Hủ tục hay là chết?
Cà phê tối - 06/02/2021 11:30 Vũ Hùng
Vì em là nhân viên karaoke? “Vắc xin” tinh thần Người Hải Dương chơi đào Hải Dương |
Tục đốt vàng mã tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong những ngày lễ, Tết. Ảnh minh họa. |
Nhưng, nếu tất cả những thứ vừa gọi tên đó dẫn đến những tai nạn thường xuyên, dẫn đến những cái chết đầy oan trái, thương tâm và lãng nhách, thì chúng có đáng bị gọi là hủ tục không, thưa bạn?
Hủ tục - phá hoại vệ sinh môi trường, chết đuối và chết cháy
Vào dịp cúng ông Công, ông Táo, chỉ tính trên địa bàn Thủ đô thôi, tại khu vực các hồ lớn nhỏ trong thành phố, hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân lũ lượt đi thả cá tiễn Táo quân chầu trời.
Chân hương, tro hoá vàng, bàn thờ, vàng mã nổi kín một góc hồ khiến người dân không có chỗ thả cá. Dù xung quanh khu vực các hồ đã được đặt rất nhiều thùng rác nhưng nhiều người dân không có ý thức vẫn ném thẳng túi nylon cùng tro hoá vàng xuống hồ.
Lấy lý do sợ thả cá từ trên cao xuống sẽ khiến cá bị chết, nhiều người đã tiện tay ném cả túi nylon và cá xuống hồ. Những con cá mắc kẹt trong túi nylon dưới dòng nước bẩn bên cạnh là bát hương, đồ thờ cúng và rác thải.
Số cá này nhanh chóng chết ngửa bụng và công nhân vệ sinh môi trường phải rất vất vả mất công thu dọn ngay sau đó.
Còn nhớ cách đây 2 năm, cũng trong ngày 23 tháng Chạp, đã có 2 người thiệt mạng trong khi đi thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo. Hai sự việc đau lòng, một xảy ra ở Hải Dương và một xảy ra ở TP HCM. Cả hai trường hợp đều là những người đang ở độ tuổi trụ cột của gia đình, là những người làm cha, làm mẹ.
Sau việc gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường và những cái chết thương tâm kể trên, lại còn là những vụ hoả hoạn. Mà vụ mới đây nhất là một ví dụ.
Khoảng 13h15 ngày 28/1, một đám cháy lớn xảy ra tại tầng thượng ngôi nhà 4 tầng số 6 phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm ngay sát trụ sở Vietinbank. Lửa nhanh chóng bốc cao kèm theo khói đen khét lẹt khiến hàng chục người sinh sống tại các hộ lân cận phải bỏ chạy xuống lòng đường. Nguyên nhân ban đầu được cho rằng do gia chủ bất cẩn khi đốt vàng mã tiễn ông Công, ông Táo.
Cũng tại Hà Nội, hôm 4/2, xảy ra một vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại quận Đống Đa khiến 4 người tử vong.
Theo đó, sáng 4/2, nhóm sinh viên đang học ở Hà Nội, gồm: Anh Lê Bật T., anh Lê Khắc S., anh Giáp Văn N. và anh Trần Duy H. tổ chức cúng ông Công, ông Táo tại phòng trọ ở ngõ 73 đường Tam Khương (phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội). Anh Lê Bật Đ. (28 tuổi, anh trai của Lê Bật T.) được mời đến tham dự cùng.
Khoảng 12 giờ trưa 4/2, sau khi cúng xong, anh S. và anh Đ. ra trước cửa phòng trọ để hóa vàng, 3 người còn lại ra hồ Đình Khương Thượng thả cá, rồi về cùng hóa vàng để dùng cơm.
Quá trình hóa vàng, nhóm sinh viên đốt trực tiếp dưới nền đất và không có dụng cụ chứa đựng. Khi thấy tiền vàng không còn cháy, nhóm này vào nhà ăn cơm mà không đổ nước vào đống tro và cũng không mang tro đi đổ.
Ăn xong, anh S. đi rửa bát và lau nhà, sau đó đi ra ngoài; anh Đ. ngủ tại tầng 1, còn anh N., T., H. lên gác xép ngủ.
Khoảng 12 giờ 45, lửa bất ngờ bùng phát dữ dội, bao trùm phòng trọ. Thời điểm phát hiện, anh N., anh T., anh H. và anh Đ. đã tử vong vì ngạt khói độc; riêng anh S. may mắn đi ra ngoài nên thoát nạn. Vụ hỏa hoạn cũng khiến 3 chiếc xe máy bị thiêu rụi.
Xoá bỏ hủ tục là đảm bảo an toàn tính mạng người dân
27 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã tồn tại từ hàng ngàn năm đối với người Việt Nam.
Do sản xuất và đốt pháo đã gây ra hàng ngàn vụ tai nạn, cháy nhà, chết người hoặc gây thương tật suốt đời, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường rất lớn không thống kê được.
Các đêm giao thừa, việc đốt pháo trong các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng... kéo dài liên tục từ 30 đến 40 phút, tạo tiếng nổ ồn ào, làm cho người già, trẻ em, người yếu tim, thần kinh yếu không chịu nổi, khói pháo dày đặc kéo dài, xe ô tô, xe gắn máy có lúc không đi lại được, gây tắc nghẽn giao thông.
Theo báo cáo của 44/53 địa phương, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất (1994) đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn hàng 20 - 30 tỷ đồng.
Hàng nghìn nạn nhân tai nạn liên quan đến pháo mỗi năm chính là lý do Chính phủ buộc phải ra một lệnh cấm pháo kể từ 1/1/1995 mà giai đoạn đầu không phải người dân nào cũng ủng hộ.
Cùng với thời gian trải nghiệm, toàn dân ta đã thấy rõ tác dụng tốt đẹp của quy định này đối với an toàn tính mạng của người dân và trật tự an ninh xã hội.
Vì thế, dù phải từ bỏ một phong tục có từ hàng ngàn năm, thì người dân sản xuất và sử dụng pháo vẫn phải thừa nhận lệnh cấm đốt pháo năm 1994 là một văn bản luật định mang tính “cách mạng” đầy nhân văn, vì an toàn cuộc sống.
Pháo đã cấm được gần tròn 3 chục năm rồi. Vậy thì tại sao cho đến tận hôm nay, những hủ tục như thả cá, đốt vàng mã cúng Táo quân và giao thừa, lẽ nào toàn dân và Chính phủ không đồng lòng quyết tâm xoá bỏ tiếp đi?
Đành rằng sẽ vấp phải muôn vàn cản trở, nhất là trong tư duy và quan niệm, nhưng, vì tính mạng của mỗi người, vì sự an toàn tài sản nhân dân và Nhà nước trong những dịp lễ, Tết, chúng ta cần dứt khoát từ bỏ những hủ tục kể trên.
Tất nhiên, để làm được việc đó, Chính phủ cần tạo lập một lộ trình tuyên truyền, vận động, giáo dục nhắc nhở, sau cùng là các chế tài quy định, giống như trong việc đội mũ bảo hiểm và không uống rượu bia khi lái xe đã triển khai thực hiện rất thành công.
Không ai lại muốn thay cho việc du xuân ngắm quất, đào, xúng xính trong những bộ cánh đẹp vui vẻ đón xuân, dọn cỗ hân hoan đón tuổi mới với lì xì may mắn bằng việc chít vành khăn tang tiễn đưa những người thân của mình vĩnh viễn ra đi vì các hủ tục vào khi Tết đến Xuân về, phải không bạn?
Câu hỏi “hủ tục hay là chết“ chính là mang ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh về các tai nạn do các hủ tục gây ra, đồng thời cũng là lời kêu gọi nâng cao tính nhân đạo và văn minh trong đời sống xã hội, đặc biệt là các dịp lễ, Tết, thưa bạn!
Vì em là nhân viên karaoke? Vẫn biết rằng thông tin phải nhanh chóng và rõ ràng để truy vết sớm, dân chúng hợp tác, phòng ngừa nhưng nhiều trường hợp ... |
Nhiều người lao động vẫn băn khoăn trong việc về quê đón Tết hay “khoan hãy về” Mấy ngày nay, vì dịch bệnh đã xuất hiện trở lại với tốc độ lây lan mạnh khiến người lao động khá lo lắng. Tại ... |
Phong tỏa tòa nhà 1.000 người, nữ nhân viên ngân hàng ở Hà Nội mắc Covid-19 có 22 F1 Trong số 22 F1, có 17 người là đồng nghiệp của bệnh nhân ở phòng giao dịch Public Bank ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.