e magazine
16/09/2022 15:26
Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

16/09/2022 15:26

Lợi dụng khó khăn về tài chính của công nhân, lao động (CNLĐ) trong hoàn cảnh dịch bệnh thời gian qua, cùng sự thiếu hiểu biết của người lao động (NLĐ) về các quy định, trình tự vay và cho vay của các tổ chức tín dụng chính thống, tội phạm cho vay “tín dụng đen” (TDĐ) bằng nhiều thủ đoạn, phương thức đã giăng bẫy, lôi kéo NLĐ tham gia vay lãi cao, gây ra những hệ lụy nặng nề. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, đoàn thể trong đó có tổ chức Công đoàn phải có các giải pháp căn cơ, bền vững để hạn chế, tiến tới xóa bỏ loại hình tín dụng bất hợp pháp này trong CNLĐ.
Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Các hình thức lôi kéo NLĐ của TDĐ từ đơn giản như dán tờ rơi tại khu nhà trọ công nhân, sử dụng các hình thức núp bóng cầm đồ, cầm cố tài sản, giả danh các công ty tài chính của các ngân hàng uy tín; đến sử dụng người vay cũ giới thiệu, môi giới người vay mới. Phổ biến hiện nay là sử dụng quảng cáo qua các app điện tử, các ứng dụng (app) mạng xã hội trên nền tảng internet.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp. Ảnh minh họa.

Loại hình cho vay cũng rất đa dạng, bao gồm vay tín chấp (không thế chấp tài sản), đến vay thế chấp tài sản; vay ngang hàng (P2P Landing); vay dưới hình thức trả góp; thuê tài sản; thậm chí phải vay thông qua tài sản cố định của đối tượng, sau đó bán hoặc cầm cố để có tiền vay. Mạng lưới kênh cho vay TDĐ bủa vây cuộc sống CNLĐ. Không cần chờ CNLĐ rơi vào tình cảnh khó khăn, cần tiền gấp, các đối tượng cho vay nóng luôn chủ động tìm mọi cách tiếp cận, len lỏi vào cuộc sống của họ.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Theo kết quả khảo sát tại 7 tỉnh, thành phía Nam do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) khảo sát năm 2019 cho thấy: Hơn 90% công nhân có nhu cầu vay tín dụng. Cụ thể, 98,7% CNLĐ kỳ vọng được các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn để chi tiêu về nhà ở, giáo dục, y tế.

Thu nhập của công nhân khá thấp. Người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 32%, từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng là 58%; do vậy họ không đủ điều kiện vay các khoản vay chính thống từ ngân hàng, nên có tới 61,7% CNLĐ phải vay tín chấp từ các công ty tài chính với lãi suất từ 3 đến 5 %/tháng. Đó là số liệu năm 2019; qua hơn hai năm đại dịch Covid-19, nhu cầu vay của CNLĐ hiện nay chắc chắn sẽ cao hơn.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn về TDĐ trong CNLĐ, nhằm tham mưu, đề xuất Tổng liên đoàn có giải pháp để hạn chế TDĐ trong CNLĐ cho thấy, có đến 37,1% CNLĐ mắc TDĐ; trong đó lao động nam giới chiếm 42,86%, nữ giới chiếm 33,54%. Phần lớn người vay TDĐ là CNLĐ thuộc loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc và phía Nam.

Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cả chính đáng, cả không chính đáng (như cờ bạc, cá độ, lô đề,…), các đối tượng cho vay TDĐ sử dụng nhiều hình thức để tiếp cận người có nhu cầu vay, trong đó nhắm đến đối tượng là CNLĐ tại các KCN.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Đoàn khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn làm việc với đại diện Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai về tình hình “tín dụng đen” trong công nhân lao động. Ảnh: Viện CNCĐ.

Nhiều CNLĐ biết vay TDĐ sẽ phải trả lãi cao. Tuy nhiên, đứng trước những bế tắc cuộc sống, khi chưa biết vay tiền ở đâu, xung quanh lại có các thông tin cho vay thuận lợi, với nhiều lời chào mời hấp dẫn, nhiều CNLĐ vẫn bước vào, quên đi mức lãi suất hay khoản phí cắt cổ mình sẽ phải đóng. (Vay 10.000.000 đồng, lãi 1.080.000 đồng, vay trong 40 tháng, tương đương với việc phải trả cả gốc và lãi là 43.200.000 đồng, tức gấp 4 lần tiền vay ban đầu). Vay dù ít nhưng lãi chồng lãi thì sẽ khiến số tiền vay sẽ liên tục gia tăng, đến khi NLĐ không thể chi trả nổi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Rơi vào bẫy TDĐ không ít trường hợp CNLĐ trở thành con nợ không có khả năng thanh toán, bị hăm dọa, đánh đập, thậm chí phải bỏ trốn đi nơi khác, nghỉ việc về quê, túng quẫn tìm đến cái chết. Tại một số địa bàn KCN đã xảy ra một số vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cướp, cướp giật… có nguyên nhân từ TDĐ, tình trạng đòi nợ bằng cách ném chất bẩn, gọi điện cả ngày lẫn đêm gây ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng sống của CNLĐ, mà còn gây mất an ninh trật tự, bức xúc dư luận. Cuộc sống của CNLĐ vốn đã khó khăn, nay lại càng khó khăn, túng quẫn hơn.

Trong báo cáo của Bộ Công an giai đoạn từ 2018 đến 2021, Bộ Công an đã tiếp nhận tin báo, phát hiện, đấu tranh và xử lý 2.740 vụ việc, với gần 5.000 đối tượng liên quan TDĐ. Đã khởi tố gần 2.000 vụ việc với gần 4.000 bị can, trong đó có hơn 1.000 vụ là cho vay nặng lãi, nhiều người bị hại là công nhân. Hệ lụy của TDĐ kéo theo nhiều loại tội phạm về trật tự xã hội như: giết người, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay gây rối trật tự công cộng…

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Nhân viên Tổ chức Tài chính Vi mô CEP giới thiệu các sản phẩm tín dụng cho người lao động tại Cung Văn hóa lao động do Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Ảnh: A.KHÁNH.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong công tác phòng ngừa hoạt động của tội phạm TDĐ thông qua kết quả công tác triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐ và Kế hoạch số 285/KH-BCAĐA2 ngày 14/12/2018 của Ban Chủ nhiệm Đề án 2, Bộ Công an về phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐ; cùng với đó là nỗ lực của tổ chức Công đoàn các cấp nhằm hạn chế vấn nạn này; tuy nhiên, tình hình hoạt động của loại tội phạm này còn nhiều phức tạp với xu hướng hoạt động ngày càng tinh vi, chuyển đổi dưới nhiều dạng thức tổ chức. Các đối tượng hoạt động TDĐ có xu hướng chuyển đổi hình thức từ hoạt động công khai lui vào hoạt động bí mật; sử dụng cách tiếp cận mới thông qua nền tảng internet dụ dỗ, lôi kéo “con mồi”. Thay đổi đối tượng vay từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể sang nhắm chủ yếu trực tiếp vào lực lượng CNLĐ, những người có cuộc sống, kinh tế bấp bênh nhất.

Kết quả điều tra, khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cũng giúp cán bộ, NLĐ nhận diện các thủ đoạn mới của hoạt động TDĐ. Như tạo lập các sàn thương mại điện tử, các cửa hàng (shop) trực tuyến ảo, dụ dỗ người tham gia mua hàng trực tuyến (nhằm tăng tương tác, bán hàng, tăng sao đánh giá ảo cho các shop), các lượt mua đầu, tiền gốc và thù lao được trả nhanh và đều đặn, ở các lần sau giá trị đơn hàng tăng lên, nhiều người không có tiền liền được giới thiệu vay tiền tại các app cho vay.

Tin tưởng được trả tiền gốc và thù lao khi hoàn thành đơn hàng, kèm theo lòng tham và sự nhẹ dạ, nhiều người đã vay tiền ở các app để thực hiện nhiệm vụ. Khi xong đơn hàng, không được trả lại tiền, đồng thời bị chặn số, nhiều người mới biết không chỉ bị lừa mà còn nợ một số tiền lớn. Bên cạnh cách thức trên, các đối tượng có xu hướng thành lập nhóm chuyên nghiệp, biên tập các video theo xu hướng (hot trend) đăng trên video ngắn (story) nhằm thu hút lượng lớn người xem, lợi dụng thuật toán của các nền tảng (thường đề xuất các video hot cho người xem) gắn kèm thông tin hoặc đường link để quảng cáo thông tin cho vay.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Cán bộ khảo sát Viện Công nhân và Công đoàn trao đổi với công nhân Công ty TNHH Elite Long Thành (Đồng Nai) về tình hình đời sống, việc làm và vấn đề “tín dụng đen”. Ảnh: Viện CNCĐ.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Trong thời gian tới, xu hướng hoạt động của tội phạm tín dụng đen còn nhiều phức tạp, cách thức biến đổi tinh vi, vì vậy, các cơ quan chức năng, tổ chức Công đoàn cần tập trung vào 5 biện pháp phòng ngừa chính, nhằm hạn chế những hệ lụy đáng tiếc từ loại tội phạm này.

Tập trung vào các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CNLĐ liên quan đến các chiêu thức của tội phạm hoạt động TDĐ; mặt khác, cần có định hướng để các cơ quan báo chí, truyền thông quan tâm phối hợp với ngành Công an, Ngân hàng và tổ chức Công đoàn đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến, dễ tiếp cận tới CNLĐ về các chính sách, chương trình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chính thức; cảnh báo sớm các phương thức thủ đoạn mới của hoạt động TDĐ, gắn với các vụ án, vụ việc cụ thể.

Quản lý chặt chẽ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, ngăn chặn hành vi phát tán các tin nhắn quảng cáo liên quan TDĐ; không để lộ, lọt thông tin khách hàng ra bên ngoài. Đồng thời, tăng cường ngăn chặn, phòng ngừa các nội dung xấu, độc, thông tin cho vay trá hình trên môi trường internet; thắt chặt kiểm soát các app cho vay tiền, siết chặt quản lý Nhà nước về việc cấp giấy phép kinh doanh, công chứng, nhất là công chứng tư, chứng thực việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, tài sản, tránh tình trạng đối tượng cho vay nặng lãi lợi dụng thủ tục pháp lý này để hợp pháp hóa động cơ, mục đích và việc làm bất hợp pháp.

Rà soát lại tổng thể hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô để có chính sách phát triển, mở rộng các tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động hiệu quả; mở rộng các gói vay tín dụng, triển khai nhanh gói tín dụng cho CNLĐ vay trị giá 20.000 tỷ đồng với lãi suất thấp.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Công nhân có hoàn cảnh khó khăn mong muốn được vay tiền với lãi suất thấp tại các ngân hàng có uy tín. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái hoàn thiện sản phẩn ván ghép thanh. Ảnh: Hoài Anh.

Công đoàn cần đẩy mạnh đề xuất mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của CNLĐ, nhất là những địa bàn đang là điểm nóng về TDĐ hiện nay (trong đó có các KCN, KCX) để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của CNLĐ.

Các cấp công đoàn cần tích cực nâng cao mức sống, mức thu nhập, mở rộng các thiết chế vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho CNLĐ. Trong đó, cần phối hợp với tổ chức Công đoàn tập trung vào việc thực hiện hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên, NLĐ. Quan tâm, chăm lo nâng cao tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ, có chính sách hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Khảo sát về đời sống việc làm và “tín dụng đen” trong công nhân lao động tại Công Ty TNHH MTV Moon Chang Vina (Quảng Nam) của Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: Viện CNCĐ.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

TS. NHẠC PHAN LINH - CN. NGỌ DUY TÂN CƯỜNG

Đồ họa: AN NHIÊN

Xem phiên bản di động