Năm kiên cường của Công đoàn Dệt May Việt Nam
Hoạt động Công đoàn - 20/01/2024 08:12 MINH KHÔI
Theo ông Lê Tiến Trường, mặc dù tổ chức Công đoàn và Đảng ủy, HĐQT đứng ở hai vai – đại diện người sử dụng lao động và người lao động nhưng trong nhiều năm qua, tất cả đều cùng “trên con thuyền cạnh tranh của xuất nhập khẩu dệt may thế giới”.
Năm 2023 là năm cực kỳ khó khăn khi các đơn vị trong ngành Dệt May liên tục thiếu đơn hàng, đơn hàng và đơn giá gia công đều giảm 20-30%, cá biệt có đơn hàng giảm đến 40%. Đối với ngành Sợi, thị trường còn ảm đạm hơn khi 18 tháng liên tục tính từ cuối năm 2022, các đơn vị kinh doanh dưới giá thành – theo báo cáo của Công đoàn Dệt May Việt Nam.
Ông Trường nói rằng, 2023 có lẽ là năm vất vả nhất trong suốt 25 năm làm quản lý của ông. “Chưa bao giờ có một năm mà kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May giảm 10%, từ lúc chúng ta mở cửa xuất khẩu ra thế giới, ngoại trừ năm thế giới đóng cửa (2020)”, ông chia sẻ.
Ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ảnh: Vĩnh Hồng |
Khó khăn đó tạo nên áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động và đặc biệt là tổ chức Công đoàn, khi phải tổ chức nhiều sự kiện quan trọng và duy trì các phong trào, hoạt động cho đoàn viên, công nhân lao động.
Mặc dù vậy, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tạo nên nhiều dấu ấn nổi bật trong từng hoạt động. Nhìn lại một vài con số: gần 110 tỷ đồng dành cho công tác chăm lo; hơn 59.000 lượt người lao động được học tập, gần 3.000 lượt cán bộ công đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ; 18.495 sáng kiến được cập nhật tại Chương trình “01 triệu sáng kiến” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức (đạt 169% so với chỉ tiêu đề ra); phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức thành công Hội thi thợ giỏi cấp ngành; tổ chức Cuộc thi sáng tác các ca khúc về ngành Dệt May Việt Nam. Đặc biệt là việc tổ chức thành công Đại hội công đoàn cơ sở và Đại hội VI Công đoàn Dệt May Việt Nam…
“Đây là những nỗ lực hết sức quan trọng của Công đoàn Dệt May Việt Nam trong năm qua”, ông Lê Tiến Trường đánh giá.
Hội thi Thợ giỏi ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, lĩnh vực May dệt thoi, ngày 17/9/2023 - Ảnh: Minh Khôi |
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổng kết 4 “từ khóa” năm 2023 đối với hệ thống ngành Dệt May, từ người lao động đến tổ chức Công đoàn và người quản lý, đó là: “kiên cường, sáng tạo, dũng cảm, đoàn kết”.
Theo vị lãnh đạo, nếu như năm 2023 là năm hết sức dũng cảm đối với cán bộ quản lý trong doanh nghiệp khi họ phải ký những đơn hàng không có hiệu quả để giữ chân người lao động, thì kiên cường là từ khóa thể hiện đúng nhất bản chất hoạt động của Công đoàn Dệt May Việt Nam và Tập đoàn, dù khó khăn nhưng không phút nào buông xuôi, nản chí.
Ông Trường cũng cho rằng, sáng tạo là nội dung thường trực trong hoạt động các doanh nghiệp từ khi có dịch Covid-19 đến nay. Trong bối cảnh không còn các đơn hàng lớn, cũ, nhiều sáng tạo từ cơ sở, đội ngũ công nhân sản xuất đến cán bộ quản lý tạo ra sự ổn định của hệ thống trong 3-4 năm qua. Minh chứng cho điều đó là số lượng sáng kiến Công đoàn Dệt May Việt Nam đăng ký tham gia chương trình “01 triệu sáng kiến” đạt 169%, dẫn đầu Khối thi đua công đoàn Tập đoàn/Tổng công ty.
Ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh về “từ khóa” cuối cùng: “Nếu chúng ta nói rằng truyền thống ngành Dệt May là đoàn kết, thì đoàn kết trong giai đoạn mới có những nội hàm gia tăng. Đó là sự đoàn kết có lựa chọn, đoàn kết win-win, sáng suốt, có mục tiêu, định hướng”.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết cảm thấy tự hào, hãnh diện khi trong năm 2023, cả Tập đoàn và Công đoàn giữ được trách nhiệm với người lao động toàn hệ thống, cụ thể là giữ được ổn định số lượng lao động và đảm bảo mức lương bình quân 9,45 triệu đồng/người/tháng. Mức lương dù chỉ bằng 98% so với năm 2022 nhưng cao hơn 33% so với mức lương bình quân công nghiệp cả nước (7,1 triệu đồng/người/tháng).
Ông Trường nói, qua khó khăn vừa rồi, ông nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động Công đoàn thực chất, đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người lao động, rằng họ mong muốn được làm việc, sinh hoạt trong một tổ chức bền vững, gắn bó, tình cảm, khi khó khăn và khi có lợi ích đều hài hòa chia sẻ. “Người lao động cũng không vì một vài đồng tiền lương giảm đi mà thay đổi đâu. Và tổ chức Công đoàn là trung gian xúc tác để sự gắn bó đó ngày càng chặt chẽ hơn, trong điều kiện khó khăn”, ông nói, đồng thời khẳng định Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng văn hóa Vinatex và chung tay vượt qua khó khăn.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn DMVN (trái) đón nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngày 19/1/2024. Ảnh: Vĩnh Hồng. |
Trong năm 2024, năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới, Công đoàn Dệt May Việt Nam xác định 5 trọng tâm đồng hành với doanh nghiệp và người lao động, góp phần khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
5 đồng hành đó bao gồm: Đồng hành tuyên truyền vận động NLĐ thấu hiểu tình hình, nỗ lực vươn lên, vững niềm tin vào tổ chức, doanh nghiệp; Đồng hành tham gia quản lý, quản trị rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo toàn diện cho NLĐ; Đồng hành thúc đẩy các phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác; Đồng hành bồi đắp, lan tỏa văn hóa, giá trị Vinatex và các doanh nghiệp; Đồng hành nâng cao năng lực thích ứng cho NLĐ, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm.
Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam Phạm Thị Thanh Tâm cho biết, 5 đồng hành trọng tâm được xác định trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những khó khăn, thách thức mới của tình hình trong nước và quốc tế, khi các doanh nghiệp chưa hoàn toàn “khỏe mạnh”; cùng với đó là các giá trị mà Vinatex và các doanh nghiệp trong hệ thống theo đuổi.
Theo đó, Công đoàn Dệt May Việt Nam xác định các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024: tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ, chăm lo cho NLĐ; tiếp tục phối hợp duy trì hiệu quả chương trình “Phúc lợi đoàn viên”; đẩy mạnh chương trình “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thích ứng cho cán bộ, đoàn viên, NLĐ”; triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo”, duy trì hiệu quả các phong trào thi đua…
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa trao tặng Bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2023 cho Công đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng trao tặng Cờ thi đua toàn diện cho 06 công đoàn cơ sở, tặng Bằng khen toàn diện cho 05 tập thể, 39 cá nhân. |
Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo ... |
Công đoàn đồng hành giữ lửa hạnh phúc gia đình nữ công nhân Tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam ... |
Những chiến sỹ chiến đấu giữa lòng sông Bất kể đêm hay ngày, trời nắng như thiêu đốt hay mưa giông giá rét, các chiến sỹ lực lượng Phòng cháy chữa cháy và ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định