Học tài, thi rủi
Cà phê tối - 07/10/2024 17:21 MỸ ANH
Cụ thể, mọi năm, các Sở sẽ tự quyết môn thi. Phần đa, các Sở địa phương sẽ chọn 3 môn cố định là Văn, Toán, Ngoại ngữ và thông báo trước. Điều này khiến học sinh yên tâm học hành, ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi vốn đơn giản nhưng đang ngày một khốc liệt.
Tuy nhiên, năm nay, Bộ muốn đảm bảo học sinh học đều các môn nên muốn môn thứ 3 không phải cố định là Ngoại ngữ nữa mà là một môn bất kỳ, dựa trên lá phiếu rủi - may.
Những môn còn lại bao gồm: Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ cũng chưa đưa ra phương án thêm về việc khoanh vùng các môn sẽ “bốc thăm”.
Tức là, về lý, các môn vốn được coi không phải môn chính như Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất và Nghệ thuật cũng có thể có “lá phiếu” ngang các môn Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Thêm nữa, thời hạn dự kiến Bộ sẽ “bốc thăm” và công bố là ngày 31/3 năm sau. Tức là gần 3 tháng trước kỳ thi. Thời gian này gần như là khoảng thời điểm học sinh sẽ rất khó bổ sung kiến thức.
Bộ cố ý tạo thời điểm như vậy để các em học đều các môn trong năm học. Tuy nhiên, mặt trái, đó cũng là khoảng thời gian thầy cô, học sinh, nhà trường sẽ dồn toàn lực để ôn đúng một môn vừa công bố (bởi Văn - Toán đã cố định, ôn từ trước).
Khi kịch bản này xảy ra, ý tưởng của Bộ sẽ bị tác dụng ngược. Và chắc chắn nó sẽ xảy ra ở nhiều trường để đảm bảo kết quả tốt cho con em.
Các ý kiến phản đối cho rằng, kỳ thi quá nặng tính may rủi. Học sinh thường sẽ có những phẩm chất riêng, có năng lực thâu nạp những nhóm nội dung riêng. Rất khó để đòi hỏi các em học đều chằn chặn tất cả các môn.
Việc thiên hướng học tốt ở các nhóm môn là điều bình thường, khó tránh. Vì thế, việc bốc thăm quyết định kỳ thi “chọi” khiến nhiều em sẽ học tài, thi rủi do kết quả bốc thăm nằm ngoài các em.
Tuy nhiên, căn nguyên đằng sau những hoang mang, sợ hãi và cả bức xúc là vấn đề không nằm ở phụ huynh mà ở phía Bộ và các địa phương.
Đó là thực trạng hiện tại, chúng ta không có đủ trường công cấp 3 cho các em học sinh ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội.
Vì không có đủ trường công nên kỳ thi trở thành gánh nặng với học sinh, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội.
Vì không có đủ trường công nên kỳ thi mà 20 năm trước vẫn được coi là nhẹ nhàng trở thành một cuộc đua gắt gao về tỷ lệ chọi, về chiến thuật chọn trường.
Và, vì không có đủ trường công, nên mọi tác động, dù nhỏ nhất tới quy chế thi sẽ khiến những người trong cuộc hoảng hồn.
Bộ có thể làm theo cách của mình. Về phần nào đó, quan điểm của Bộ có lý riêng. Nhưng, để những em học sinh 14-15 tuổi không bị căng thẳng thái quá hay những phụ huynh không hốt hoảng trước những thay đổi của Bộ, Bộ cần đi vào giải quyết căn cơ.
Trường học ở Hà Nội đang được xây dựng nhiều, nhưng nhiều là bao nhiêu, năm tới còn bao nhiêu em sẽ không thể học ở công lập là con số cần minh bạch.
Và, chúng ta phải giải quyết sao với những con số đó để đảm bảo gánh nặng không đổ dồn lên vai phụ huynh cũng là điều cần suy nghĩ trong thời gian ngắn hạn.
Còn về lâu dài, năm bao nhiêu chúng ta sẽ đủ trường công cho các em cấp 3, dư luận cũng cần cam kết rõ ràng.
Việc tranh cãi về bốc thăm môn thi sẽ chỉ là cơn bão trong tách trà. Nhưng những tảng băng chìm, những điều cốt lõi là số lượng trường công đảm bảo đủ cho các em học sinh là điều cần giải quyết một cách minh bạch.
Bằng không, mọi ý tưởng dù có phần có lý, có phần thiện ý từ Bộ sẽ đều nhận những phản ứng gay gắt từ phía dư luận.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Học tài thi rủi, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Cà phê tối - 21/10/2024 15:09
“Mua sắm như tỷ phú”
Sàn thương mại điện tử Temu của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Giá rẻ choáng váng, miễn phí ship, thời gian vận chuyển nhanh như các sàn đã có mặt ở thị trường nội địa là những điểm nhấn nổi bật sau những ngày Temu xuất hiện ở Việt Nam. Cơn choáng ngợp về việc "mua sắm như tỷ phú" sẽ để lại hệ lụy...
Cà phê tối - 19/10/2024 14:23
AI với giáo dục
Các quốc gia đang trong cuộc chạy đua đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục. Ở Việt Nam, liên tiếp các hội thảo, tọa đàm, lớp học về việc dùng AI cho thầy cô giáo.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"
- Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
- Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
- Vượt lên từ số phận không may mắn, quyết tâm hoạt động thiện nguyện để sống ý nghĩa hơn
- Thở ở Hà Nội