Thứ ba 06/06/2023 19:04
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Hoạt động Công đoàn - ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ - Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tiến tới xây dựng môi trường an ninh, an toàn cho công nhân trước nạn “tín dụng đen”, cả cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, trong đó nổi bật vai trò của tổ chức Công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những chỉ đạo “sát sườn” để bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, bảo vệ cán bộ công đoàn và giúp công nhân yên tâm lao động sản xuất, công tác.
Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Cần tạo nguồn vốn vay an toàn với thủ tục gọn, nhẹ cho công nhân lao động vay để phòng, chống "tín dụng đen". Ảnh: NAM DƯƠNG.

Nhức nhối vấn nạn “tín dụng đen”

Hiện nay, lực lượng lao động trên cả nước từ 15 tuổi trở lên là gần 51 triệu người, trong đó có hơn 24 triệu công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, trong số này có hơn 14 triệu công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, chiếm khoảng 17% tổng lực lượng lao động của cả nước. Mỗi năm lực lượng này tạo ra khối lượng của cải lớn cho xã hội.

Thế nhưng bên cạnh muôn vàn nỗi lo lắng, khó khăn về việc làm, thu nhập, nhà ở, chăm sóc y tế, xây dựng gia đình, chăm sóc con cái, thời gian cho vui chơi, giải trí và việc vi phạm pháp luật của giới chủ thì công nhân đang đối mặt với sự tấn công của tội phạm ở mức báo động. Nóng bỏng nhất thời gian qua là câu chuyện “tín dụng đen” bủa vây đời sống công nhân.

Số liệu khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2021 cho thấy, có đến 53,2% công nhân lao động đã từng vay tiền ít nhất một lần. Trong đó có nhiều người vay với mức lãi suất từ 1.000 đến 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày trong điều kiện phải lựa chọn khoản vay kéo dài tối thiểu từ 1 đến trên 2 năm và từ 5.000, 10.000, 15.000 đồng/1 triệu/1 ngày trở lên đối với thời gian vay ngắn

Cũng theo khảo sát, 78,5% công nhân lao động vay “tín dụng đen” chủ yếu để trang trải cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Một bộ phận lại tìm đến “tín dụng đen” để phục vụ nhu cầu vay vốn không hợp pháp, hoặc do thói quen tiêu dùng, tâm lý e ngại không muốn người khác biết bản thân cần vay tiền, ngại tiếp xúc với ngân hàng... Đó chính là điểm phát sinh của “cầu”, dẫn tới “thị trường béo bở” để các tổ chức “tín dụng đen” hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, quảng cáo công khai, rộng rãi.

Đặc biệt, xuất hiện ngày càng nhiều các ứng dụng (app) cho vay trực tuyến (online) với nhiều quy định biến tướng về lãi suất. Các ứng dụng này thu thập toàn bộ hình ảnh, thông tin cá nhân, danh bạ của người vay; sau đó gây sức ép đối với người vay tiền và những người có tên trong danh bạ của người vay bằng các thủ đoạn như: gọi điện thoại, nhắn tin quấy rối, đe dọa, cắt ghép hình ảnh để xúc phạm, bôi nhọ, đăng lên mạng xã hội.

Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động
Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động.

Giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Để bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, công nhân lao động, bảo vệ cán bộ công đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những chỉ đạo “sát sườn” đối với công tác tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động.

Các cấp công đoàn chủ động phối hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện thông tin cơ sở, mạng xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” nhất là ở những nơi có đông công nhân lao động; trong đó tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” để công nhân lao động biết, cảnh giác và tố giác; không để “tín dụng đen” tiếp cận công nhân lao động.

Với những công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động, ở những địa bàn có nhiều hoạt động “tín dụng đen”, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn tổ chức những buổi tuyên truyền riêng về chủ đề này, giúp công nhân lao động hiểu cặn kẽ về sự nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” để chủ động phòng ngừa.

Công đoàn các cấp tăng cường triển khai hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên, trong đó cần quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ, có chính sách hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn như trao “Mái ấm công đoàn”, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ vay vốn ở những kênh chính thống với lãi suất hợp lý.

Trên cơ sở những thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Tổng Liên đoàn với Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeABank, Công ty Tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam và các đối tác khác, các cấp công đoàn chủ động phối hợp triển khai ở địa phương, đơn vị, kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động, từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho họ.

