“Em và Trịnh", phim của chúng ta
Văn hóa - Xã hội - 17/06/2022 17:00 AN VINH
Một cảnh trong phim "Em và Trịnh". Ảnh: Báo Thanh niên |
Tôi vốn mê nhạc Trịnh, lại được một người em mời tha thiết, nên dù đúng “ngày xấu” 13/6, Hà Nội mưa to gió lớn, đường phố ngập mênh mang, vẫn quyết tâm tới Rạp CGV 29 Liễu Giai - Kim Mã VINCOM METROPOLIS để thưởng thức bộ phim ấy.
Phải nói ngay là bộ phim rất đẹp. Đẹp từ các diễn viên đến cảnh quay, ánh sáng, trang phục. Đẹp cả về âm thanh, âm nhạc (đương nhiên, vì toàn sử dụng các ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn).
Phần diễn xuất, kiêm cả ngoại hình và giọng nói, các diễn viên đều làm trọn vai, có người làm tốt. Người làm dở duy nhất lại là diễn viên T.L đóng vai chính. Và đây có lẽ là điều đáng tiếc lớn nhất của bộ phim.
Xem phim, hiểu thêm về đời tư người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hiểu thêm về xuất xứ của những ca khúc của ông, theo cá nhân tôi thế là một bộ phim có sự thành công, càng hiểu hơn về những giai đoạn nào mà nhạc sĩ có những sáng tác theo chủ đề khác nhau. Tình yêu (chớm nở đầu đời); Ca khúc Da vàng (gần kết thúc chiến tranh); Thân phận cuộc đời (ở B'Lao); Nỗi cô đơn (suốt cuộc đời). Xem phim, thấy Trịnh Công Sơn thật là một nghệ sĩ chân chính. Yêu hoà bình. Yêu cái đẹp. Luôn luôn trăn trở về thân phận con người .
Một facebooker có nick Binh Quach viết: “Em chưa bao giờ tin vào review và bàn luận của cộng đồng mạng, em đã xem "Em và Trịnh", phim khá hay, nhẹ nhàng, quay phim đẹp. Hôm em xem khi hết phim khán giả đều ngồi im lặng nán lại đến khi màn hình chiếu những dòng cuối cùng của phần giới thiệu và cảm ơn thì mọi người trong rạp cùng vỗ tay rồi mới đứng dậy ra về…”. Tôi đồng cảm với nhận xét đáng yêu này về bộ phim.
Tất nhiên, các nhà làm phim đã tự nhận là phim “hư cấu” nên hi vọng xem phim để gặp Trịnh Công Sơn y như ngoài đời là điều không thể. Mà ngay ở ngoài đời, cũng không ai có thể hiểu Trịnh Công Sơn bằng chính ông. Nên không có cái hiểu hay góc nhìn nào là đúng tuyệt đối cả, ngay cả với các đạo diễn và biên kịch sắc sảo, tài ba.
Đúng là hình ảnh xây dựng cho Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh" sẽ làm cho nhiều người nghĩ rằng ông ấy là một người đa tình, nhưng làm sao tránh được vì đã được nhà làm phim nêu rõ là "hư cấu" để phù hợp với kịch bản của phim. Ai đã tìm hiểu về ông rồi thì cứ xem đây là một "phiên bản" tham khảo thôi.
Ngay từ khi chưa tới rạp xem phim tôi đã nghĩ, một người như Trịnh Công Sơn, đến ca từ trong ca khúc của ông cũng mỗi người hiểu một cách khác nhau, mỗi lúc (tùy tâm trạng) hiểu một cách khác nhau, huống chi con người ông. Vậy nên việc quyết định làm "Em và Trịnh" là quá... can đảm. Và cũng vì “quá can đảm” nên bộ phim cũng còn mắc phải một số “hạt sạn” tương đối khó nhằn.
Đành rằng không cần diễn viên phải có ngoại hình giống hệt hay giống như Trịnh Công Sơn, nhưng rất cần một diễn viên toát ra được “thần thái Trịnh Công Sơn". Điều này đã không có! Không có trước hết là vì "giọng giả cầy". Không chỉ phát âm quá không chuẩn mà lời thoại văn nói kiểu miền Bắc lại nói bằng giọng giả Huế thì thiệt là chối. Những đoạn diễn thanh các bức thư đáng ra là rất hay nếu phát âm nhấn nhá đúng kiểu Huế, kiểu Trịnh Công Sơn. Kiểu giọng trong phim phá nát hết. Chưa nói anh Sơn lúc gọi mạ lúc gọi má, tông giọng quá cao, khó cảm.
