
“Tôi rất khỏe” nhưng nhiều người sẽ rất mệt! “Nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống" Ngắm ảnh anh Đam |
![]() |
UBND TP Hải Dương kêu gọi "Người Hải Dương chơi hoa đào Tết của Hải Dương". Ảnh: TP |
Đừng vội nhầm rằng địa phương đang có tính cục bộ. Mà phong trào này đặt trong bối cảnh 275 ha trồng đào của Hải Dương mới chỉ bán được số lượng nhỏ mà Tết thì đang cận kề.
Tỉnh nhấn mạnh: “Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2021, nhưng thực tế hiện nay, các hộ trồng đào mới bán được 10% tổng số cây hoa đào. Các hộ trồng đào đang sốt ruột, lo lắng vì nếu không bán được cây đào năm nay thì họ sẽ trắng tay và có nguy cơ nợ ngân hàng”.
Từ đó, “trong không khí của Tết Tân Sửu đang đến gần với phương châm "Người Hải Dương chơi hoa đào Tết của Hải Dương", UBND TP Hải Dương trân trọng đề nghị quý cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thương lái, người dân trên địa bài Hải Dương mua đào Tết nhằm chia sẻ bớt một phần khó khăn với các hộ nông dân trồng đào trên địa bàn thành phố”.
Ngay sau quyết định này là quyết định sắt đá hơn, cũng từ tỉnh: UBND tỉnh Hải Dương quyết định phong tỏa toàn bộ TP Chí Linh, gồm 19 xã, phường, 156 thôn, khu dân cư nhằm ngăn chặn sự lây lan của của dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đồng thời, phong tỏa, cách ly 6 khu dân cư ở thị xã Kinh Môn và TP Hải Dương.
Trong suốt 1 năm chống dịch vừa qua, toàn cầu đã luôn cân nhắc giữa hai lợi ích: Chống dịch và phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh, hai việc trên không hề mâu thuẫn để bắt các quốc gia hay các địa phương phải lựa chọn. Mà, phải chống được dịch thì mới phát triển được kinh tế. Đó là mối quan hệ nhân quả trong đó chống dịch là điều kiện tiên quyết. Chống dịch ổn thì nghĩ tiếp tới cách xoay xở bài toán kinh tế.
Trong khi đó, thị trường đào Tết là một thị trường rất đặc thù: Thời gian hoa nở, thời điểm bán được giá,... đều rất hạn chế. Một cành đào cả triệu chậm vài ngày có thể vứt xe rác. Và sau khi lo chống dịch, lãnh đạo Hải Dương đã dùng một “bài” quen thuộc mà hiệu quả với cây đào của người dân: Dùng con tim để điều chỉnh thị trường.
Quyết định của TP Hải Dương làm dư luận nhìn thấy nhiều điều. Thứ nhất, lãnh đạo ngoài việc chống dịch cũng lo lắng nhiều tới quyền lợi sát sườn của người dân. Họ lắng nghe dân. Thứ hai, lãnh đạo đã biết dùng chính thứ sức mạnh tiềm ẩn của dân để cứu người dân. Đó là tinh thần cộng đồng, ý chí đùm bọc người dân “tỉnh nhà”.
Hơn cả, họ dám ra quyết định và hành động. Trong những thời khắc khó khăn, đôi khi, điều người dân mong mỏi chỉ là một lãnh đạo địa phương dám quyết và chịu trách nhiệm vì quyết định của mình như thế.
“Người Hải Dương dùng đào Hải Dương” không phải là khẩu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ. Đó là thông điệp được chắt thành từ nghĩa đồng bào, tinh thần cộng đồng và khát vọng cùng nhau vượt khó.
Điều này cũng là thứ mà nhiều chuyên gia quốc tế tìm hiểu phương thức chống dịch và phát triển kinh tế Việt Nam trong năm qua. Họ lý giải được nhưng họ thừa nhận, rất khó để tạo mô hình chung cho nhiều quốc gia đang phát triển khác học hỏi.
Bởi những giá trị trong nguy biến này được người Việt hun đúc và bồi đắp cả ngàn năm qua bao đợt thiên tai địch họa.
![]() Đây chính là khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn bế mạc Đại hội Đại biểu toàn ... |
![]() “Tôi rất khỏe, tôi có làm sao đâu”, đấy là một trong những lý do phổ biến mà các ca F1 lấy ra làm lý ... |
![]() Bốn bệnh nhân Covid-19 tại Quảng Ninh mới đây đều là công nhân Công ty TNHH Điện tử POYUN Việt Nam. Các công nhân di ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”

Bài học lịch sử trên đường phố

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật
Tin tức khác

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
