Hồ Gươm dậy sóng
Cà phê tối - 29/08/2020 08:50 VŨ HÙNG
Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Đất chôn người cũng cần sổ đỏ |
Lực lượng chức năng có mặt tại nhà riêng của ông Nguyễn Đức Chung vào tối ngày 28/8. Ảnh: Lê Quân |
Nói cả Hà Nội đêm qua khó ngủ thì hơi quá, nhưng tôi tin tất cả những ai từng có quen biết thân sơ, hay là bạn bè, đồng đội, thủ trưởng cũ mới, và cả các quan chức Hà Nội từng làm việc với ông Nguyễn Đức Chung, chắc chắn đã có một đêm thao thức bởi nhiều cảm xúc xáo trộn.
Một quá khứ vinh quang
Việc các quan chức bị khởi tố, bắt giam gần đây đã không còn là chuyện động trời, ngay cả từ ông Đinh La Thăng cho tới gần đây nhất là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, nhưng đối với ông Nguyễn Đức Chung, nó lại là một tin thật sốc, thật sự gây bão trong dư luận, thật sự cảm giác như Hồ Gươm chiều qua bỗng dậy sóng.
Vì sao lại sốc? Bởi vì đối với toàn dân Thủ đô, ông Chung là một người gần gũi từ khi còn là Giám đốc Công an Hà Nội. Ông gắn liền với những chiến công của Công an Hà Nội trong các vụ truy bắt 2 tên tử tù vượt ngục Hoả Lò, vụ cướp tiệm vàng Kim Sinh trên phố Tây Sơn, vụ giết người yêu chặt xác bỏ vào bao tải ở một căn hộ chung cư, vụ bắt cóc con tin ở Thanh Xuân, rồi hàng chục, hàng trăm vụ án nổi tiếng khác, góp phần làm cho Hà Nội với gần 10 triệu dân luôn được đánh giá là một thành phố vào loại bình yên nhất cả nước.
Từ một học viên Đại học Cảnh sát, sau gần 30 năm phấn đấu và rèn luyện, lập nhiều chiến công xuất sắc vì bình yên của Thủ đô, Nguyễn Đức Chung đã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 37 tuổi, phong hàm Thiếu tướng năm 43 tuổi, tướng trẻ nhất lực lượng Công an khi đó.
Kể từ khi lên làm Chủ tịch Hà Nội, ông cũng góp phần làm cho Thủ đô XANH SẠCH ĐẸP lên nhiều, và trật tự đô thị, nếp sống văn hoá của cư dân Thủ đô cũng trở nên văn minh, thanh lịch hơn xưa.
Những vị Chủ tịch khác của Hà Nội, trừ vị Chủ tịch đầu tiên và lâu nhất là Bác sĩ Trần Duy Hưng, thì có thể nói rồi đến ông Chung là có tác phong gần dân nhất.
Một đám cháy lớn, một vụ sập nhà, một vụ bắt cóc con tin, ông Chung thường là một trong những người đầu tiên có mặt tại hiện trường và chỉ huy việc giải quyết sự vụ rất nhanh nhạy, chính xác và quyết đoán.
Người ghét ông không ít, nhưng người yêu quý ông cũng rất đông. Và số đông ấy chính là lý do sâu xa của việc tin tức về vụ khởi tố, bắt tạm giam ông Chung trở thành một sự kiện rung chuyển cả Hà Nội.
Nhưng vì sao ông Chung lại lâm vào vòng lao lý ?
Vào cuối giờ chiều qua 28/8, Bộ công an đã công bố khởi tố, tạm giam 4 tháng với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố, để điều tra cáo buộc phạm tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Quyết định khởi tố, bắt ông Chung được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra cùng ngày hôm qua 28/8.
VKSND tối cao đã phê chuẩn quyết định tố tụng trên. Cơ quan Công an đã thực thi lệnh khám xét chỗ ở của ông Chung ở 88 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội. Việc khám xét nơi làm việc của ông Chung tại trụ sở UBND Hà Nội đang diễn ra cùng thời điểm và đã hoàn tất lúc hơn 21h tối qua.
Thực ra việc ông Chung bị bắt đối với tôi và nhiều người hoàn toàn không bất ngờ. Và tôi tin rằng ông Chung cũng nghĩ đến điều này và chính ông cũng không thấy bất ngờ, về mặt lý tính.
Bởi với 3 tội danh khiến bị đình chỉ công tác cách đây 17 ngày, thì tôi thấy chuyện diễn ra chiều tối qua là không thể tránh khỏi, là kết cục tất yếu.
Với 2 tội danh về kinh tế thì có thể bàn cãi ngược xuôi, nhưng đối với tội danh thứ 3, tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, thì việc khởi tố và bắt giam là không thể khác, nhất là ông Chung từng là một vị tướng Công an, một Tiến sĩ Luật, thì càng hiểu rõ hơn ai hết về tội danh này và hình phạt dành cho tội danh đó.
Sinh ư nghệ, tử ư nghệ
Ông Nguyễn Đức Chung trước khi bị bắt. Ảnh: Võ Hải. |
Tôi chơi với Chung đã hơn 2 chục năm, từ khi chú ấy mới chỉ là Đội phó Đội trọng án Công an Hà Nội, độ gần gũi có giảm dần từ khi chú lên làm Chủ tịch Hà Nội, nhưng luôn là quý mến và nể trọng nhau.
Nói vậy để thấy bằng cả trái tim yêu thương của mình dành cho một chú em, tôi ghê sợ thói “dậu đổ bìm leo”, thói “ tát nước theo mưa”, thói “đã ngã thì đạp thêm phát cho chết hẳn” đã và sẽ còn xuất hiện nhiều trên mạng xã hội và trong xã hội kể từ chiều tối qua.
Nhưng, bằng sự tỉnh táo của lý trí cũng của một người anh, tôi thấy e ngại trước những ý kiến ca ngợi một chiều dành cho Chung từ hôm qua đến giờ, trong đó có một vài ý kiến của một số người vốn được coi là có uy tín trên MXH và trong xã hội.
Yêu cho roi cho vọt, có thể là hơi lạc hậu phong kiến, nhưng là cần thiết với Chung lúc này. Để chú ấy không coi những gì đang diễn ra với mình như một dấu chấm hết của sự nghiệp và cuộc đời, và để chú ấy có thể nhận ra sai lầm mà vượt qua và bước tiếp vững vàng trong những tháng năm sau này của đời người.
Sáng sớm nay, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Cuộc điện này không ngoài dự đoán của tôi, chỉ có một chủ đề: Chuyện chú Chung con.
Người gọi cho tôi cũng không ngoài dự đoán của tôi từ chiều tối qua. Đấy là một vị tướng an ninh. Ông không chỉ là thủ trưởng cũ, mà còn là bậc cha chú của Chung. Ông trong suốt 30 năm không chỉ là “đại ca” của Chung trong nghề Công an và trong cuộc sống, mà còn là người đã phát hiện ra những phẩm chất đặc biệt của Chung trong hàng vạn quân sĩ của mình, để rèn luyện, để bồi dưỡng, đào tạo, để giúp đỡ Chung từ một điều tra viên lên Đội phó, Đội trưởng Đội trọng án, rồi Phó Trưởng phòng Điều tra (1990 - 2003), rồi Phó và Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (2004 - 2010), rồi lên Phó và Giám đốc Công an Hà Nội (9/2010 - 12/2012).
Sau những chia sẻ sự đáng tiếc về những gì đã và đang xảy ra với Chung con, vị tướng ấy, như thường lệ, không hay dài dòng chi tiết mà đưa ngay ra kết luận về vụ việc. Ông nói: Chung nó đã mắc phải 3 sai lầm, 3 lỗi lớn nhất kể từ khi Chung rời chức Giám đốc Công an Hà Nội để leo tới chức Chủ tịch Thành phố trong vòng 3 năm 3 tháng (9/2012 - 12/2015).
ĐIỀU THỨ NHẤT: Chung quá say mê quyền lực. Hôm nay vừa mới đạt được một vị trí, một quyền lực, thì ngay ngày mai Chung lại muốn có thêm một vị trí mới, một quyền lực mới.
Sự đam mê quyền lực này tất yếu dẫn tới thâu tóm mọi quyền lực vào chỉ trong tay mình. Điều này là tối kị và nguy hiểm trong bối cảnh tập thể lãnh đạo luôn là một truyền thống, một nguyên tắc bất khả xâm phạm.
Ấy là còn chưa nói tới một sự thật là khi những lợi lộc có được từ quyền lực của các quan chức thành phố bị suy giảm và nhiều khi “mất trắng”, nó tạo ra một cơn sóng ngầm, một sự đối kháng đầy kín đáo nhưng khốc liệt với cá nhân Chung và ngoài lường tính của Chung.
ĐIỀU THỨ HAI: Chung quá tự tin, tự tin đến mức có thể gọi gần như là kiêu ngạo.
Kể từ khi lên làm Chủ tịch Hà Nội, Chung không còn thói quen tham khảo ý kiến, xin lời chỉ bảo của tất cả những ai đã từng là cộng sự, chiến hữu, là bậc cha chú trong đời, là các thủ trưởng cũ trong ngành, là các bậc thầy trong công tác và trên chính trường này nữa.
Chung tự tin đến mức mọi việc lớn nhỏ đều chỉ tự mình nghĩ, tự mình quyết. Mọi ý kiến góp ý xa gần Chung chỉ nghe chiếu lệ và bỏ ngoài tai khi tiến hành công việc.
ĐIỀU THỨ BA: Giống như đa số các nhân vật của thời đại duy lý và kim tiền này, Chung cũng say kiếm tiền. Và nguy hại hơn, Chung mang trong thâm tâm mình một niềm tin rằng, việc khó mấy cũng có thể dùng tiền giải quyết được, càng khó càng chi ra nhiều tiền là xong.
Sai lầm này là tệ hại. Bởi tiền không giải quyết được tất cả mọi việc như Chung nghĩ, và không phải ai cũng có thể bị Chung mua được bằng tiền. Những gì đang diễn ra đã chứng minh cho Chung điều đó.
Tôi hỏi vị tướng cảm nghĩ của ông về Chung lúc này, ông trầm giọng chậm rãi: Chung là một người tài, rất tài. Nhưng tớ nghĩ có lẽ ngoài 3 nguyên nhân kể trên, còn có chút yếu tố số phận. Chung trưởng thành lên cũng từ người thực thi pháp luật, và bây giờ mất hết tất cả cũng là vì vi phạm pháp luật. Nên người hay hỏng người cũng từ hai chữ pháp luật mà ra.
“Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” - vị tướng già buông câu kết trong tiếng thở dài nuối tiếc, thương cảm , pha chút giận hờn và tắt máy....
Gửi ông Đoàn Ngọc Hải - Lái xe Mọi người đã từng quen hơn cái tên Ông Hải Quận 1. Lâu lâu ông dọn vỉa hè, ông tuyên bố hà rầm chi đó. ... |
Apple, ký túc xá công nhân và một thông điệp nhân văn? Việc Apple không đặt nhà máy lắp ráp iPhone ở Việt Nam vì lý do nơi ở của công nhân không bảo đảm nên được ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24,3 triệu, hơn 828 ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?