Thứ bảy 18/05/2024 18:08

F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”

Người lao động - Kỳ Anh (T/H)

Rút kinh nghiệm trong đợt phòng, chống dịch tại Bắc Giang, phương án cách ly tại nhà cần có sự vào cuộc giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương, mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”, đảm bảo không lây lan cộng đồng.
Công đoàn luôn sát cánh cùng người lao động cách ly tại nhà Cách ly y tế F1 tại nhà: Chủ nhà trọ băn khoăn Cách ly F1 tại nhà, chìa khóa giúp Hàn Quốc kiểm soát dịch bệnh Covid-19
F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”
Nghiêm túc thực hiện cách ly tại nhà sẽ là giải pháp giảm tải cho các khu cách ly tập trung - Ảnh: Hiền Minh.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM, hàng chục nghìn F1 đang gây áp lực lớn lên các khu cách ly tập trung, có nguy cơ lây nhiễm chéo cao, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn cụ thể cách ly tại nhà với F1 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Cách ly tại nhà vừa làm, vừa thí điểm, mở rộng, không cầu toàn, không nóng vội nhưng phải làm chắc chắn và sáng tạo. Cần thiết lập đường dây nóng và thực hiện đúng theo hướng dẫn, điều kiện và quy định của Bộ Y tế, đồng thời thiết kế các chương trình tư vấn y tế, xây dựng tổ Covid-19 trong cộng đồng”.

Chống quá tải cho khu cách ly tập trung

Trong đợt dịch thứ tư, tại nhiều cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà đã được thảo luận kỹ, xem xét dưới nhiều góc độ theo hướng cách ly những F1 nguy cơ thấp tại nhà.

Việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú đã được triển khai tại tỉnh Bắc Giang trong đợt dịch vừa qua. Trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra trong các khu công nghiệp, cùng lúc phải cách ly hàng nghìn công nhân, việc cách ly F1 tại nhà nhằm giảm tải cho khu cách ly tập trung.

F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”
Công nhân trú tại tổ dân phố My Điền 1, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Bắc Giang thực hiện cách ly tại nhà - Ảnh: Minh Khôi.

Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, trong quá trình triển khai thí điểm phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc phòng, chống dịch, đặc biệt, phát huy ý thức tự giác của người được cách ly trong việc thường xuyên đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người trong gia đình, thực hiện khử khuẩn, không đi ra khỏi nhà...

Cùng với đó, lực lượng giám sát những người cách ly tại nhà (như tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng y tế, bộ đội, công an của địa phương…) có ý thức, thực hiện nghiêm các quy định. Tại Bắc Giang, chính quyền một số địa phương đã không kiểm soát hết hành vi của công nhân tại khu nhà trọ - nơi các phòng ở liền nhau, lối đi hẹp, dùng chung nhà vệ sinh và khu nấu ăn... dễ dẫn đến lây nhiễm chéo nếu có ca F0.

Từ kinh nghiệm thực tế, tỉnh Bắc Giang kiến nghị, việc thực hiện cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú, nhà trọ chỉ nên áp dụng đối với những nơi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng (phòng riêng thông thoáng, nhà vệ sinh riêng…), số lượng công nhân ít, mật độ dân số thưa. Trường hợp xảy ra dịch, địa phương chưa chuẩn bị kịp các khu cách ly tập trung, có thể áp dụng tạm thời mô hình này trong thời gian ngắn.

F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”
Việc cách ly tại nhà sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi các khu cách ly tập trung bị quá tải - Ảnh: Hiền Minh.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, trường hợp F1 cũng như các thành viên trong gia đình phải có hiểu biết cơ bản về dịch bệnh, có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện các hướng dẫn, quy định.

Nhấn mạnh “phải phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung khẳng định: “Cách ly tại nhà không có nghĩa không sử dụng các khu cách ly tập trung. Đây là việc phối hợp để chia sẻ, giảm tải cho toàn hệ thống và các lực lượng để đạt hiệu quả chống dịch cao nhất”.

Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất

Bà Nguyễn Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú đã được Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện ngay từ tháng 3/2020 dành cho trường hợp F2. Sau đó, Bộ đã ban hành thêm các hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú đối với tổ bay và phi công trên các chuyến bay từ Việt Nam đến các nước, trẻ em dưới 15 tuổi là F1, công nhân là F1 khi năng lực các cơ sở cách ly tập trung không đáp ứng được.

“Qua thời gian thực hiện cách ly trẻ em tại nhà cho thấy, các điều kiện để được cách ly tại nhà như nhà ở riêng biệt (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập), có phòng riêng khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt gia đình, không có khả năng lây nhiễm. Đến nay, chưa có địa phương phản ánh về khó khăn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên với biến chủng mới của virus lây lan nhanh, nguy cơ lây nhiễm lớn, việc cách ly tại nhà phải đáp ứng chặt chẽ các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch”, bà Nguyễn Liên Hương nhấn mạnh.

F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”
Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với trường hợp cách ly tại nhà - Ảnh: HCDC.

Quá trình thực hiện các hướng dẫn đã ban hành cũng như từ thực tiễn thí điểm tại Bắc Giang vừa qua, Bộ Y tế tiếp tục ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại nhà cho đối tượng thuộc diện F1, để Uỷ ban Nhân dân TP. HCM xem xét, áp dụng thí điểm trên địa bàn, tương tự với điều kiện cách ly đối với trẻ em thuộc diện F1.

Cần giám sát rất chặt chẽ

Theo Cục trưởng Quản lý môi trường y tế, việc cách ly F1 tại nhà sẽ có một số thuận lợi cho địa phương thực hiện cũng như người thuộc diện cách ly. Cụ thể, khi các khu cách ly tập trung quá tải, việc cách ly tại nhà sẽ là một trong những giải pháp giảm tải cho các khu vực này. Nếu có đủ điều kiện đáp ứng, các F1 có thể được cách ly tại nhà. Việc cách ly tại nhà sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi các khu cách ly tập trung bị quá tải, hoặc khu cách ly được cải tạo từ trường học, khu nhà văn phòng phải sử dụng khu vệ sinh chung, không đạt yêu cầu phòng, chống dịch. Ngoài ra, người cách ly tại nhà có điều kiện sinh hoạt tốt hơn trong suốt thời gian theo quy định.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Liên Hương chia sẻ, cách ly tại nhà có thể gặp một số khó khăn do biến chủng mới của SARS-CoV-2, bao gồm cả biến chủng của Ấn Độ và Anh, có khả năng lây lan nhanh nên nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu người cách ly không tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch sẽ làm lây lan cho người ở cùng và cộng đồng.

F1 cách ly tại nhà: Mạnh dạn thí điểm trên tinh thần “không cầu toàn, không nóng vội”
Các thành viên tổ Covid-19 cộng đồng đo thân nhiệt và ghi chép thông tin dịch tễ của người dân tại một chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện Đông Anh, TP. Hà Nội - Ảnh: MOV.

Mặt khác, việc cách ly F1 tại nhà cần sự giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương. Do các F1 không ở tập trung một nơi mà rải rác nhiều nơi trên địa bàn, chính quyền địa phương phải bố trí nhiều cán bộ (y tế, công an, quân đội…) để theo dõi, giám sát chặt chẽ, đảm bảo không lây lan cộng đồng.

Cục trưởng Quản lý môi trường y tế cảnh báo, đặc biệt ở khâu giám sát, nếu không đủ người và không giám sát chặt chẽ, trong trường hợp người cách ly không tuân thủ quy định, tự ý ra khỏi nhà và tiếp xúc với người khác thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Theo VGP, TN

Hộ khẩu ơi, từ biệt nhé! Hộ khẩu ơi, từ biệt nhé!
"Nhiều lúc nghĩ quẩn, em nghĩ hai mẹ con chết mới hết làm khổ cả nhà"
Cách ly F1 tại nhà: Không khả quan với công nhân lao động ở trọ Cách ly F1 tại nhà: Không khả quan với công nhân lao động ở trọ
VGP, TN
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Đời thợ -

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Nhìn di ảnh người chồng, chị Thu đau xót cùng cực, cảm xúc như muốn vỡ oà, đổ dồn sang tôi - đang đứng bên tác nghiệp: “Tiêu hết rồi, đừng hỏi nữa nhà báo ơi”…

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.