Đồng thời, các cấp công đoàn phổ biến rộng rãi tới công nhân lao động về gói vay 20.000 tỷ đồng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần tìm hiểu kỹ về gói vay và kết nối đầu mối cho vay giúp công nhân lao động, để họ không phải tìm đến “tín dụng đen”; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, ngăn ngừa tội phạm manh động, không để chúng thâm nhập công nhân lao động.

Chủ động triển khai công tác phối hợp phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm “tín dụng đen” với công an địa phương (từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để có giải pháp cụ thể trong việc công đoàn tham gia phòng, chống tội phạm và được bảo vệ khi có nguy cơ bị tội phạm tấn công. Cán bộ công đoàn cơ sở cần thiết lập kênh thông tin chặt chẽ với công an địa phương để được phối hợp, hỗ trợ kịp thời.

Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Cán bộ khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn trao đổi với công nhân Công Ty TNHH MTV Moon Chang Vina (Quảng Nam) về đời sống việc làm và "tín dụng đen" trong công nhân lao động. Ảnh: Viện CNCĐ.

Các cấp công đoàn sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động; chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những người đang thực sự khó khăn về tài chính. Trường hợp có công nhân lao động gặp khó khăn đột xuất, công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp, hoặc đứng ra giới thiệu và bảo lãnh cho công nhân lao động vay tại các tổ chức tín dụng hợp pháp. Ở những nơi có “tín dụng đen” hoạt động, công đoàn cơ sở cần phối hợp với chuyên môn xây dựng giải pháp cụ thể bảo vệ công nhân lao động và báo cáo lên công đoàn cấp trên để được hỗ trợ.

Nâng cao ý thức tự bảo vệ cho công nhân

Tiến tới xây dựng môi trường an ninh, an toàn cho công nhân trước nạn “tín dụng đen”, cả cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, trong đó nổi bật vai trò của tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, để đẩy lùi “tín dụng đen” thì cần có sự chung tay, góp sức tích cực và trách nhiệm của từng đoàn viên, công nhân lao động.

Theo đó, đoàn viên, công nhân lao động cần nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động trong phòng ngừa, không tiếp tay hoặc để các đối tượng cho vay lãi nặng lợi dụng hoạt động; mạnh dạn lên án, tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, giúp lực lượng Công an đấu tranh, xử lý hiệu quả với tội phạm và các vi phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Thực tế, công nhân hướng dẫn nhau phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” rất hiệu quả. Đơn cử như trên nhóm mạng xã hội (facebook) “Công nhân có gì vui?” của công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Đồng Nai) chia sẻ cách thức xử trí khi bị “tín dụng đen” đe dọa.

Trước hết, người bị làm phiền cần phải giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay các khoản nợ từ các app. Khi nói chuyện với nhân viên của các app, người bị làm phiền cần yêu cầu cung cấp thông tin của app, các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ. Khi phía app không đáp ứng được yêu cầu, hãy đề nghị không được phép làm phiền.

Nếu phía app vẫn tiếp tục gọi điện thậm chí có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay đăng thông tin cá nhân lên các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) thì cần bình tĩnh vì không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Bài viết lưu ý, công nhân tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống... Khi nghe các cuộc điện thoại đòi nợ, hãy bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng cung cấp cho cơ quan chức năng và cài đặt chế độ chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền bằng các ứng dụng sẵn có trên điện thoại cá nhân. Người bị khủng bố điện thoại có thể gửi đơn tố cáo tội phạm đến công an cấp xã. Khi thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần ...

Ngăn ngừa Ngăn ngừa "tín dụng đen" thâm nhập môi trường lao động, doanh nghiệp

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh ...

Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cả chính đáng, cả không chính đáng (như cờ bạc, cá độ, lô đề…), các đối tượng cho ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ

Không chỉ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ; những ý kiến, kiến nghị của công nhân lao động (CNLĐ) còn được quan tâm giải quyết một cách thấu đáo…

Ông Nguyễn Kỳ Vĩnh được bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam

Hoạt động Công đoàn -

Ông Nguyễn Kỳ Vĩnh được bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam

Với tinh thần chủ động, linh hoạt điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, đổi mới hoạt động, Công đoàn các Khu kinh tế và Khu công nghiệp ( KKT & KCN) tỉnh Quảng Nam thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu quan trọng, nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.

LĐLĐ huyện A Lưới chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ huyện A Lưới chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

Xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng, trong Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2023, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thực hiện tốt công tác phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Hoạt động Công đoàn -

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 1734/TTr-TLĐ ngày 14/11/2019 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động (NLĐ); Hướng dẫn số 80/HD-TLĐ ngày 27/3/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2023, ngày 29/5/2023, tại TP biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Nghiệp đoàn Nghề cá (NĐNC) Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo, chống khai thác IUU và ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên, ngư dân NĐNC.

Nhà báo Lâm Chí Công được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Nhà báo Lâm Chí Công được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn

Nhà báo Lâm Chí Công vừa được Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, thời hạn 5 năm kể từ 1/6/2023.

LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế: Nâng cao chất lượng phong trào thi đua, khen thưởng

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế: Nâng cao chất lượng phong trào thi đua, khen thưởng

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua, công tác khen thưởng”.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Công đoàn TP Từ Sơn: Tập trung 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn TP Từ Sơn: Tập trung 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh đề xuất Công đoàn TP Từ Sơn tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ mới.

Công đoàn tham gia xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu ở Đơn Dương

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn tham gia xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu ở Đơn Dương

Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đoàn viên, người lao động, tham gia xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu là mục tiêu hướng đến trong nhiệm kỳ 2023 – 2028 của Công đoàn huyện Đơn Dương.

Đoàn viên cơ quan LĐLĐ tỉnh Nghệ An nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra

Hoạt động Công đoàn -

Đoàn viên cơ quan LĐLĐ tỉnh Nghệ An nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra

Chiều 1/6, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ công bố và trao Bằng công nhận “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá tiêu biểu năm 2022”; Phát động đợt thi đua 60 ngày cao điểm phục vụ Đại hội Công đoàn Nghệ An khoá XIX; Phát động ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu”.

Công đoàn Công thương Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công thương Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”

Sáng ngày 31/5/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội (Công ty HASO) với Công đoàn Công thương Việt Nam (CĐCTVN) Chương trình vì phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên (ĐV) và người lao động (NLĐ).

Công đoàn BIDV: Góp phần để 100% người lao động được bảo đảm việc làm, thu nhập

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn BIDV: Góp phần để 100% người lao động được bảo đảm việc làm, thu nhập

Với cam kết: “Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến với mức thu nhập hấp dẫn cho mọi nhân viên, trở thành ngân hàng mà tất cả những người giỏi nhất đều mong muốn được làm việc và cống hiến”, trong năm 2022 vừa qua, BIDV và Công đoàn BIDV đã triển khai nhiều hoạt động, biện pháp hiệu quả để đảm bảo sức khỏe, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ.

Đại hội điểm Công đoàn huyện Tuy Phong: Đổi mới để chăm lo tốt NLĐ

Hoạt động Công đoàn -

Đại hội điểm Công đoàn huyện Tuy Phong: Đổi mới để chăm lo tốt NLĐ

Đại hội điểm Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại Công đoàn huyện Tuy Phong, Bình Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tổ chức lấy ý kiến tham gia dự thảo báo cáo Đại hội XIII Công đoàn tỉnh Quảng Trị

Hoạt động Công đoàn -

Tổ chức lấy ý kiến tham gia dự thảo báo cáo Đại hội XIII Công đoàn tỉnh Quảng Trị

Ngày 1/6, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tham gia lấy ý kiến dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XII, trình Đại hội XIII Công đoàn tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2023 - 2028.

LĐLĐ Thừa Thiên Huế tổ chức rút kinh nghiệm đại hội cấp trên trực tiếp sơ sở

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ Thừa Thiên Huế tổ chức rút kinh nghiệm đại hội cấp trên trực tiếp sơ sở

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tổ chức, chỉ đạo đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028.

LĐLĐ huyện Thạnh Phú: Một nhiệm kỳ mới vì người lao động

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ huyện Thạnh Phú: Một nhiệm kỳ mới vì người lao động

Sau 2 ngày (30 và 31/5), Đại hội đại biểu Công đoàn huyện Thạnh Phú lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đây là đơn vị được LĐLĐ tỉnh Bến Tre chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh để rút kinh nghiệm chỉ đạo đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn

Ngày 30/5/2023 tại Thái Bình, Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tổ chức tọa đàm "Thực trạng hoạt động Công đoàn, thực tiễn thi hành Luật Công đoàn 2012 tại Thái Bình và đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện".