Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều
Kinh tế - Chính sách - 15/05/2023 14:01 HÀ PHAN
Theo quy định, từ năm học 2022-2023, các trường đại học được thu học phí theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Theo đó, học phí đại học công lập sẽ tăng với tất cả các loại hình trường khác nhau. Trường công lập chưa tự chủ dao động từ 12 - 24,5 triệu đồng/năm học 10 tháng. Các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được thu 24 - 49 triệu đồng/năm, trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thu 30 triệu đến hơn 61 triệu đồng/năm. Nhiều trường đại học đã “thăm dò” và dự kiến tăng học phí trong năm học tới với mức tăng phổ biến khoảng 10 – 15% so với hiện tại. Có những ngành ở một số trường, học phí lên tới 70 – 96 triệu đồng.
Từ lâu, học phí luôn đứng trước nghịch lý không tăng thì hụt chi, ngân sách không thể bao cấp hay bù đắp mãi được mà tăng sẽ đẩy hàng triệu gia đình thêm khó khăn, nhất là khi mà thu nhập đang suy giảm như hiện nay. Không ít nhà quản lý giáo dục cho rằng thực hiện tự chủ đại học mà Nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể đảm bảo chất lượng giáo dục. Đó là chưa kể không tăng sẽ khó thu hút giảng viên giỏi và đầu tư cho cơ sở vật chất. Trong bối cảnh cái gì cũng tăng mà học phí không được tăng sẽ là bất công cho các trường.
Tuy nhiên những phản biện như của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng cần phải suy gẫm. TS Dũng cho rằng, thực ra, việc tăng học phí kịch trần của các trường đại học tự chủ theo Nghị định 81 là con dao hai lưỡi vì học phí ngoài việc đảm bảo nguồn chi trên đầu sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì còn phải phù hợp với thu nhập của người dân. Việc tăng học phí sẽ làm phụ huynh và sinh viên khổ hơn. Chính vì vậy các trường phải tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu từ các lĩnh vực khác ngoài học phí như chuyển giao công nghệ, hỗ trợ từ doanh nghiệp, … Cơ quan quản lý nhà nước cần phải có kênh giám sát và cảnh báo các trường về việc này".
Tăng học phí sớm hay muộn gì cũng phải làm nhưng tăng thế nào và các chính sách để đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người học là chuyện mà cả Bộ, ngành liên quan lẫn các trường đại học cần phải tính toán thiệt hơn lâu dài. Trên thực tế, với học phí các trường tốt, ngành học đòi hỏi chất lượng cao nhưng học phí lại hàng trăm triệu/năm thì đó chỉ là giấc mơ cho những gia đình chỉ kiếm được vài triệu/tháng! Chính sách cho sinh viên vay mượn hay hỗ trợ khác dù có nhưng liệu có đảm bảo cơ hội học được đại học cho các sinh viên vì nghèo chứ không phải thiếu năng lực?
Giáo dục đại học muốn “an toàn tài chính” cho các trường và đó là thực tế không thể chối bỏ. Nhưng hàng triệu sinh viên, con cái của các gia đình nghèo cũng có nhu cầu học những trường tốt, danh tiếng cao. Tuy nhiên với mức tăng học phí nhiều trường trong lúc kinh tế khó khăn thế này thì nỗi lo của phụ huynh có khi còn kèm thêm tiếc nuối của biết bao đứa trẻ eo hẹp tiền bạc. Nền giáo dục tốt, đại học danh giá không chỉ dành cho người giàu và cơ hội được chia đều cho mọi sinh viên học tốt, chí tiến xa là điều mà xã hội nào cũng cần hướng tới.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 28/09/2023 19:41
Bánh trung thu trang sức
Không đơn thuần là để ăn, phía sau hộp bánh trung thu ngày nay ẩn chứa nhiều điều cần phải nói.

Cà phê tối - 26/09/2023 17:08
Học thêm trá hình, chẳng lẽ “bó tay”!
Sau khi các cấp, ban ngành ban hành những quyết định nhằm hạn chế nạn ép học sinh học thêm, hàng loạt những trường hợp “lách luật” từ các cơ sở đào tạo được báo chí phanh phui đang gây bức xúc dư luận. Dù biến đổi muôn hình vạn trạng, với vô vàn tên gọi, điều người ta dễ nhận thấy đó chính là học thêm và ít nhiều, luôn có sức ép từ phía nhà trường.

Cà phê tối - 24/09/2023 13:13
Mạt sát một nghề nghiệp
Facebooker Vo Quoc có tích xanh chính chủ (được cho là đầu bếp Võ Quốc) đã có bài đăng mạt sát nghề báo. Bài đăng lập tức gây phẫn nộ với không chỉ những người làm báo. Bởi, ngôn từ được sử dụng trong bài đăng của một người tạm gọi có chút danh là rất nặng nề, phản văn hóa.

Cà phê tối - 21/09/2023 18:58
Lối thoát cho chung cư mini
Sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ làm 56 người chết, Hà Nội ra chỉ thị tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà trọ, cơ sở kinh doanh, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành kế hoạch khẩn tổ chức tổng rà soát, kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh nhà trọ, chung cư mini, nhà ở tập thể, …

Cà phê tối - 19/09/2023 12:25
Bỏ “kiểm tra miệng” và thế giới của những câu hỏi
TP.HCM vừa đi đầu trong việc bỏ kiểm tra miệng đầu giờ với học sinh các cấp trên địa bàn TP. Tuyên bố này được ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra. Lập tức, quyết định của TP nhận những tranh luận trái chiều.

Cà phê tối - 17/09/2023 15:10
Cuốn nhật ký Lương Thiện
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ John Biden đã kết thúc tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều hợp đồng, nâng tầm quan hệ… Nhưng đến hôm nay, câu chuyện về những người lính Mỹ trao lại nhật ký chiến trường cho một người lính bên kia chiến tuyến trước sự chứng kiến của Tổng thống John Biden và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được mô tả chi tiết khiến nhiều người xúc động.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN
- Đồng chí Lâm Thành Sĩ được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang
- Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế: trang trọng, phấn khởi
- Gắn biển Công trình chào mừng Đại hội VI Công đoàn Điện lực Việt Nam
- Công đoàn An Giang: lấy NLĐ làm trọng tâm, xác định 3 khâu đột phá cho phát triển
- Nghệ An nỗ lực khắc phục những hạn chế của thủ tục hành chính công