Học sinh đi làm công nhân: Đội mưa “đòi” tiền lương

Người lao động - Nhóm PV

Tranh thủ dịp nghỉ Hè, nhiều học sinh quyết định đi làm công ty để kiếm tiền. Các em làm việc 12 tiếng mỗi ngày, nhiều em làm ca đêm từ 7h tối đến 7h sáng trong nhiều ngày. Chưa dừng lại ở đó, sau khi nghỉ việc, những đồng lương ít ỏi của các em vẫn bị công ty vẫn khất lần khất lượt.
Học sinh đi làm công nhân: Đội mưa “đòi” tiền lương
Tranh thủ dịp nghỉ Hè, nhiều em học sinh xin vào làm việc tại Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting

Mạng xã hội công nhân KCN Phố Nối – Hưng Yên vừa qua xuất hiện một video clip dài hơn 2 phút. Nó khiến chúng tôi tò mò. Nội dung ghi lại cảnh đối chất căng thẳng giữa một người đàn ông áo xanh, đeo khẩu trang - được cho là người của Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting (có địa chỉ tại thôn Khúc Lộng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và một nhóm bạn trẻ. Họ là những người đã từng làm việc tại công ty này, đang yêu cầu công ty trả tiền lương như đã hứa hẹn. Theo như những gì diễn ra trong clip, công ty đã nhiều lần khất lương, và nhóm bạn trẻ tỏ ra rất bất bình.

Nhận thấy đây là vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của công nhân lao động, nhóm PV Cuộc sống an toàn đã xác minh, tìm hiểu sự việc.

Đội mưa “đòi” tiền lương

Em N.Q.Đ (SN 2004), quê ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, năm nay em lên lớp 11, vừa rồi được nghỉ Hè 1 tháng, em quyết định tìm việc làm để có tiền mua sắm đồ dùng, quần áo cho năm học mới. Lướt facebook, em đọc được bản tin tuyển dụng công nhân sản xuất khẩu trang của Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting. Dù cách nhà em hàng chục cây số, nhưng Đ. vẫn quyết tâm xin bố mẹ cho đi làm.

Đ. cho biết, em làm việc tại Công ty SHB Lighting từ 27/7 đến 13/8, theo hình thức công nhật, 230 nghìn/ ngày, mỗi ngày làm 12 tiếng. Hầu hết trong khoảng thời gian đó, em phải làm ca đêm, từ 7h tối đến 7h sáng.

“Mệt lắm. Đến tuần thứ 2 đáng lẽ em được chuyển sang ca ngày. Thực ra em đã làm được 1 ca ban ngày, rồi người ta lại bắt đi làm ca đêm. Em có xin nhưng chị quản lý không cho. Công việc vất vả quá, nhà em lại ở xa nên em xin nghỉ. Với lại, em cũng sắp phải đi học rồi. Lúc em xin nghỉ, em có bảo với chị Tú quản lý nhân sự, chị ấy đồng ý cho nghỉ, chị ấy còn bảo gửi số tài khoản để bắn tiền lương cho em. Nhưng đến bây giờ chị ấy vẫn không bắn tiền”, Đ. nói.

“2 ngày sau khi em nghỉ, chưa thấy bắn tiền, em sốt ruột lên công ty thì người ta bảo vẫn chưa có lương, em lại đi về. Hôm sau cũng thế. Đến ngày thứ tư thì em đợi trước cổng công ty từ sáng đến tối. Hôm đấy mưa, mưa em cũng đứng. Nhiều người cũng đứng đợi như em. Cuối cùng thì người ta gọi vào trả cho em 900 nghìn. Tính ra em vẫn còn hơn 2 triệu nữa chưa lấy được”, Đ. nói tiếp.

Học sinh đi làm công nhân: Đội mưa “đòi” tiền lương
Nữ sinh C.D.A ghi lại số lượng sản phẩm trong thời gian làm việc tại công ty. Em cho biết cũng phải làm ca đêm trong 3 ngày liên tiếp, mỗi đêm 12 tiếng.

Hiện tại, Đ. không thể liên lạc qua điện thoại với người phụ nữ tên Tú - được cho là quản lý nhân sự. Em cho biết: “Em lo mấy tuần nay, chỉ mong muốn người ta trả lương cho em”.

Cùng lo lắng như Đ., em C.D.A (nữ, SN 2003) cho biết đã làm việc tại Công ty SHB Lighting trong thời gian từ 29/7 đến 14/8. Dù nghỉ được gần nửa tháng nhưng đến thời điểm hiện tại em vẫn chưa nhận được tiền lương. Em cho biết: “Có rất nhiều người chưa được trả lương. Có người nghỉ từ tháng 7, nhưng hiện giờ vẫn chưa được trả lương”.

Xin việc không cần hồ sơ, làm việc không có hợp đồng lao động

Trưa 25/8, chúng tôi gặp Đ.T.Đ (SN 2003) khi cậu đang đạp xe từ Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting để về nhà ăn cơm. Cậu nói: “Em làm hết buổi sáng thì hết hàng, lại phải xin về chứ đợi người ta lấy hàng không biết đến bao giờ mới có”. Đ. người làng Nội, thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang. Cậu học ở Trường THPT Văn Giang, chuẩn bị lên lớp 12, tranh thủ dịp nghỉ Hè để đi làm thêm, với mong muốn có tiền mua sắm quần áo, sách vở.

