Giải pháp ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động
Chính sách mới - 12/08/2022 17:59 Ý YÊN
Tín dụng đen ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có CNLĐ. Ảnh: An ninh thế giới |
Công văn số 4757 /TLĐ-TG do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ký ngày 12/8/2022, nêu: Thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của CNLĐ cả nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như: Dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả gọn. Hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức như khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao.
Đó là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có CNLĐ. Đặc biệt, các đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”, còn có thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ công đoàn nhằm gây sức ép, đòi nợ CNLĐ.
Để bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, CNLĐ, bảo vệ cán bộ công đoàn, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, công tác, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” nhất là ở những nơi có đông CNLĐ.
Tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” để CNLĐ biết, cảnh giác và tố giác; không để “tín dụng đen” tiếp cận người lao động. Với những công đoàn cơ sở có đông CNLĐ, ở những địa bàn có nhiều hoạt động “tín dụng đen”, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn tổ chức những buổi tuyên truyền riêng về chủ đề này, giúp họ hiểu cặn kẽ về sự nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” để chủ động phòng ngừa.
Tăng cường triển khai hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên, quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CNLĐ như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ, có chính sách hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn như trao “Mái ấm công đoàn”, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ vay vốn ở những kênh chính thống với lãi suất hợp lý.
Các cấp công đoàn chủ động phối hợp triển khai ở địa phương, đơn vị, kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với CNLĐ, từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho họ.
Tổng Liên đoàn đề nghị các cấp công đoàn phổ biến rộng rãi tới CNLĐ về gói vay 20.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ CNLĐ. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần tìm hiểu kỹ về gói vay và kết nối đầu mối cho vay giúp đối tượng này, để CNLĐ không phải tìm đến “tín dụng đen”.
Đồng chí Trần Thị Toan, cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam (Bình Phước) đã bị đối tượng cho vay nặng lãi đe dọa, bôi nhọ danh dự do công nhân Công ty vướng vào "tín dụng đen". Ảnh: Báo Người lao động |
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, ngăn ngừa tội phạm manh động, không để chúng thâm nhập CNLĐ.
Chủ động triển khai công tác phối hợp phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm “tín dụng đen” với công an địa phương (từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để có giải pháp cụ thể trong việc công đoàn tham gia phòng, chống tội phạm và được bảo vệ khi có nguy cơ bị tội phạm tấn công. Cán bộ công đoàn cơ sở cần thiết lập kênh thông tin chặt chẽ với công an địa phương để được phối hợp, hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn yêu cầu các cấp công đoàn sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ; chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những người đang thực sự khó khăn về tài chính. Trường hợp có CNLĐ gặp khó khăn đột xuất, công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp, hoặc đứng ra giới thiệu và bảo lãnh cho CNLĐ vay tại các tổ chức tín dụng hợp pháp.
Ở những nơi có “tín dụng đen” hoạt động, công đoàn cơ sở cần phối hợp với chuyên môn xây dựng giải pháp cụ thể bảo vệ CNLĐ và báo cáo lên công đoàn cấp trên để được hỗ trợ.
Phật là người đi lộn dép! Nhà Phật gọi lễ Vu lan nằm trong mùa báo hiếu. Mục đích là tỏ bày và đề cao chữ hiếu, nhất là tấm lòng ... |
Có tỉnh "dậm chân tại chỗ" về giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà Chiều ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị đôn đốc triển khai ... |
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Nhanh chậm do đâu? Khảo sát tình hình nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ trong công nhân lao động, nhiều người cho biết đã nhận đủ, trong khi ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?