Gửi người phụ nữ miền Trung
Đời sống - 20/10/2020 06:10 Minh Hoàng
Tự hào truyền thống phụ nữ Việt Nam Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm “Cô vợ trời hành” và tấm lòng người ca sĩ trong mưa lũ |
Lũ lụt miền Trung là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất những ngày này. Trong thiên tai ác liệt, phụ nữ luôn là những người phải chịu thiệt thòi nhất. Trong ảnh, một góc làng Vân Trình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chìm trong lũ. Ảnh tuoitre.vn |
Tôi sinh ra ở trung du, lũ lụt ở quê tôi khá hiếm. Hiếm nhưng không phải không có. Năm 1978, trận lũ quét chưa từng thấy kéo dọc dòng sông Công, tiếng kêu cứu từ những người ngồi trên nóc nhà, bám vào các cây gỗ, cây chuối trôi sông vang lên thê thiết. Hàng vạn tấn đất đá đổ vào cánh đồng Hùng Sơn, cánh đồng lúa trù phú bậc nhất của huyện Đại Từ (Thái Nguyên), mấy chục năm sau vẫn chưa được dọn sạch. Chỉ một trận lũ ấy, dọc dòng sông có tới hàng trăm người chết.
Làng tôi hàng chục nóc nhà ngập lút. Đàn ông, đàn bà, trẻ con chui lên các thanh xà ngồi, chọc mái trèo lên nóc nhà chờ trời sáng. May mắn dòng nước vào làng dâng lên do ngập úng chứ không chảy xiết. Không ai thiệt mạng. Lũ lụt qua đi, làng xóm tiêu điều như vừa trải qua trận trải thảm bom B.52.
Làng xóm ở Lệ Thủy, Quảng Bình cũng như nhiều nơi ở miền Trung chìm trong nước lũ mênh mông. Phụ nữ là những người vất vả nhất lúc này. Ảnh tuoitre.vn |
Đàn ông trai tráng bắt đầu giúp nhau dựng lại cửa nhà. Nhiều gia đình tìm đến những vùng đất cao hơn, bỏ lại ngôi làng nhiều đời gắn bó. Vất vả nhất là những người phụ nữ. Trong lũ dữ, họ kết bè, chèo mảng, đi lại như con thoi giữa ngôi nhà ngập nước và vùng đất cao hơn, cố gắng vận chuyển được càng nhiều càng tốt mọi thứ vật dụng có thể cứu được.
Ai nấy xanh bủng, tím tái, quầng mắt thâm sâu. Thóc lúa, vật nuôi, cây trồng, biết bao công sức chăm sóc, cấy trồng, bỗng chốc bị hủy hoại. Những tấm lưng người phụ nữ như còng rạp vác từng bao tải thóc ướt sũng, hay gắng sức chống chiếc mảng chở nặng như sắp bị chìm hằn vào trí nhớ tuổi thơ tôi.
Nhìn từ xa hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 22 chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị rạng sáng 18/10. Người ra đi để lại nỗi đau đớn quá lớn cho người ở lại, nhất là cho những người phụ nữ. Ảnh vnexpress.net |
Những bà mẹ nhiều ngày gần như không ngủ. Họ dậy từ mờ sáng và thức tới quá nửa đêm. Không biết bao nhiêu công việc có tên, không tên qua tay họ trong một ngày. Tôi không biết họ lấy ở đâu sức lực và ý chí sắt đá để gồng mình làm cùng lúc bằng ấy công việc. Đằng sau vẻ mảnh mai của họ là một sức sống bền bỉ vô song.
Mặc dầu vậy, trong thử thách ác liệt, họ luôn là những người thiệt thòi. Cùng với người già, trẻ em, họ là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Đuối nước, ốm đau dễ xảy ra nhất với các đối tượng này.
Bởi vậy, tôi hiểu phần nào điều người phụ nữ miền Trung đang trải qua. Đã hàng tuần họ oằn mình chống lũ. Đã có những tổn thất nặng nề về người và của. Đã có biết bao nước mắt, nghẹn ngào của những bà mẹ, người vợ mất con, mất chồng.
Người phụ nữ này đã có một hành trình ý nghĩa với miền Trung suốt thời gian qua. Đó là ca sĩ Thủy Tiên, đến nay cô đã quyên góp được 60 tỷ đồng cứu trợ đồng bào lũ lụt. Ảnh tuoitre.vn |
Của cải có thể làm lại, mất mát về con người thì không gì bù đắp được. Mỗi sinh mạng đều vô giá. Dù họ là ai cũng là con của một người phụ nữ. Người không may ra đi, nỗi đau để cho người ở lại, trước hết là những người mẹ, người vợ và những đứa con.
Những người phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó, khiêm nhường lùi lại phía sau chồng trong mỗi thành công và đứng ở phía trước mỗi đau thương tang tóc. Như hầu hết các bà mẹ khác, họ làm trước, hưởng sau. Hy sinh vô bờ bến là đức tính vĩ đại của họ.
Ngày Phụ nữ Việt Nam ngay cả khi không thiên tai họ cũng có ít hoa. Đôi khi bản thân họ cũng coi đó là điều phù phiếm. Bông hoa đẹp nhất là đồng lúa bội thu, phần thưởng ý nghĩa nhất là đứa con học hành giỏi giang, vượt khó nên người. Họ không cần điều gì hơn thế. Tấm áo mới có thể làm họ ngượng nghịu mỗi lần mặc; một lời ngợi ca quá đà có thể khiến họ đỏ mặt lên. Nhưng không gì có thể đụng đến chồng, con của họ, dù đó là lũ lụt hay những thế lực tự nhiên hắc ám.
Dù dẻo dai, bền bỉ, kiên cường, người phụ nữ cùng với người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai khắc nghiệt. Trong ảnh, Tỉnh đoàn Quảng Trị cứu trợ bà con vùng lũ lụt huyện Đakrông. Ảnh Hồ Cầu, TTXVN từ baodautu.vn |
Tôi biết, hàng vạn người mẹ, người chị, người em gái miền Trung đang làm tất cả những gì có thể làm cho gia đình mình, làng xóm mình trong cơn đại hồng thủy. Cả nước cũng đang hướng về miền Trung, hướng về những người phụ nữ đang ở tuyến đầu chống lũ. Đó còn là những cô giáo, nữ cán bộ y tế, bộ đội, công an và cả những người phụ nữ bất chấp hiểm nguy huy động hàng cứu trợ phân phát cho nhân dân vùng lụt.
Tôi xin được chia sẻ với họ và ngả mũ khâm phục họ.
Đà Nẵng: Đưa vào sử dụng nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm Sáng nay (18/10), Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khánh thành công trình nhà ở công nhân Khu công nghiệp ... |
Sách Giáo dục thể chất lớp 1 có cần chỉnh sửa? Bên cạnh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào về những bài tập đọc, câu từ trúc trắc, sách Giáo ... |
"Đang sống cùng vợ mà vẫn cặp bồ thì làm thế nào?" Ngoại tình, cặp bồ là chuyện xưa như trái đất và có vẻ ngày càng phổ biến hơn. Đàn ông thường được coi là |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?