Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm?

Phóng sự điều tra - Ý YÊN

Nợ lương, BHXH từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa (2017) và tiếp tục bán lại cho một nhóm cổ đông (2022), Công ty CP Tập đoàn Haprosimex vẫn chưa trả hết, dù tập thể người lao động rất nhiều lần kêu cứu lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng.
Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất

Công ty CP Tập đoàn Haprosimex tiền thân là Liên hiệp các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, qua nhiều lần chuyển đổi với các tên gọi: Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội rồi Công ty TNHH MTV Haprosimex. Giai đoạn 2011-2016, khi còn là công ty nhà nước, việc sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ ngân hàng, âm vốn chủ sở hữu, công nhân bị nợ lương, BHXH kéo dài.

Trước tình trạng đó, ngày 1/9/2016, UBND TP Hà Nội ra Quyết định 4798/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tái cơ cấu chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tại thời điểm này, giá trị thực tế doanh nghiệp được xác định trên 391 tỷ đồng, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là âm 264,7 tỷ đồng.

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH: Khoản nợ kéo qua các lần đổi chủ
Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, người lao động trầy trật đi đòi quyền lợi. Ảnh: Ý YÊN.

Quyết định nêu Công ty TNHH MTV Haprosimex có trách nhiệm bố trí nguồn thanh toán khoản nợ lương, BHXH và các khoản đóng góp khác cho người lao động. Thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, nếu chưa thanh toán, bàn giao công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa để thực hiện chi trả lương, đóng BHXH và các khoản đóng góp khác của người lao động theo quy định.

Về phương án tài chính, Quyết định cũng nêu rõ: “Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 0 giờ ngày 1/7/2015 đến thời điểm Công ty TNHH MTV Haprosimex chính thức chuyển thành Công ty cổ phần (thời điểm cấp giấy đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần), nếu Công ty TNHH MTV Haprosimex có phát sinh lỗ (nợ lãi vay phát sinh, xử lý nợ phải thu khó đòi, chi phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nghỉ việc theo quy định, tiền thuê đất, nợ phải trả nhà nước, nợ lương, BHXH của người lao động...), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thực hiện xử lý lỗ và tồn tại tài chính (nếu có)”.

Quyết định là vậy nhưng trên thực tế từ năm 2017 khi Công ty này tiến hành cổ phần hóa, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) nắm giữ 99,79% vốn điều lệ thì việc chi trả nợ lương, đóng BHXH cho người lao động bị “ngó lơ”. Gần 500 công nhân sản xuất phải nghỉ việc, trong khi Công ty không ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH: Khoản nợ kéo qua các lần đổi chủ
Chị Đào Thị Hằng, công nhân Công ty CP Tập đoàn Haprosimex - Ảnh: Ý YÊN

Chị Đào Thị Hằng – từng làm việc tại phòng Kỹ thuật của Công ty, đại diện tập thể công nhân mất quyền lợi, nói rằng đã gửi đơn khiếu nại lên Công ty nhiều lần nhưng chỉ một lần duy nhất được đối thoại – hồi Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) mới tiếp quản. “Những lần sau đó Công ty không hồi âm”, chị Hằng cho hay.

Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2019, 2020 thể hiện số nợ phải trả người lao động từ 5,8 – 6,5 tỷ đồng; nợ BHXH, BHYT trên 12 tỷ đồng. Riêng Nhà máy Dệt kim Haprosimex, tiền lãi chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 1,2 tỷ đồng.

Tháng 4/2022, một nhóm cổ đông (trong đó có bà Nguyễn Thị Hoà, ông Trần Trọng Phúc) sau khi mua lại công ty đã xử lý phần nợ lương, BHXH cho những lao động làm việc có trong danh sách lương từ trước khi cổ phần hóa đến năm 2022.

Dựa trên giấy ủy nhiệm chi phía Công ty cung cấp, cho thấy từ tháng 6 đến tháng 9/2022, Công ty nộp BHXH trên 6,7 tỷ; đồng thời trả nợ lương trên 3,5 tỷ.

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH: Khoản nợ kéo qua các lần đổi chủ
Chi nhánh Công ty Haprosimex tại địa chỉ số 115 Đội Cấn, Hà Nội - Ảnh: Ý YÊN

Mặc dù vậy, số tiền nợ lương, BHXH vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đối với hàng trăm công nhân lao động từng làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Gia Lâm, Hà Nội).

Nguồn tin từ Công đoàn Hà Nội cho biết, hiện Công ty CP Tập đoàn Haprosimex còn nợ lương trên 2,8 tỷ đồng đối với khoảng 90 người lao động; nợ BHXH gần 13 tỷ đồng đối với gần 500 lao động. Những công nhân này dù chưa có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty nhưng đã được cho nghỉ việc từ năm 2017, quyền lợi bị “bỏ quên” từ đó.

Hôm 7/3/2023, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, đại diện Công ty CP Tập đoàn Haprosimex, ông Trần Trọng Phúc – thành viên HĐQT khẳng định: “Theo luật, chúng tôi vẫn phải kế thừa cái khoản nợ đấy. Công ty không chối bỏ nhưng đang cực kỳ khó khăn, phải trả từ từ”.

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH: Khoản nợ kéo qua các lần đổi chủ
Quyền lợi chế độ thai sản của nhiều nữ công nhân bị treo, dù con họ đã đi học - Ảnh: Ý YÊN

Rõ ràng, việc “kế thừa trách nhiệm” xử lý lỗ và tồn tại tài chính, trong đó có nợ lương, BHXH là trách nhiệm của doanh nghiệp, song việc để “treo” quyền lợi của người lao động suốt một thời gian dài thì dư luận có thể đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội - cơ quan thực thi việc thanh tra chấp hành quy định pháp luật về lao động như thế nào?

Bên cạnh đó, với chức năng thanh tra chuyên ngành BHXH, có quyền thanh tra dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp; có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận hoặc xử lý sau thanh tra, cơ quan BHXH TP Hà Nội đã làm tròn công việc của mình?

Suốt thời gian qua đã có bao nhiêu cuộc thanh, kiểm tra, xử phạt việc chấp hành quy định pháp luật lao động và BHXH đối với Công ty CP Tập đoàn Haprosimex? Câu hỏi này cần làm rõ, và điều cần thiết nên làm lúc này là sự vào cuộc của cơ quan công an – bởi BHXH Việt Nam từng nhiều lần phản ánh doanh nghiệp chây ì BHXH, né tránh các đoàn thanh, kiểm tra, song khi có xuất hiện công an thì nộp nhanh chóng.

Theo Điều 43, 44 Bộ luật Lao động 2019, khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động; biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Con lên 9 tuổi vẫn chưa nhận được tiền thai sản do công ty nợ BHXH Con lên 9 tuổi vẫn chưa nhận được tiền thai sản do công ty nợ BHXH

Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên người lao động không được hưởng quyền lợi theo đúng ...

Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất

Không chỉ nợ lương, BHXH của hàng trăm công nhân lao động, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex còn đang nợ cả người đã khuất ...

Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi nhằm đảm bảo hài hòa ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phóng sự điều tra -

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phóng sự điều tra -

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Phóng sự điều tra -

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Phóng sự điều tra -

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Pháp luật lao động -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Đến nay đã hết thời hạn khắc phục sai phạm nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương người lao động.

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Phóng sự điều tra -

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Phóng sự điều tra -

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Phóng sự điều tra -

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản”. Sau bài viết này, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp với Công ty Igarten hoàn tất các thủ tục, chi trả quyền lợi thai sản cho người lao động.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Liên quan quyết định điều động bác sĩ Lê Khắc Thu đi cơ sở, ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Về mặt nguyên tắc và khi điều động mà người ta đang đi điều trị bệnh là sai, không hợp lý, hợp tình”.