Haprosimex muốn nhận thay chế độ của NLĐ để “tính lại tiền thai sản, ốm đau"
Người lao động - 25/03/2023 14:40 Ý YÊN
Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm? Haprosimex phải bồi thường nếu chậm chi trả quyền lợi khiến người lao động thiệt hại |
Công ty từng “trả góp” tiền thai sản, ốm đau
Không chấp nhận yêu cầu từ phía Công ty CP Tập đoàn Haprosimex, nhóm lao động viết đơn đề nghị BHXH TP Hà Nội và BHXH huyện Gia Lâm giải quyết. Tập thể NLĐ cho hay, từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2017 họ bị Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương và BHXH, chế độ quyền lợi không được cơ quan BHXH thanh toán.
Sau khi báo chí và các cơ quan, ban ngành vào cuộc, Công ty Haprosimex đã chuyển một phần tiền nợ BHXH để tách đóng cho NLĐ. Căn cứ Điều 102, Luật BHXH 2014, sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định, NLĐ sẽ được chi trả trực tiếp từ cơ quan BHXH.
Công ty Haprosimex hiện còn nợ BHXH khoảng 5 tỷ đồng - Ảnh: CNCC |
Mặc dù vậy, phản ánh từ công nhân Công ty Haprosimex, các thủ tục đã hoàn tất song phía doanh nghiệp “đang gọi một số NLĐ sang ký xác nhận đồng ý cho BHXH huyện Gia Lâm chi chuyển tiền thai sản, ốm đau về Công ty”.
Giải thích về việc này với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Đỗ Quyên - Trưởng phòng Hành chính, phụ trách vấn đề bảo hiểm Công ty Haprosimex cho biết, trước đây dù Công ty nợ BHXH nhưng cũng chi trả cho công nhân diện ốm đau, thai sản hằng tháng dạng “trả góp”.
Bà Quyên nói, vừa rồi Công ty đề nghị NLĐ xác nhận số tiền chế độ đã nhận và hiện còn thiếu. Mục đích là để Công ty đề xuất cơ quan BHXH chuyển tiền chế độ thai sản, ốm đau của NLĐ về Công ty, dựa trên số tiền đã chi trả trước đây, còn lại bao nhiêu sẽ trả tiếp cho NLĐ.
Khi được hỏi liệu rằng NLĐ có nhớ được chính xác số tiền đã nhận trước đây, bà Quyên cho hay: “Chứng từ đã 12 năm, chúng tôi đang làm, cố gắng sắp xếp số liệu chính xác, xong sớm nhất để mọi người nhận sớm nhất. Bảng lương sẽ thể hiện, các chứng từ nhận đều có chữ ký, chúng tôi căn cứ vào đó để chi trả tiếp”.
NLĐ không đồng ý
Trước đề nghị trên từ phía Công ty, hầu hết NLĐ không đồng ý. Họ nêu các lý do: Thứ nhất, tiền thai sản và ốm đau là quyền lợi của NLĐ được hưởng khi tham gia BHXH, vì thế cơ quan BHXH phải có trách nhiệm chi trả đến tận tay NLĐ.
Thứ hai, việc ứng tiền thai sản vào lương trước đây là thoả thuận riêng của Công ty với NLĐ. Vì hiểu được khó khăn của doanh nghiệp nên họ đồng ý nhận 1 triệu/tháng và đó cũng là thiệt thòi lớn của NLĐ.
Chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), công nhân Công ty Haprosimex cho biết “vướng” chế độ thai sản qua 2 lần sinh nở (2011 và 2016). “Hồi đẻ đứa đầu (2011), Công ty trích mỗi tháng 1 triệu để chi trả tiền thai sản, họ trừ dần, bây giờ tôi cũng không nhớ đã lấy được bao nhiêu tiền. Còn chế độ thai sản khi sinh cháu thứ hai chưa được lấy”, chị nói.
Chị Nguyễn Thị Thảo mong muốn tiền chế độ thai sản phải được cơ quan BHXH chuyển trả trực tiếp về tài khoản cá nhân - Ảnh: CNCC |
Cũng theo nữ công nhân, hiện chị còn bị Công ty nợ hơn 35 triệu tiền lương. Chị mong muốn tiền chế độ thai sản phải được cơ quan BHXH chuyển trả trực tiếp về tài khoản cá nhân. Khi Công ty thanh toán nợ lương thì sẽ trừ vào số tiền chế độ thai sản đã “trả góp” trước đó.
“Chúng tôi cũng muốn chắc chắn, bởi nhỡ không may tiền lương lại bị Công ty nợ kéo dài thì NLĐ lại khổ”, chị Thảo cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, bà Đỗ Quyên - Trưởng phòng Hành chính, phụ trách vấn đề bảo hiểm Công ty Haprosimex nói: “Công ty hiện chỉ còn nợ lương 62 người, chưa giải quyết thai sản, ốm đau khoảng 200 người. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với lãnh đạo sẽ ưu tiên các bạn vừa bị nợ lương, nợ chế độ thai sản, ốm đau trả hết tiền chế độ, trừ luôn vào tiền nợ lương. Hy vọng các bạn ấy sang làm việc cứ nêu ý kiến đó lên để lãnh đạo xem xét, giải quyết”.
Điều 5, Quyết định số 166/QĐ-BHXH, ngày 31/1/2019 về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành, nêu rõ, sau khi hoàn thiện hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, cơ quan BHXH sẽ chi trực tiếp cho người lao động dưới 2 hình thức: Một là, chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân: Căn cứ danh sách, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản, nếu đúng thực hiện chuyển số tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân người lao động; thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân; tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động. Hai là, chi trực tiếp bằng tiền mặt: Căn cứ danh sách, chi trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người hưởng và đề nghị người hưởng ký nhận. |
Gia đình nữ công nhân Haprosimex nhận tiền tử tuất sau 11 năm chờ đợi BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Lê Thị Ngân - nữ công ... |
Haprosimex phải bồi thường nếu chậm chi trả quyền lợi khiến người lao động thiệt hại Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vụ việc Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương, BHXH, Luật ... |
Công ty Haprosimex tiếp tục nộp hơn 2,4 tỷ đồng tiền nợ BHXH cho NLĐ Ngày 17/3, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) tiếp tục nộp số tiền hơn 2,4 tỷ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng