“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”

“Từ những ngày đầu chưa biết gì về cây cao su, tôi luôn chăm chỉ học hỏi từ cán bộ kỹ thuật của công ty. Trong vùng, vườn cây khu vực nào tốt, năng suất mủ cao tôi đều tìm đến để học hỏi. Tôi nghĩ rằng, bất cứ nghề nghiệp gì mình cũng phải học hỏi từ nhiều người và mỗi ngày luôn cố gắng để trở thành người làm việc có chất lượng”.

Anh Trần Văn Hải, công nhân đội 15, Công ty 74, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) trải lòng với tôi như vậy khi nói về công việc khai thác mủ cao su hằng ngày của mình trên vùng đất biên giới huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Khó khăn không chùn bước, bền bỉ trong mọi việc

Được Ban Tuyên huấn Binh đoàn 15 giới thiệu, những ngày đầu tháng 7/2024, tôi về Công ty 74 để gặp anh. Đây là thời điểm Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa, những cơn mưa rừng xối xả ảnh hưởng không nhỏ đến công việc khai thác mủ cao su, nên nhiệm vụ thu hoạch vì thế mà vất vả hơn nhiều.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”
Anh Trần Văn Hải (ngoài cùng bên trái) tiếp thu kỹ thuật mới thu hoạch.

Nhưng bằng niềm đam mê, đức tính cần cù, chịu khó, công nhân Trần Văn Hải vẫn bám lô, chăm chút cho từng giọt mủ.

Trao đổi với chúng tôi ngay trên lô cao su, Bí thư Chi bộ Đội 15 Nguyễn Văn Hưng cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi đội sản xuất của mình có một công nhân giỏi giang là anh Hải, người luôn có ý thức kỷ luật, chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều đó thật đáng trân trọng”.

Anh Trần Văn Hải, sinh năm 1982 tại xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Học xong phổ thông trung học cũng là lúc Công ty 74 tuyển dụng lao động, anh tình nguyện đăng ký đi làm công nhân trên vùng đất Tây Nguyên đất đỏ.

Những ngày đầu đặt chân đến vùng đất mới vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhưng với quyết tâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh đã miệt mài, bền bỉ học kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su, thầm lặng trui rèn, cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Gương mặt xạm đen và từng trải, ánh mắt cương nghị, nói năng nhỏ nhẹ nhưng tỏ ra đúng mực, quyết đoán. Hải kể cho tôi nghe về những ngày gian khó đầu đời và buổi đầu xa quê dấn thân vào vùng đất núi rừng này để mở đất, chăm cây.

Che từng giọt mưa chớm trên khóe mắt, anh Hải chia sẻ: “Vào Tây Nguyên, gắn bó với núi rừng, với nghề khai thác cao su nên tôi luôn cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày, công việc cho dù khó đến mấy, tôi cũng không nản lòng, chùn bước”.

Rời quê hương Hải Dương từ khi còn là một thanh niên tròn 20 tuổi, cuộc sống ban đầu với bộn bề lo toan, thiếu thốn để hôm nay, anh không nghĩ mình lại có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc nơi đại ngàn xa xôi như bây giờ. Theo anh, có lẽ là nhờ “cái duyên” với Binh đoàn 15, với Công ty 74, với đất rừng biên giới Gia Lai.

Anh Hải nhớ lại: “Lúc mới từ quê vào làm công nhân khai thác mủ cao su, tôi chỉ nghĩ phải làm để kiếm tiền mưu sinh. Nhưng không ngờ, qua mỗi năm tôi lại càng thêm yêu nghề, yêu từng đường dao cạo khi nào không hay. Tôi vẫn thường xuyên rèn luyện để nâng cao tay nghề, khai thác hiệu quả vườn cây đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao, duy trì ổn định hết chu kỳ khai thác”.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”
Công việc thu hoạch mủ cao su hằng ngày của anh Trần Văn Hải.

Khi tay nghề ngày càng nâng lên, anh được công ty giao khoán, chăm sóc và khai thác 4 ha với trên 2.000 cây cao su. Để hoàn thành nhiệm vụ, anh tích cực tham gia các khóa đào tạo tay nghề kỹ thuật do đơn vị tổ chức.

Hằng ngày, trên vườn cây, anh còn tích cực học tập kinh nghiệm của những người thợ đi trước, tích lũy kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện tay nghề.

Đến nay, anh Hải đã là công nhân có tay nghề cao. Kết quả chấm điểm kỹ thuật hằng tháng, anh đều đạt loại giỏi và xuất sắc, luôn hoàn thành vượt mức sản lượng kế hoạch được giao. Hiện nay, tiền lương bình quân của anh đạt khoảng trên 10 triệu đồng/tháng, xếp ở mức cao nhất của công ty.

Vào Đảng để chung tay lo việc chung của đơn vị

Câu chuyện giữa tôi với Trần Văn Hải ngay trên lô cao su lùi mãi vào chiều muộn. Anh Hải chân thành: Bản thân tôi luôn tích cực, đi đầu trong lao động sản xuất, gương mẫu chấp hành tốt mọi quy trình trong khai thác mủ, tận thu và giao nộp sản phẩm đầy đủ, luôn nâng cao tay nghề kỹ thuật, chăm sóc và quản lý tốt vườn cây nhận khoán, coi vườn cây được giao như tài sản của chính gia đình mình. Do vậy, vườn cây luôn cho năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước”.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”
Anh Trần Văn Hải hướng dẫn thanh niên người dân tộc Gia Rai chăm sóc lúa.

Với những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi và thành tích xuất sắc trong lao động, năm 2007, Trần Văn Hải được vinh dự kết nạp vào Đảng. Anh trải lòng: “Tôi phấn đấu vào Đảng để chung tay, góp sức nhỏ lo liệu việc chung trong đơn vị”.

Trong sinh hoạt chi bộ, anh luôn thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển đơn vị.

Anh khẳng định: “Tham gia ý kiến trong sinh hoạt chi bộ là yêu cầu đối với đảng viên. Để ý kiến có chất lượng, đảng viên phải nghiên cứu kỹ, chú trọng những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, những vấn đề mới, vấn đề khó cần tập trung lãnh đạo... Khi tham gia phát biểu phải thể hiện rõ tính đấu tranh, tinh thần xây dựng nhằm tạo sự đoàn kết, thống nhất cao”.

Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng, công nhân mới

Dù sinh sống ở nơi còn những khó khăn, vất vả, nhưng anh Trần Văn Hải luôn cùng công nhân trong đơn vị tạo ra hoạt động, phong trào sôi nổi, lan tỏa tình thân đến mọi người, tạo động lực để anh em công nhân hoàn thành nhiệm vụ.

Anh thường xuyên động viên, kèm cặp, giúp đỡ anh em mới vào đơn vị, đơn cử như công nhân Triệu Văn Đạo, người dân tộc Dao từ phía Bắc vào.

Là đảng viên luôn gương mẫu trong lời nói và hành động, nên mỗi khi gia đình Đạo thực hiện nhiệm vụ khó khăn, vất vả, anh đều tận tình giúp đỡ, có việc, Hải sẵn sàng làm thay.

Quá trình gần gũi anh em công nhân, Hải luôn thể hiện mình như một người anh, người bạn, khéo léo động viên, phân tích rõ cho anh em việc đúng nên làm, việc sai nên tránh. Dần dần anh em đã khắc phục được các khuyết điểm, tích cực công tác. Trần Văn Hải trở thành người anh, người bạn thân thiết, luôn chia sẻ mọi vui buồn, vướng mắc trong cuộc sống.

Hiện nay, công nhân Triệu Văn Đạo là gương mặt sáng giá cho sự lựa chọn của tổ chức để giới thiệu kết nạp Đảng trong thời gian tới.

Góp phần tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trên địa bàn

Gần 25 năm gắn bó với đất rừng biên giới, Trần Văn Hải có 15 năm tham gia Ban Chấp hành Chi đoàn, 5 năm tham gia Ban Chấp hành Công đoàn và hiện đang đảm nhiệm Chủ tịch Công đoàn bộ phận Đội 15. Anh luôn gương mẫu đi đầu và tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham gia phong trào trồng rau xanh, chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn đồi để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”
Anh Trần Văn Hải tham gia Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su.

Anh tích cực cùng địa phương, bà con nhân dân trong làng tu sửa đường liên thôn, đường trong lô cao su để xe đi không bị lầy lội trong mùa mưa; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con người dân tộc Gia Rai xây dựng nếp sống mới.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Binh đoàn 15 là triển khai mô hình “Gắn kết hộ” giữa công nhân người Kinh với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, chăm lo đời sống cho bà con nơi đơn vị đứng chân, năm 2007, gia đình anh Hải tổ chức kết nghĩa với gia đình anh Rơ Lan Binh, người dân tộc Gia Rai ở làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai.

Từ đó, hai gia đình Hải - Binh đã xây dựng được tình cảm thắm thiết như anh em một nhà. Gia đình anh Hải tận tình hướng dẫn, giúp gia đình anh Binh trồng được 1,5 ha điều, hướng dẫn làm vườn rau xanh, làm dây phơi, đào hố rác, chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới…

Đồng thời, thông qua các phong trào như: “Chăn ấm mùa đông”, “Mâm cơm đoàn kết”, “Hướng dẫn mài dao cạo mủ cao su”… mà gia đình anh Rơ Lan Binh đã từng bước vươn lên khá giả.

Khi nhận xét về Trần Văn Hải, Đại tá Hà Văn Nam, Bí thư Đảng ủy Công ty 74 chia sẻ: “Hải rất năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào của đơn vị, nhất là hoạt động công đoàn, là đảng viên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm.

Dù trong giai đoạn, hoàn cảnh nào, trong thời kỳ khó khăn khi giá mủ xuống thấp hay cả khi giá mủ cao su lên cao, đời sống sung túc, thì với bản chất của mình, anh cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đoàn kết một lòng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp sức mình vào thành quả chung của đơn vị trên vùng đất biên giới giáp với nước bạn Cam-pu-chia, tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, tiếp nối xứng đáng danh hiệu Anh hùng của Binh đoàn 15 và Công ty 74”.

Vinh dự được chuyển ngạch công nhân quốc phòng

Những cống hiến của anh đã được thủ trưởng các cấp ghi nhận, đánh giá cao. Anh đã có 8 năm liền đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 5 năm liền được công nhận là cán bộ đoàn xuất sắc; danh hiệu “Bàn tay vàng” cấp Công ty, giải Nhất cấp Binh đoàn.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”
Anh Trần Văn Hải đạt danh hiệu "Bàn tay vàng" tại Hội thi Thợ giỏi năm 2022.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Trần Văn Hải được Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 tặng Bằng khen, được Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quân”.

Thượng tá Đậu Thiện Lương, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty 74 nhận xét: “Trần Văn Hải xứng đáng là công nhân giỏi, tấm gương lao động tiêu biểu. Năm 2023, anh được Bộ Quốc phòng quyết định chuyển ngạch là công nhân quốc phòng. Binh đoàn có mấy nghìn lao động trực tiếp nhưng chỉ mình Trần Văn Hải có được vinh dự này”.

Chia tay Trần Văn Hải, tôi nhớ mãi giọng nói đầy cương quyết, chắc chắn của anh khi khẳng định: “Đã là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng phải hết lòng, dốc sức”. Tôi thầm nghĩ, ở những địa bàn chiến lược về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng như Tây Nguyên luôn cần lắm những tấm gương đảng viên công nhân như anh Trần Văn Hải.

Người đảng viên tận tâm với nghề đóng tàu

Người đảng viên tận tâm với nghề đóng tàu

Anh Bùi Xuân Yên (sinh năm 1981, quê Bình Định) hiện là đảng viên, nhân viên phòng thiết kế tại Công ty TNHH MTV PIRIOU Việt Nam (Bến Lức, Long An). Gắn bó với môi trường đóng tàu thủy hơn 10 năm, anh có nhiều kinh nghiệm trong sáng tạo sản xuất và đưa ý tưởng vào thực tiễn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Trước yêu cầu phát triển, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, phải đáp ứng tiêu chuẩn quan trọng: có bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao...
“Thời điểm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”

“Thời điểm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”

Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương về những thách thức và cơ hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Lời Bác dặn để chúng ta thêm vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Lời Bác dặn để chúng ta thêm vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đời sống cần lao, vì thế đối với giai cấp công nhân, Người đã dành một sự quan tâm sâu sắc, một tình cảm yêu thương đặc biệt.
Người đảng viên đầu tàu sáng tạo trong doanh nghiệp FDI

Người đảng viên đầu tàu sáng tạo trong doanh nghiệp FDI

Là một trong những đảng viên đầu tiên của chi bộ Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, đồng chí Lê Văn Giáp đã nỗ lực, phấn đấu để đặt những viên gạch xây nền móng vững chắc cho chặng đường phát triển lâu dài của tập thể.
Người Đảng viên tiên phong: Từ công nhân sản xuất đến tấm gương lao động sáng tạo

Người Đảng viên tiên phong: Từ công nhân sản xuất đến tấm gương lao động sáng tạo

Với anh Hòa, từ khi đứng trong hàng ngũ của Đảng, anh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong công việc cũng như nhận thức.
Văn hóa trong Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Văn hóa trong Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng mà còn là ngọn cờ đầu trong việc xây dựng nền tảng văn hóa chính trị của dân tộc. Văn hóa trong Đảng không đơn thuần là những giá trị lý luận khô khan mà là sự kết tinh của truyền thống lịch sử, đạo đức cách mạng và tư tưởng sáng tạo, định hướng cho sự phát triển của đất nước trong mọi thời kỳ. Trong bối cảnh kỷ nguyên mới, khi Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, văn hóa trong Đảng càng đóng vai trò quyết định, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới và hội nhập.
Xây dựng văn hóa trong Đảng: Nền tảng và động lực phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa trong Đảng: Nền tảng và động lực phát triển bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”, tổ chức tại Hà Nội, ngày 15/1/2025, đã mở ra một diễn đàn quan trọng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng văn hóa trong Đảng. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, nhấn mạnh vai trò cốt lõi của văn hóa trong Đảng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo:

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: 'Chìa khóa vàng' cho khát vọng hùng cường

Sáng ngày 13/1 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ như “chìa khóa vàng” để đưa đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này của Tổng Bí thư.
Chuyện về người đảng viên tuần đường trên vành đai 3

Chuyện về người đảng viên tuần đường trên vành đai 3

24 năm làm công nhân tuần đường trên vành đai 3 (Hà Nội), anh Giáp chẳng thể nhớ đã cứu giúp bao người. Niềm vui được giúp đỡ người khác là một phần động lực giúp anh vượt qua mọi khó khăn của nghề.