“Em thấy bên môi giới họ đăng tuyển công nhân trên mạng thì xin vào làm. Lúc ấy khoảng cuối tháng 7, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát lần thứ hai, họ tuyển người làm khẩu trang. Bọn em xin việc qua môi giới, không nộp hồ sơ gì cả, chỉ cần chứng minh thư thôi”, Đ. chia sẻ.

Công việc hằng ngày của Đ. cũng như hầu hết các em học sinh làm công nhân tại xưởng sản xuất là dập dây khẩu trang. Đ. nói: “Nó có cái máy, dập bằng chân. Không cần đẹp lắm, nhưng phải chắc. Họ khoán 20 nghìn/kg. Ngày làm nhanh em cũng được 16kg. Có đứa làm được 20kg. Bạn em mới vào nó cũng được 10kg”.

Học sinh đi làm công nhân: Đội mưa “đòi” tiền lương
Bên trong xưởng sản xuất khẩu trang của Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting

Chia sẻ về giờ giấc làm việc, Đ. cho biết: “Trước em làm đêm hơn 1 tuần, từ 7h tối đến 7h sáng. Thứ Bảy, Chủ nhật vẫn phải đi làm, lương thì lương vẫn thế, tính theo cân sản phẩm, ngoài ra không được thêm”.

Em cho biết, mỗi lần đến công ty làm việc đều được người quản lý ghi tên vào sổ, sau đó có bộ phận nhập tên mình với số cân sản phẩm làm được trong ngày để tính lương. Theo chia sẻ của Đ., công ty có tất cả 3 xưởng nhưng hiện tại chỉ có xưởng của em làm việc, có khoảng 40-50 người, một nửa trong số đó là học sinh như em. Các em cũng đang có kế hoạch xin nghỉ làm để bắt đầu vào năm học mới.

Tương tự, em C.D.A cũng xin việc qua môi giới, không được ký hợp đồng lao động mà chỉ qua thỏa thuận miệng: “3 ngày đầu làm công nhật thử việc, sau đó thì làm khoán theo cân sản phẩm. Ngày nào chủ cũng ghi số cân em làm được trong ngày, nhưng em vẫn phải ghi lại để sau này lĩnh lương có cái mà đối chiếu”.

Trong số những em học sinh mà chúng tôi trò chuyện, có em tên S. (SN 2003), quê ở xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Em xuống Hưng Yên được hơn 1 tháng, ở cùng anh trai và được anh trai tìm việc tại Công ty SHB Lighting, bắt đầu làm việc từ cuối tháng 7. Khi được hỏi: Công ty có ký hợp đồng lao động với em không?, S. nói: “Em không biết. Em đưa chứng minh thư cho các anh ấy chứ em chẳng biết”.

Để có thông tin đa chiều, trong ngày 25/8, PV Cuộc sống an toàn liên hệ làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty từ chối tiếp vì bận.

Trước đó, khi trò chuyện với những em học sinh từng làm công nhân ở Công ty TNHH Thương mại SHB Lighting, chúng tôi luôn tự hỏi: Sau này, niềm tin của các em đối với xã hội sẽ ra sao, khi mà ngay lần đầu tiên ra ngoài đời, tranh thủ dịp nghỉ Hè cố gắng tự kiếm tiền, các em đã phải trải qua cảm giác hoang mang, lo lắng bởi doanh nghiệp “khất” lương hết lần này đến lần khác. Năm học mới đang tới gần, mà số tiền đánh đổi bằng mồ hôi công sức làm ngày làm đêm của các em vẫn chưa thể lấy được.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24,3 triệu, hơn 828 ...

Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp

Không phải tôi lại định làm thơ vè gì đâu, mà là tôi tả thực tâm thế của ông đại biểu Quốc hội Phạm Phú ...

Món quà của người Ca Dong đã đến được mâm cơm người lao động khó khăn mùa dịch Món quà của người Ca Dong đã đến được mâm cơm người lao động khó khăn mùa dịch

Nhận được những bó rau do người dân tộc Ca Dong ở vùng núi Nam Trà My, Quảng Nam tiếp sức cho người dân Đà ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Người lao động -

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Người lao động -

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Người lao động -

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son Cà phê tối

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son

ASEAN Championship 2024 (vẫn được biết đến với tên gọi AFF Cup) đã khởi tranh hôm qua. Hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận đấu đầu tiên với đội tuyển Lào tại vòng bảng của giải đấu. Từ khóa của giải đấu lần này là "nhập tịch".

Khi TikToker “nhờn” biên bản Cà phê tối

Khi TikToker “nhờn” biên bản

TikToker Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) lại một lần nữa gây bão dư luận với hành vi phản cảm. Và cũng như lần trước, lần này, Tuấn nhận một biên bản xử phạt 30 triệu đồng.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Người lao động -

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm xử lý những hệ lụy phát sinh, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Người lao động -

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Người lao động -

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.