Mang quà về cho vợ và thông điệp “Xuân chia sẻ”
Đời sống - 28/01/2024 19:54 MINH KHÔI
Bộ áo dài màu hường thêu hoa trước ngực, viền cổ là những hạt trân châu màu trắng nhỏ xinh, nằm gọn trên tay người đàn ông ngoài 50 tuổi.
“Nó vừa và hợp với vợ tôi”, giọng anh hào hứng.
25 năm lấy nhau, anh Sơn lần đầu tiên tự tay chọn đồ cho vợ. Để có được bộ áo dài ưng ý, anh đã nỗ lực len lỏi, nâng lên, đặt xuống không biết bao nhiêu bộ, giữa “vòng vây” nhiều chị em trong khoảng 20 phút, tại quầy tặng áo dài miễn phí của LĐLĐ huyện Đan Phượng (Hà Nội), sáng 28/1.
Anh Hoàng Thanh Sơn - công nhân Công ty CLS và bộ áo dài làm quà cho vợ - Ảnh: Minh Khôi |
Quầy tặng áo dài – trao yêu thương là một trong những điểm thu hút đông công nhân nhất trong chuỗi các hoạt động thuộc Chương trình “Tết sum vầy – Xuân chia sẻ” 2024 do LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức.
Ngoài tặng quà trợ cấp cho đoàn viên và con đoàn viên khó khăn, hỗ trợ vé xe cho công nhân ở xa về quê ăn Tết, tặng phiếu mua hàng tại Chợ Tết, bốc thăm trúng thưởng…, năm nay LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức thêm 4 hoạt động mang thông điệp “chia sẻ”.
Một là, hướng dẫn công nhân cắm hoa nghệ thuật; hai là, hướng dẫn cắt tỉa rau củ quả để bày mâm cỗ Tết; ba là, hướng dẫn chị em công nhân cách trang điểm để họ đẹp hơn, tự tin hơn trong những ngày chơi Tết; bốn là chương trình “tặng áo dài – trao yêu thương”.
“Nhiều nữ công nhân hoàn cảnh khó khăn, không có những bộ áo dài truyền thống để diện trong ngày Tết, trong khi nhiều chị em có điều kiện hơn, hoặc vì thay đổi cân nặng mà không dùng được nữa. Chúng tôi phát động chương trình tặng áo dài để lan tỏa tinh thần chia sẻ, trao yêu thương, đón Xuân ấm áp”, đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng nói về ý tưởng của chương trình.
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng (bên phải) trao áo dài cho người lao động - Ảnh: Minh Khôi |
Sau 1 tuần phát động tới các công đoàn cơ sở trên địa bàn, hơn 300 bộ áo dài đẹp đẽ với đủ các màu sắc, kích cỡ được các nữ đoàn viên quyên góp, ủng hộ. Các đoàn viên còn cẩn thận giặt, là và ghi rõ số đo cho từng tà áo dài trước khi gửi về LĐLĐ huyện Đan Phượng.
“Các bộ áo dài vẫn còn rất mới, có bộ còn chưa được sử dụng. Từ sáng tới giờ các chị em công nhân vô cùng háo hức. Nhiều anh cũng chọn đem về tặng vợ nữa”, chị Nguyễn Thị Nhung – cán bộ Công đoàn Trường Tiểu học Liên Trung, người phụ trách quầy hàng, nói.
Video: Anh Hoàng Thanh Sơn chia sẻ cảm xúc khi vừa chọn được áo dài đem về làm quà cho vợ.
Đồng chí Nguyễn Huy Khánh – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội đánh giá, hoạt động trên thể hiện sự sẻ chia đầy tình cảm của đoàn viên, người lao động và cán bộ công đoàn đối với những chị em có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội nói thêm: “Những hoạt động chăm lo Tết ngày càng nâng cao về chất lượng, quy mô và tính thiết thực, được đoàn viên, người lao động hào hứng, phấn khởi. Họ thêm tin tưởng vào tổ chức Công đoàn”.
“Chúng tôi nghĩ rằng công nhân đi dự Tết sum vầy của công đoàn không phải chỉ đến nhận quà xong rồi về, mà họ cần được tham quan, giao lưu, mua sắm, trải nghiệm. Chúng tôi muốn tạo ra một ngày hội của đoàn viên, nơi có những hoạt động mới, thiết thực, và là nơi công nhân được trải nghiệm nhiều nhất có thể”, đồng chí Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng chia sẻ những trăn trở.
Nhiều khó khăn trong việc tổ chức “Tết sum vầy – Xuân chia sẻ” được đồng chí Nguyễn Thị Thủy đề cập: kinh phí có hạn, nhân lực không nhiều (LĐLĐ huyện Đan Phượng chỉ có 5 cán bộ) lại phải làm nhiều việc cuối năm, từ đôn đốc cơ sở thu phí công đoàn, làm báo cáo quyết toán…, sau đó là các chương trình chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động...
Vậy công đoàn khắc phục bằng cách nào?
“Bằng mọi cách. Làm ngày làm đêm. Không có ngày nghỉ”, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng nói.
Năm nay vừa tròn 10 năm chương trình “Tết sum vầy” được tổ chức Công đoàn triển khai trên phạm vi cả nước (từ năm 2015). Nhìn lại 10 năm, có hơn 168.000 chương trình “Tết Sum vầy” được tổ chức ở các cấp công đoàn. Hơn 29 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia. Hơn 24 triệu lượt đoàn viên, người lao động khó khăn được chăm lo, hỗ trợ…
Vượt qua những khó khăn, mỗi năm một chủ đề, “Tết Sum vầy” thực sự trở thành hoạt động được công nhân lao động mong chờ mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ở đó, những phần quà Tết, những chiếc vé tàu, xe, tiền hỗ trợ khó khăn “luôn là những nghĩa cử cao đẹp, thấm đượm tình nghĩa ấm áp của tổ chức Công đoàn; là nguồn cổ vũ, động viên đoàn viên, công nhân lao động gắn bó với doanh nghiệp” – như nhận định của đồng chí Đỗ Văn Chiến – Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đường phía trước của Tặng 15 năm theo chồng ra Bắc, Tặng mới chỉ một lần được về lại Cà Mau thăm bố mẹ. Tết này, công đoàn công ty ... |
Làm "Chợ Tết Công đoàn": Vất vả nhưng vui và hạnh phúc Hơn 30.000 công nhân lao động tham gia Chợ Tết Công đoàn tại Khu Kinh tế Tây Ninh. |
Năm kiên cường của Công đoàn Dệt May Việt Nam Tổng kết năm 2023, ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam đánh giá: “kiên ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 13/12/2024 08:19
Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.
Đời sống - 12/12/2024 18:43
“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân
Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026
- Lượng bán xe VinFast tháng 11/2024 đạt mức kỷ lục
- Thêm cơ hội sống cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối