Hà Nội rất bị động trong xử lý ô nhiễm môi trường
Đời sống - 17/10/2019 08:45 Thanh Minh (T.H)
Do nước máy ô nhiễm, cư dân quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai phải trông chờ xe téc chở nước đến. Ảnh: news.zing.vn |
Phản ứng chậm trễ nhiều sự cố ô nhiễm
Sau 5 ngày xảy ra sự cố nước sinh hoạt ô nhiễm, cơ quan chức năng Hà Nội mới thông tin chính thức về việc nước sạch được cấp ra từ nhà máy nước sông Đà có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 - 3,65 lần bình thường.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng sự việc này cho thấy bài toán về cung cấp dịch vụ công ở Hà Nội vẫn còn quá nhiều bất cập trong hoàn cảnh “một người bán, vạn người mua”, ngay cả với nhu yếu phẩm là nước sạch. Phải đến 5 ngày sau khi sự việc xảy ra, Hà Nội mới có thông báo về hóa chất styren trong nước sinh hoạt và khuyến cáo người dân không ăn, uống nước ô nhiễm.
GS Võ nhận xét các sự cố xảy ra liên tiếp như ô nhiễm thủy ngân sau vụ cháy nhà xưởng Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước đều cho thấy cách xử lý bị động của chính quyền Hà Nội trước các vấn đề môi trường thiết yếu của con người.
Trong buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội hôm qua 16/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay các vụ việc ô nhiễm môi trường ở Hà Nội bị người dân và dư luận đánh giá là chính quyền phản ứng chậm trễ. Trong sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà, người dân dùng nước ô nhiễm cả tuần nhưng chính quyền không xử lý, giải quyết kịp thời.
“Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải nếu chúng ta lên tiếng thì lòng dân rất tin, nhưng nếu không lên tiếng, mỗi ngày nói một kiểu hoặc như vụ Rạng Đông không cảnh báo sớm thì sẽ khiến dân không yên lòng”, ông Dũng nói.
Đến ngày 15/10, cơ quan chức năng Hà Nội mới công bố nước sạch từ nhà máy nước sông Đà chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 - 3,65 lần bình thường. Ảnh: baovanhoa.vn |
Bất cập trong quy trình cung cấp dịch vụ công
Từ sự cố nguồn nước sạch nhiễm hóa chất có hại, GS Đặng Hùng Võ vạch ra tính bất cập trong quy trình cung cấp các dịch vụ công cho người dân ở Hà Nội.
Theo đó, quy trình cấp nước hiện nay được thực hiện theo cơ chế độc quyền từng vùng, thậm chí là từng quận. Nên người dân dù không tin tưởng và không muốn sử dụng nguồn nước từ công ty nước sạch sông Đà thì cũng không có lựa chọn nào khác.
Theo ông, sự việc mở ra một bài toán lớn về việc cung cấp dịch vụ công, nhu yếu phẩm cho người dân Hà Nội khi người dân là khách hàng nhưng lại không được chọn đơn vị cung cấp dịch vụ cho mình. Sản phẩm là của doanh nghiệp, hạ tầng là của Nhà nước cho thuê nhưng khi xảy ra sự cố thì không ai đứng ra khuyến cáo kịp thời cho dân.
Vì thế, GS Đặng Hùng Võ cho rằng người dân có thể đề xuất một doanh nghiệp hoặc một tổ chức xã hội chuyên kiểm tra chất lượng nước định kỳ. Người dân sẽ tốn kém hơn nhưng sẽ làm chủ được nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo an toàn cho mình.
Ở góc độ khoa học, GS Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường, đề xuất Hà Nội cần đặt các trạm quan trắc chất lượng nước trước khi đưa nước vào xử lý. Việc này nhằm hạn chế được rủi ro đưa nước nhiễm độc hoặc nước có hóa chất vào xử lý sau đó bán ra ngoài cho người dân.
Người dân góp tiền mua nước sạch, nhưng hai ngày liền, xe bồn do Ban quản lý 12 tòa HH khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) thuê đã cung cấp nước có mùi tanh, vẩn đục. Ảnh: tuoitre.vn |
Hôm qua, nhiều người dân sau khi "rồng rắn" xếp hàng lấy nước sinh hoạt do ban quản lý 12 tòa HH khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) thuê xe bồn chở tới đã đổ đi ngay vì có mùi tanh, màu vẩn đục.
"Nước này cũng có mùi lạ, rất tanh. Ai cũng phản ánh điều này", cô Nguyễn Thị Tuyết, cư dân tòa HH2A, chia sẻ. "Chúng tôi góp tiền để mong có nước sạch dùng, nhưng ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’ như thế này thì khốn khổ quá", anh Anh Thơ bức xúc.
Người Hà Nội đổ bỏ nước miễn phí vì có mùi lạ Chiều 16/10, hai xe téc biển số 29C-762.57 và 29C-192.81 cấp nước miễn phí cho người dân khu đô thị HH Linh Đàm. Tuy nhiên, ... |
PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà: Styren trong "nước sạch sông Đà" là không chấp nhận được! PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà cho biết hàm lượng Styren trong nước sinh hoạt của người dân vừa được công bố là cao vượt ngưỡng, ... |
Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước sạch sông Đà ăn uống TP Hà Nội khuyến cáo người dân chỉ nên dùng nước sạch sông Đà để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.