - xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi", ông Dương Trung Thành nhấn mạnh. |
Công đoàn tiếp tục truyên truyền về bảo vệ môi trường
Ông Đỗ Đức Việt - Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong những năm qua, các cấp công đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho không chỉ đoàn viên và người lao động mà còn hướng tới các chủ doanh nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống rác thải nhựa.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thường xuyên có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện và tổ chức nhiều hoạt động đa dạng như mít tinh, hội thảo, triển lãm, phát động phong trào bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh, tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức giữ gìn, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tu bổ nâng cấp các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường…
Ông Đỗ Đức Việt - Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Tô Thế |
Hoạt động giám sát về bảo vệ môi trường từng bước hoàn thiện ở các LĐLĐ địa phương và Công đoàn ngành. Các đơn vị đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
"Trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; huy động và tăng cường nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động", ông Việt nói.
Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đang là những vấn đề cấp bách và được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đến nay sau 10 năm, công tác này đã và đang đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Để làm được như Nghị quyết 24 đặt ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường tới mọi tầng lớp Nhân dân, trong đó đoàn viên công đoàn là lực lượng xung kích, đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và tại địa phương nơi ở. |
Thu gom vỏ hộp, lan toả sống xanh và hành trình TH chung tay bảo vệ môi trường Chương trình nhằm khuyến khích khách hàng của TH thực hiện các hành động tích cực, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa đã ... |
Nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân vệ sinh môi trường Đã có nhiều bài viết về người lao động (NLĐ) vệ sinh môi trường ở các đô thị. Hầu hết đều phản ánh những nỗi ... |
Công đoàn góp phần bảo vệ môi trường Những hàng cây mang tên “Công đoàn Hà Tĩnh” có ý nghĩa xã hội thiết thực, được đoàn viên, người lao động tích cực hưởng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định