Cũng như mọi bộ phim Việt Nam khác, "Em và Trịnh" đều khiến người này ngợi khen hết lời và người khác chê bai hết mức, nhưng tôi thấy lời nhận xét của nữ nhà văn Trúc Nhã trên facebook của chị là đáng để chia sẻ: “Khổ thân "Em và Trịnh" bị hắt hủi vì hụt hẫng. Đọc một loạt "rì viu" cả "bài bản" lẫn "nghiệp dư" xong là thấy luôn những gì mình tưởng tượng. Nó sẽ thất bại ê chề vì giá trị về cả cảm xúc lẫn lịch sử mà nó mang lại hơi kém. Làm phim biography drama (phim tiểu sử) không dễ bao giờ. Hiếm có phim nào mà hay được như phim Love Vicent, Girl With A Pearl Earring, Mr Turner, Amedeo Modigliani. Thôi, phim Việt lại cố lên nhé…”
Chiều qua 16/6, Khánh Ly gặp gỡ báo giới Hà Nội nhân dịp về nước tổ chức tour diễn xuyên Việt cuối cùng. Danh ca nhận các câu hỏi liên quan phim "Em và Trịnh" đang gây xôn xao dư luận vì xây dựng hình tượng Trịnh Công Sơn nhiều tranh cãi. Bà cho biết: "Tôi đã có một Trịnh Công Sơn thật ngoài đời, vậy cần gì phải xem thêm một hình tượng hư cấu. Tôi nghe nói phim quay đẹp, nhạc hay nhưng cũng có nhiều ý kiến chê. Mọi người xem một phim hư cấu thì phải chấp nhận thôi".
"Tôi khẳng định bộ phim chẳng ảnh hưởng gì đến hình ảnh ông Trịnh Công Sơn đâu. Khi mọi người đã yêu nhạc sĩ, không điều gì có thể thay đổi tình yêu ấy. Những người làm phim mong muốn tri ân nhạc sĩ, muốn ông sống mãi trong lòng mọi người. Nhưng mỗi người lại yêu Trịnh Công Sơn theo một cách khác nhau. Nếu năm nay "Em và Trịnh" chưa hay, năm tới ta lại làm "Trịnh và em", danh ca nói vui.
Khánh Ly nói cá nhân bà sẽ không xem "Em và Trịnh" của Phan Gia Nhật Linh vì không hứng thú thưởng thức hình tượng hư cấu về Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, Khánh Ly lại cho rằng khán giả hoàn toàn nên đi xem phim để ủng hộ điện ảnh nước nhà. Theo Khánh Ly, nhà sản xuất có thể gặp khó khăn khi xây dựng phim dựa trên nguyên mẫu có thật, lại là người có sức ảnh hưởng lớn.
Trong phim, có lẽ một số chi tiết sẽ hơi xa lạ với các bạn trẻ nhưng nó lại nằm trong ký ức của cha ông các bạn. Hi vọng khi xem phim, khán giả sẽ hòa mình vào tinh thần của lớp thanh niên những năm 60-70, để nhận ra rằng: thời nào cũng có những nét đẹp riêng của nó.
Cũng vì vậy, khán giả nói chung và các bạn trẻ nói riêng, chúng ta hãy cứ đến với "Em và Trịnh", không phải bởi lời mời gọi của Khánh Ly ở trên, mà vì đó là một bộ phim Việt, vì sự yêu thương, thông cảm và cổ xúy cho nền điện ảnh nước nhà.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Trịnh Công Sơn - Người trong cõi nhớ Trong khoảng 1/3 thời gian cuối cùng của thế kỷ XX và cho đến hôm nay, Trịnh Công Sơn (28/2/1939-1/4/2001) vẫn là hiện tượng văn ... |
Nỗi lòng sau những bản nhạc Năm 2020, bài hát “Nước ngoài” đã công bố cách đấy mấy năm bỗng chốc trở lại thành xu hướng thịnh hành. Lý do, VTV ... |
Công nhân lao động vỡ oà cảm xúc trong đêm nhạc "20 năm nhớ Trịnh Công Sơn" Tối 24/4, chương trình nghệ thuật tưởng nhớ 20 năm ngày mất cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với chủ đề "Những sớm mai Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng