Đường xa vạn dặm - quê nhà tôi ơi!
Cà phê tối - 02/08/2021 15:06 Hà Phan
Người dân về từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai được tiếp đón, phân luồng tại chốt cầu 110, tỉnh Gia Lai chiều 1-8 - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Sáng nay tôi đọc được những dòng này trên báo bạn "Thừa Thiên Huế đã có quyết định không tiếp nhận người từ các nơi trở về nữa" - chúng tôi thông tin cho một nhóm lao động ở Huế khi nhóm này đang nghỉ lấy sức ở đèo. Mấy người này nhìn nhau rồi vừa bấm điện thoại, vừa cười: "Cấm thì cấm chứ không lẽ giờ quay lại. Đi được khúc mô về gần tới quê hương mình thì hay khúc đó, giờ có chỗ mô tiếp nhận tụi tui nữa mô".
Có lẽ phải vài ba ngày nữa, khi dòng người đã cất bước lên đường ngớt hẳn từ nơi xuất phát thì những cảnh như “Giữa cái nắng như đổ lửa nhưng nhiều đoàn xe vẫn nối nhau vượt đèo...” mới có thể chấm dứt. Còn giờ đây họ vẫn phải tiếp chặng đường dài cùng lo âu trước mắt và vất vả trên lối về. Cuộc "di dân" chưa từng có trong thời bình, nhiều nước mắt, đẫm mồ hôi và cả tương lai bất định chưa biết thế nào của hàng ngàn đồng bào vẫn tiếp diễn.
Hôm qua, em bé mới 9 ngày tuổi cùng cha mẹ - vợ chồng anh Xồng Ba Xô trên đường xa vạn dặm hơn 1400 km từ Bình Dương về Nghệ An đã về tới nhà sau khi được những người Đà Nẵng tốt bụng góp tiền thuê xe đưa cả nhà về quê. Hôm nay chắc những bà con vượt cả ngàn km, bất chấp nắng mưa, đèo dốc và cả hiểm nguy chực chờ cũng sẽ về tới quê mình.
May mà trên đường thiên lý của hàng chục ngàn người đang tìm đường về nhà tôi còn thấy hình ảnh người phụ nữ ở cầu Bến Thủy, Nghệ An chờ đến 12h đêm với thùng tiền “Mỗi người đi xe máy về quê vui lòng nhận 500K”. Chỉ thêm vỏn vẹn hai chữ "vui lòng" cũng ấm áp biết bao! Trên con đường "đau khổ" đó, mỗi nơi lại có một tấm chân tình, một sự giúp đỡ, một chút hỗ trợ... không chỉ của người dân mà cả chú bộ đội, anh công an, chính quyền địa phương!
Nhìn đoàn người rời khỏi TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... rồng rắn xe máy nối đuôi về quê khắp các nẻo đường ít ai không khỏi chạnh lòng! Thấy họ vật vã trên đường như một cuộc "tháo chạy" nỗi buồn che khuất cả hy vọng sắp về quê.
Một số người bảo xa thế, khổ thế về làm gì có khi lại đem dịch bệnh cho quê mẹ!? Nhưng nhiều người dường như không còn đường ở lại, công việc không có, tiền chỉ đủ để sinh sống ít ngày nữa... không về thì bám víu vào đâu? Họ vừa sợ dịch vừa sợ cảm giác trơ trọi và cực nhọc khó kiếm miếng ăn đang ập đến.
Nếu họ biết rằng Thủ tướng vừa chỉ đạo “Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân” và sớm được thực thi thì có thể sẽ khác.
Nếu họ biết Bí thư Thành ủy TP HCM nhắn rằng "Trước mắt, thành phố mời bà con ngoại tỉnh ở lại tiêm vaccine. Ai gặp khó khăn thì chịu khó liên lạc với địa phương, chúng tôi đã có kế hoạch hỗ trợ, chia sẻ" chắc nhiều người sẽ nghĩ lại. Nhưng đó là chuyện của vài ba ngày tới, khi chỉ đạo sẽ được triển khai, còn bây giờ đau đáu về nhà, tránh xa nỗi khổ tạm thời vẫn là điều họ chọn nhiều hơn.
Còn giờ đây, khi mà thương cảm vẫn đồng hành cùng lo lắng dịch bệnh theo dòng người đi xa hiển hiện quá rõ thì vẫn phải chọn cách nào hợp lý, vẹn tình nhất. Tôi thích thế này “Sau khi tổ chức 3 chuyến bay đưa hơn 600 người dân từ TP HCM trở về, trong những ngày qua TP Đà Nẵng liên tục đón người dân từ vùng có dịch (vùng áp dụng chỉ thị 16) bằng đường bộ và thực hiện cách ly tập trung”.
Và đây nữa “Bình Định sẽ tổ chức chuyến bay thứ 5 để đưa 200 người dân Bình Định từ TP HCM tiếp tục về quê. Sau đó, UBND tỉnh sẽ bàn bạc và đưa ra phương án đưa người Bình Định tiếp tục về quê an toàn”. Chúng ta hiểu rằng họ an toàn, dịch bệnh giảm thiểu cơ hội lây lan thì những quê hương sẽ bình yên và những hình ảnh nhói lòng sẽ bớt dần trên đường xa vạn dặm đẫm mồ hơi và nước mắt tìm đường về quê.
Những ngày thế này ai cũng phải có một tổ ấm để nương náu, một quê hương để quay về và tôi lại nhớ “Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng - Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng - Nhớ thương làng quê, lũy tre, bờ đê - Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ...”
Não bò sát, não thú và não người Bản tin phân tích nỗi sợ của con người trong mùa dịch của VTV đang nhận những công kích từ phía dư luận. Cụ thể, ... |
Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch 22h30 tối 31/7, chuyến xe đưa anh Xồng Bá Xò cùng vợ và con trai gần 10 ngày tuổi đã đến Nghệ An, hoàn thành ... |
Hơn 4 tấn gạo, miến, rau, củ... nhưng quý nhất là “tình người” giữa mùa dịch Trong những ngày cuối tháng 7, nắng nóng gay gắt kéo dài nhưng cũng không ngăn được những chàng trai, cô gái trong CLB Thiện ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng