Không khí mua sắm Tết của công nhân lao động Thủ đô
Đời sống - 23/01/2022 15:40 Ý YÊN - SỸ CÔNG
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Lý, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam chọn giày cho con gái. Ảnh: SỸ CÔNG |
Tan ca làm việc, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lý, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) đưa cô con gái 5 tuổi đi sắm Tết. Sau một giờ đồng hồ dạo khắp chợ Mun (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), vợ chồng chị mua được một bộ quần áo cho con, giá gần 200 nghìn đồng để diện trong dịp Tết.
Trước khi ra khỏi chợ, thấy cô con gái nhìn chăm chú vào một gian hàng bán giày, dép, chị Lý hiểu ý, liền kéo chồng lại. Cháu bé được bố mẹ lựa chọn cho đôi giày ưng ý giá 150 nghìn đồng, cháu cười tíu tít. “Cả năm có ngày Tết, vợ chồng tôi cũng muốn mua chút đồ cho con diện khi về quê với ông bà”, chị Lý nói.
Cháu bé phấn khởi vì được bố mẹ mua đôi giày mới để đi trong dịp Tết. Ảnh: SỸ CÔNG |
Vợ chồng nữ công nhân (quê ở Nghệ An) ra Hà Nội làm công nhân nhiều năm. Giữa năm ngoái, đại dịch Covid-19 lần thứ tư khiến chồng chị thất nghiệp mấy tháng. Bản thân chị còn giữ được việc nhưng thu nhập giảm sút. Tiền thưởng Tết ở công ty anh chị chưa được nhận nhưng dự báo thấp hơn mọi năm. Do vậy, việc sắm Tết cho gia đình cũng không được “xông xênh” như những năm trước.
“Tôi phải cân đối các khoản chi tiêu dựa trên thu nhập của cả hai vợ chồng. Năm nay vợ chồng tôi chẳng sắm sửa gì cho bản thân, tất cả ưu tiên cho con và những thứ thiết yếu trong dịp Tết. Tôi cũng đang cố gắng lựa chọn những sản phẩm "ngon, bổ, rẻ"…”, nữ công nhân cho biết.
Đứng tần ngần trước một quầy thực phẩm, chị Nguyễn Thị Bình (45 tuổi, công nhân Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội), sau một hồi suy nghĩ, chị đã chọn mua 5 cân khoai tây, một ít miến và măng khô cho gia đình dùng trong mấy ngày Tết.
Chị Nguyễn Thị Bình, công nhân Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội tần ngần trước một quầy thực phẩm - Ảnh: SỸ CÔNG |
Chị Bình khoe: "5 cân khoai tây này sẽ làm món canh “chủ lực” của gia đình 4 người trong dịp Tết". Ảnh: Ý YÊN |
Dù là người địa phương, không phải đi thuê trọ nhưng chị Bình thừa nhận, năm vừa qua có những khoảng thời gian gia đình chị rất khó khăn. Do tình hình dịch Covid-19 nên nhà của chị Bình nằm trong vùng phong toả, phải nhận hỗ trợ nhu yếu phẩm từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm.
Chị Bình nói: “Năm nay nghỉ mấy đợt dịch, vợ chồng tôi thu nhập thấp nên sắm Tết tằn tiện hơn mọi năm. Hy vọng sang năm mới tình hình sẽ tốt hơn”.
Người lao động mua bánh, kẹo cho gia đình dịp Tết - Ảnh: SỸ CÔNG |
Chị Lưu Thị Thuý, công nhân Công ty Uni lựa chọn kẹo cho dịp Tết sắp tới. Ảnh: Ý YÊN |
Một chủ quầy hàng bán quần áo ở chợ Mun – nơi được xem là “thiên đường mua sắm” của công nhân KCN Bắc Thăng Long - đã dùng từ ảm đạm để nói về tình hình mua sắm của công nhân thời điểm này.
“Những năm trước, dịp cận Tết, chợ lúc nào cũng chật kín người, chúng tôi phải luôn chân, luôn tay, nhập hàng liên tục để đáp ứng nhu cầu của công nhân. Thế nhưng năm nay khách khứa lèo tèo, hàng nhập về chưa bán được”, chủ quầy hàng bán quần áo nói.
Chị Đinh Thị Thanh Tâm, 27 tuổi, công nhân Công ty TNHH SD Việt Nam tranh thủ sau giờ làm đi mua sắm Tết cho gia đình. Nữ công nhân chăm chú lựa chọn đồ chơi cho con trai. Ảnh: SỸ CÔNG |
Năm 2021 là năm người lao động gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, có ít nhất 234 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hơn 1.800 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hàng chục nghìn công nhân lao động đã phải ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, mức thưởng Tết và các chế độ phúc lợi của người lao động cũng giảm hơn so với các năm trước. Điều này khiến cho không khí mua sắm Tết của công nhân có phần suy giảm.
Dịp Tết Nguyên đán năm 2022, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ chi khoảng 200 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Dự tính, có 10 nghìn suất quà sẽ được Công đoàn Thủ đô trao cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mỗi suất quà có giá trị 1 triệu đồng.
Công nhân trẻ kể chuyện "bén duyên” với Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân, nhất là ... |
Lời căn dặn trước lúc viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa ... |
"Nhờ Công đoàn, Tết này tôi có nhà mới, xe mới” Đó là chia sẻ của chị Ngô Thùy Liêm (41 tuổi) công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam tại chương trình "Tết sum ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?