Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.
Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Chị Cao Thị Phúc - nhân viên Công ty CP Nicotex (Long Biên - Hà Nội) hiện đang mang thai ở tháng thứ 2. Đây cũng là lần mang thai đầu tiên của chị ở độ tuổi 34. Chính vì vậy, chị có rất nhiều băn khoăn, lo lắng.

"Lần đầu làm mẹ, tôi khá bỡ ngỡ, đặt ra rất nhiều câu hỏi, từ chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé đến những quyền lợi mà mình đã, đang và sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai", chị Phúc cho biết.

Chị Phúc bắt đầu công việc tại Công ty được gần 2 năm - một doanh nghiệp đa ngành nghề: sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người, xây dựng và bất động sản, du lịch...

Quyền lợi cho lao động nữ mang thai
Công đoàn Công ty CP Nicotex luôn chú trọng chế độ dinh dưỡng cho người lao động. Ảnh: CĐCC

Chị chia sẻ, Công ty cũng có nhiều lao động nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, chính vì vậy, họ rất quan tâm đến các các chế độ, quyền lợi khi mang thai.

Theo chị Phúc, Công đoàn cơ sở Công ty CP Nicotex rất chú trọng đến việc chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Những bữa ăn trưa đầy đủ chất dinh dưỡng, những buổi chia sẻ về kinh nghiệm mang thai, kinh nghiệm làm mẹ được công đoàn triển khai tích cực.

Theo ThS. Nguyễn Thị Yến - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật - Công đoàn Hà Nội, người lao động nữ mang thai sẽ được ưu tiên hưởng quyền lợi theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Quyền lợi cho lao động nữ mang thai
ThS. Nguyễn Thị Yến cho biết, người lao động nữ mang thai sẽ được ưu tiên hưởng quyền lợi theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ảnh: CĐCC

Cụ thể như: Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa; được quyền chuyển công việc nhẹ hơn; không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động...

ThS. Nguyễn Thị Yến cũng cho biết, với mỗi quyền lợi mà lao động nữ được hưởng đều có những lưu ý nhất định. Người lao động nên nắm kĩ để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Các thông tin trên sẽ có trong chương trình Muôn nẻo yêu thương số 11, phát sóng lúc 19 giờ, ngày 6/10/2023 trên Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng các nền tảng mạng xã hội khác của Tạp chí.

Dấu ấn một nhiệm kỳ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của ĐV, NLĐ Dấu ấn một nhiệm kỳ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của ĐV, NLĐ

Một trong những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ qua của Công đoàn Thái Bình là thực hiện có hiệu quả chức năng đại ...

Người lao động mất 4 quyền lợi này nếu rút BHXH 1 lần Người lao động mất 4 quyền lợi này nếu rút BHXH 1 lần

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, bên cạnh có được khoản "tiền tươi" chi tiêu, trang trải cuộc sống khi rút BHXH 1 ...

Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản

Mới đây, một doanh nghiệp may mặc ở Nam Định bất ngờ thông báo cho người lao động về nguy cơ sẽ phá sản, sau ...

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.